BÙ NA (BUNARD)? CĂN CỨ BỊ BỎ QUÊN? Tác giả: Trần Lý [Chiến tranh Việt Nam có rất nhiều địa danh không “quen với người dân thị thành", n...
BÙ NA (BUNARD)? CĂN CỨ BỊ BỎ QUÊN?
Tác giả: Trần Lý
[Chiến tranh Việt Nam có rất nhiều địa danh không “quen với người dân thị thành", những địa danh xa lạ chỉ được biết đến vì là nơi đã diễn ra những trận đánh khốc liệt giữa Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, Quân Đội Đồng Minh và cộng sản Bắc Việt… Bù Na là một trong những địa danh rất ít người biết kể cả các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà (ngoại trừ các chiến sĩ Lực Lượng Đặc Biệt và Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà)]
● VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:
- Bác Sĩ Nguyễn Duy Cung viết trong “Đời Y Sĩ trong Cuộc chiến tương tàn”: Ấp Thượng Bunard (trang 114): “Quốc lộ 14 từ Phước Long đi Đồng Xoài… đoạn đường này rất xấu, đầy hang ổ do Việt cộng đắp mô, có nơi cỏ tranh, lồ ồ mọc de ra đường um tùm che khuất tầm nhìn phía trước… phải mất gần hai tiếng mới đến ấp Thượng Bunard, nghèo nhất Tỉnh…”… “Sau khi thăm ấp Bunard trên đường về tôi ghé qua đơn vị Lực Lượng Đặc Biệt đóng quân ở gần đó, hầm chiến đấu được xây dựng kiên cố dưới mặt đất, có nhiều lớp kẽm gai và mìn bao bọc chung quanh…”
- Tác giả Đỗ Văn Phúc trong “Nhớ lại Chiến trường xưa: Đồng Xoài – Bù Na" ghi lại một số chi tiết liên quan đến Bunard như sau:
“Quốc lộ 13 từ Sàigòn qua Bình Dương, An Lộc, đến Lộc Ninh. Đến căn cứ Alpha là tiền đồn cuối cùng của Sư Đoàn 5 Bộ Binh thì vượt biên giới Việt-Miên đến Thị xã Snoul thuộc Tỉnh Kratie. Qua khỏi Thị xã Bình Dương chừng 1 cây số, đường 13 tách một nhánh tại Ngã Tư Sở Sao để thành Liên Tỉnh lộ 13… Từ đây đi qua các Quận Phú Giáo, Đồng Xoài đến ngã ba Bù Noi thì rẽ làm hai… Qua Tây thì đến Phước Bình (Tỉnh lỵ của Phước Long), sang Đông thì chạy lên Ban Mê Thuột…”
Tác giả ghi: “Chúng tôi đóng quân trên ngọn đồi 289 gần một sóc thượng ở Bunard, nơi đã có trại A-344 Lực Lượng Đặc Biệt… dân Thượng ở đây thuộc sắc tộc Stieng (người Việt gọi là Cà răng, căng tai)… Cạnh bên sóc thượng là một Điểm Dinh điền lập ra từ thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm quy tụ trên 100 dân gốc miền Trung…”
- “Where We Were in Viet Nam (Michael Kelley), trang 5-72
- Bunard (YT 24-88): khoảng 23 km Đông-Bắc Đồng Xoài, 24 km Đông-Nam Sông Bé; 4 km Đông-Nam Quốc lộ 14 và 100 km Đông-Bắc Sàigòn
- Phi trường Bunard (YT 273-887): khoảng 22 km Tây-Nam Trại Đức Phong 25 km Đông-Bắc Trại Đồng Xoài. Phi đạo dài 2600 feet.
- Trại Lực Lượng Đặc Biệt Bunard: khoảng 22 km Tây-Nam Trại Đức Phong; 25 km Đông Bắc Trại Sông Bé.
● LỰC LƯỢNG ĐẶC BIỆT HOA KỲ VÀ BUNARD:
Trong kế hoạch xây dựng một hệ thống phòng thủ dọc biên giới Lào, Miên Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ tại Vùng 3, nhất là tại các Tỉnh Tây Ninh, Bình Long và Phước Long… Các căn cứ đươc xem là “nguy hiểm" nhất gồm các Trại Prek Klok và Tống Lê Chơn trong vùng Chiến Khu C, Bunard tại Chiến Khu D và thêm vào đó là Sông Bé…
Tỉnh Phước Long nằm sát biên giới Việt Miên, ngay từ ngày được thành lập đã là khu vực hoạt động của cộng sản Bắc Việt, họ dùng các vùng đất xa các Thị trấn do quân Việt Nam Cộng Hoà kiểm soát để lập các căn cứ tiếp vận, khu vực dưỡng quân trước khi di chuyển vào Chiến Khu D… Khu dinh điền Bunard là một trong những vùng được cộng quân tạo ra một căn cứ trên đường xâm nhập.
Từ đầu năm 1967, Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ (5th SF) đã quyết định lập một Trại SF loại A gần làng “Địa Điểm Bunard". Trại A này sẽ là nơi xuất phát các cuộc hành quân chống cộng quân trong vùng, Trại sẽ do lực lượng CIDG trấn đóng và hoạt động bình định trợ giúp lực lượng hành chánh địa phương của Việt Nam Cộng Hoà, đồng thời giúp ngăn chặn các hoạt động của cộng quân… Bunard cũng là một “mắt xích" trong một chuỗi trại thám sát của SF dọc Quốc lộ 14 từ Chơn Thành đến Ban Mê Thuột…
Vào giữa tháng 3/1967, một toán nghiên cứu thám sát của Đại Đội A, 5th SF cùng một Trung Đội bảo an Tỉnh đã được trực thăng vận vào một vùng xa, vắng vẻ gần Bunard, với nhiệm vụ tìm chỗ lập Trại… Vào ngày thứ ba của cuộc thám sát, Toán này bị một Đại Đội quân địa phương Việt cộng tấn công khi họ di chuyển về làng Dinh điền. Toán không bị tổn thất và được trực thăng bốc trở về với các dữ kiện đã thu thập được để làm căn bản cho kế hoạch lập trại sắp tới.
5th SF đã tổ chức cuộc Hành quân HARVEST MOON để “xây" một Trại loại A tại Bunard. Kế hoạch chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất dủng lực lượng Mike Force (CIDG xung kích hay Dân Sự Chiến Đấu tiếp ứng) Trung ương tại Nha Trang nhảy dù xuống Khu Bunard, làm đầu cầu, một lực lượng tăng viện sẽ đến sau bằng trực thăng; Giai đoạn 2 là đổ quân CIDG cùng một toán A SF… sẽ lo an ninh khu xây trại… Giai đoạn 3 là xây dựng Trại đề lập một Căn cứ hành quân…
Ngày 2 tháng 4, 1967, 370 quân Mike đã được thả dù bằng 8 chiếc C-123 của Air Commando (Shelby Stanton trong Green Berets at War, trang 163, ghi là bằng các C-130) xuống địa điểm được chọn. Toán quân này do Đại Úy Wilson, Toán Trưởng A-530 chỉ huy.
Đây là cuộc hành quân nhảy dù đầu tiên của CIDG trong 3 chuyến nhảy dù chiến đấu trong suốt cuộc chiến Việt Nam! (cuộc hành quân thứ nhì là nhảy xuống Núi Giài, ngày 15/3/1967, và cuộc nhảy dù thứ ba là trong cuộc hành quân bình định vùng Cô Tô tháng 11 năm 1968).
(Cuộc hành quân nhảy xuống Bunard được thiết kế rất chi tiết, hoàn toàn do SF Mỹ lập kế hoạch, huấn luyện quân MIKE về nhảy dù không qua Việt Nam Cộng Hoà; việc xếp đặt máy bay, thời gian, phi trình đều do SF tính toán…)
370 quân nhảy xuống gồm 3 Đại Đội quân xung kích cùng toán Chỉ Huy, đáp an toàn chỉ 6 bị thương nhẹ (2 SF+ 4 Mike), sau khi tập trung, đã bung ra tạo khu vực đổ quân và liền sau đó thêm 700 CIDG bằng trực thăng. Lực lượng này do Đại Úy Ambrose W Brennan A-344 chỉ huy và lực lượng này sẽ chịu trách nhiệm thiết lập các vị trí phòng thủ tạm thời và củng cố Trại Bunard trong thời gian xây cất.
* LỰC LƯỢNG CỘNG QUÂN TRONG KHU VỰC:
Theo các tin tình báo ghi nhận được thì khu vực quanh Bunard là vùng hoạt động chính của Trung Đoàn 272 cộng sản Bắc Việt, Trung Đoàn này được trang bị nhiều vũ khí khá tối tân của khối Côṇg (lúc đó) như súng trường Trung công SKS, súng phóng rocket, đại liên 12.7 và cối 82… Trung Đoàn này có nhiêm vụ bảo vệ ̣ các kho tiếp liệu của cộng quân trong khu vực biên giói Miên-Việt, và thường tấn công quấy phá Quận Đồng Xoài chỉ cách Bunard khoảng 20 km… Dân dinh điền được xem là dân theo cộng sản có lẽ do sự vắng măṭ của quân Quốc Gia trong vùng này… các khu trồng trọt cách đó chỉ 10 km cho thấy cộng quân đã tổ chức được một hệ thống hậu cần cung cấp thực phẩm cho họ.
Tuy địa điểm đóng quân chính thức của 272 chưa dược xác định nhưng các dấu hiệu đã cho thấy có ít nhất một Tiểu Đoàn chính quy cộng quân hoạt đông trong vùng quanh dinh điền Bunard gần suối Da Panton; một Tiểu Đoàn khác có măt tại vùng Tây Bắc làng dinh điền cạnh Quốc lộ 14…
Báo cáo trinh sát tháng 3/1967 ghi thêm sự di chuyển vào Phước Long của Trung Đoàn 101 cộng sản Bắc Việt. Cộng quân có khả năng mờ các cuộc̣ tấn công tập̣ trung vào các Quận xa của Phước Long!
Trại Bunard là một trại nhỏ, không có bãi đáp trực thăng trong phạm vi phòng thủ, và được sử dụng như một Căn cứ hoả lực, nó phát xuất của nhiều kế hoạch thám sát của SF như các Kế hoạch Omega, Gamma… Sau khi trại được thiết lập, dân quanh vùng quy tụ lại và một Ấp Tân Sinh đã thành hình, có một trạm y tế và một trường tiểu học do SF xây dựng trong chương trình dân sự vụ.
Chương trình CIDG chính thức chấm dứt ngày 31 tháng 12 năm 1970. Trại Bunard được chuyển giao cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà và trở thành một căn cứ của Tiểu Đoàn 363 Địa Phương Quân thuộc Tỉnh Phước Long. Từ tháng 11/1974, cộng quân thường xuyên phá quấy, cắt đứt đường lộ ngăn chặn việc tiếp tế thực phẩm cho Tiểu Khu Phước Long (Tỉnh cần 500 tấn gạo mỗi tháng nhưng chỉ tự sản xuất được 250 tấn). Đại Tá Tỉnh Trưởng Nguyễn Thống Thành đã phải tổ chức hành quân mở đường bằng các lực lượng địa phương.
Quân Đoàn 3 không còn quân nên chỉ tăng phái cho Phước Long 3 Đại Đội Trinh sát của 3 Sư Đoàn 5, 18 và 25, các Đại Đội này lo phòng thủ Phước Bình và Sông Bé để các Tiểu Đoàn Địa Phương Quân có thể mở đường. Tại Đức Phong, lực lượng Việt Nam Cộng Hoà gồm Tiểu Đoàn 362 Địa Phương Quân, 4 Trung Đội Nghĩa Quân, một Chi Đội Pháo Binh 105 tăng cường thêm 2 Đại Đội của 304 Địa Phương Quân… bố trí dọc Quốc lộ 14… Đại Tá Thành còn có các Tiểu Đoàn 341 Địa Phương Quân tại Đôn Luân (ngoài 363 đóng tại Bunard).
Lực lượng địa phương của Phước Long không thể kháng cự cuộc tổng tấn công của cộng quân và Tỉnh đã mất hoàn toàn vào tay cộng quân ngày 6 tháng Giêng 1975.
Trần Lý
Không có nhận xét nào