Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

CÁC CUỘC CHIẾN TRANH TRONG LỊCH SỬ MÀ NƯỚC MỸ TỪNG THAM GIA.

Nhân việc bạn Phi Nhung hiểu lầm về nước Mỹ, thiết nghĩ cũng cần giải oan một chút về các cuộc chiến tranh trong lịch sử Hợp Chủng Quốc Ho...

Nhân việc bạn Phi Nhung hiểu lầm về nước Mỹ, thiết nghĩ cũng cần giải oan một chút về các cuộc chiến tranh trong lịch sử Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ để các bạn hiểu thêm. Đôi khi chúng ta chỉ nắm sơ qua ,không đi vào sâu nên nảy sinh những suy nghĩ giản đơn. Tất nhiên cũng không nên chấp nhất cô ca sĩ này làm gì vì cô ấy chỉ là một "thợ hát" do hoàn cảnh nên không được học hành gì nhiều. 

CÁC CUỘC CHIẾN TRANH TRONG LỊCH SỬ MÀ NƯỚC MỸ TỪNG THAM GIA.

Chiến tranh giành độc lập (1775-1783) bắt nguồn từ sự bất bình đối với chính sách tăng thuế của nước Anh đối với các vùng thuộc địa. Đại biểu các vùng thuộc địa Bắc Mỹ đã họp nhau tại Đại hội châu lục lần thứ nhất năm 1774 và quyết định hình thành Quốc hội châu lục để lãnh đạo chung. Trong kỳ họp thứ hai (1776) Quốc hội châu lục đã ra Tuyên ngôn độc lập, khẳng định chủ quyền của các bang Bắc Mỹ. Quân đội cách mạng được thành lập do George Washington chỉ huy. Cuộc chiến tranh cơ bản đã giành được thắng lợi năm 1881 và đến năm 1883 nước Anh đã buộc phải công nhận độc lập của các vùng thuộc địa.
Nhưng nước Mỹ khi mới độc lập vẫn chỉ là một liên kết lỏng lẻo của các bang độc lập. Phải đến năm 1789, dưới sức ép của rất nhiều khó khăn từ bên trong và bên ngoài, sau rất nhiều tranh luận, nước Mỹ với tư cách một liên bang mạnh như ngày nay mới ra đời. Washington làm tổng thống đầu tiên trong hai nhiệm kỳ.

Cuộc chiến không chính thức (Quasi-War 1798-1800). Nước Pháp đã giúp các vùng thuộc địa Bắc Mỹ rất nhiều trong cuộc chiến giành độc lập. Nhưng năm 1793 trong khi Pháp đang tiến hành chiến tranh với nước Anh thì Mỹ đã ký hiệp ước khá thân thiện với nước Anh. Điều đó làm người Pháp tức giận. Lợi dụng vị thế còn yếu của nước Mỹ trên chiến trường và chính trường quốc tế, người Pháp đã bắt giữ nhiều tàu buôn của Mỹ, dẫn đến một cuộc chiến tranh không tuyên bố giữa hai quốc gia kéo dài trong vài năm trên biển. Washington khi đó đã nghỉ hưu nhưng được triệu hồi để giữ chức Tổng tư lệnh quân đội, đề phòng một cuộc xâm lược của người Pháp. Người Mỹ giành được nhiều thắng lợi trên biển Caribê và sau đó hiệp ước đình chiến đã được ký kết. Tình trạng bắt giữ tàu Mỹ chấm dứt.

Cuộc chiến 1812 (1812-1815). Đây là cuộc chiến tranh lớn đầu tiên nước Mỹ tiến hành sau khi giành được độc lập. Mặc dù công nhận độc lập của nước Mỹ, nước Anh đã không ngừng kích động và tài trợ cho các bộ lạc da đỏ ở biên giới phía tây nước Mỹ nổi dậy đồng thời thường xuyên bắt giữ các tàu Mỹ và buộc các thuỷ thủ Mỹ tham gia quân đội Anh. Do hải quân Anh quá mạnh, quân đội Mỹ đã chọn Ca na đa làm mục tiêu tấn công. Nhưng sau đó quân Anh đã tấn công trả và chiếm thủ đô Washington, đốt cháy thành phố năm 1814. Nói chung quân đội Mỹ khi đó vẫn chưa phải là đối thủ của quân đội Anh nhưng ngược lại, người Anh cũng không đủ lực lượng để tiến hành một cuộc xâm lược thực sự. Tình hình tài chính cũng không cho phép người Anh kéo dài cuộc chiến. Đến năm 1815, chiến tranh kết thúc nhờ các nỗ lực ngoại giao. Tình trạng trước chiến tranh được khôi phục lại.

Cuộc chiến Seminole lần thứ nhất (1817-1818) hay còn gọi là cuộc chiến Florida. Seminole là từ để chỉ các bộ lạc da đỏ sống ở Florida, khu vực miền Nam nước Mỹ khi đó vẫn thuộc về người Tây ban nha. Cuộc chiến thoạt tiên nhằm vào các nô lệ chạy trốn từ nước Mỹ đã ủng hộ người Anh trong cuộc chiến tranh 1812. Sau đó, viện cớ người định cư Mỹ bị người bản địa giết hại, những cuộc tàn sát nhằm vào người Mỹ bản địa vốn trước đây ủng hộ người Anh đã xảy ra. Ở giai đoạn cuối của cuộc chiến, chính quyền đại diện của người Tây ban nha tại Florida cũng bị tấn công. Florida bị người Mỹ xâm chiếm.

Tây ban nha phản đối chính phủ Mỹ nhưng không đủ lực lượng để chiếm lại Florida. Nhân cơ hội này, chính phủ Mỹ đã đề nghị mua lại vùng đất này. Năm 1821, Tây ban nha chính thức chuyển giao chủ quyền Florida cho Mỹ.

Sau cuộc chiến Seminole lần thứ nhất, còn có hai cuộc chiến Seminole khác. Nhưng các cuộc chiến sau đó đã mang tính nội bộ, xảy ra trong lòng nước Mỹ.

Cuộc chiến Mỹ-Mê hi cô (1846-1848). Sau khi Mê hi cô giành được độc lập khỏi Tây ban nha năm 1821, khá nhiều người Mỹ đã đến Texas định cư. Dần dần người Mỹ chiếm tỷ lệ áp đảo tại đây, bất chấp những nỗ lực ngăn cản di cư của chính quyền Mê hi cô. Năm 1835, người Mỹ tại Texas nổi dậy tuyên bố tách Texas ra khỏi Mê hi cô và họ chính thức đạt được điều đó năm 1836.

Bắt đầu từ 1816, người Mỹ bắt đầu mở rộng về phía tây và đã tiến đến sát bờ Thái bình dương. Vào những năm 1840, người Mỹ đã định cư khá nhiều tại các vùng New Mexico và California khi đó vẫn thuộc Mê hi cô. Chính phủ Mỹ thương lượng để mua lại các vùng đất này nhưng chính phủ Mê hi cô không đồng ý. Cuộc chiến tranh Mỹ-Mê hi cô nổ ra và kéo dài trong hai năm đã buộc Mê hi cô phải nhượng lại các vùng đất nói trên cho người Mỹ. Nước Mỹ đã đoạt được hơn một triệu ki lô mét vuông từ Mexico. Texas rộng lớn cũng được sát nhập vào nước Mỹ sau mười năm độc lập.

Nội chiến (1861-1865). Vào giữa thế kỷ 19, nước Mỹ bị chia rẽ sâu sắc giữa các bang miền Bắc ủng hộ việc giải phóng nô lệ và các bang miền Nam muốn duy trì chế độ nô lệ. Đây thực chất là sự tranh giành nguồn lao động da màu giữa các bang phát triển công nghiệp và các bang phát triển nông nghiệp. Sự căng thẳng đã dẫn đến bảy bang miền Nam tuyên bố ly khai khỏi liên bang. Nước Mỹ đứng trước nguy cơ tan rã.

Cuộc nội chiến kéo dài năm năm. Quân đội miền Bắc đã giành thắng lợi trước lực lượng ly khai. Chế độ quân sự sau đó được triển khai tại các bang miền Nam nhằm ngăn chặn những người có tư tưởng ly khai nắm quyền tại đây và đảm bảo chế độ nô lệ bị huỷ bỏ.

Năm 1870, các bang miền Nam được kết nạp trở lại liên bang. Năm 1877, quân đội miền Bắc rút khỏi miền Nam, kết thúc thời kỳ quân sự.

Chiến tranh Mỹ-Tây ban nha 1898. Năm 1895, người Cuba nổi dậy chống lại sự cai trị hà khắc của Tây ban nha. Nước Mỹ ủng hộ Cuba nhưng vẫn đứng ngoài cuộc cho đến năm 1898, khi một chiến hạm của Mỹ ghé vào cảng Havana bị nổ tung. Người Mỹ cho rằng đây là hành động gây chiến của Tây ban nha và tuyên bố chiến tranh. Cuộc chiến chỉ kéo dài bốn tháng đem lại chiến thắng vang dội của hải quân Mỹ trước hải quân Tây ban nha. Tây ban nha buộc phải ký hiệp định đình chiến nhường lại quyền kiểm soát Puerto-Rico, Guam và Philippin cho nước Mỹ. Cuộc chiến đánh dấu thời kỳ mở rộng ảnh hưởng của nước Mỹ trên trường quốc tế. Sau cuộc chiến tranh này đến những năm 1930, nước Mỹ tiến hành nhiều can thiệp vào các nước Mỹ La tinh trước đây nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Tây ban nha, biến khu vực Mỹ La tinh thành sân sau của nước Mỹ.

Chiến tranh Mỹ-Philippin 1899-1913. Ngay khi người Mỹ đặt chân đến Philippin, người Philippin đã nổi dậy đòi độc lập. Mặc dù thủ lĩnh của du kích Philippin đã bị bắt năm 1901 nhưng phong trào du kích còn kéo dài đến 1913.

Chiến tranh thế giới thứ nhất (1917-1918). Các nước Châu Âu đã bước vào chiến tranh từ năm 1914 nhưng đến tận năm 1917 nước Mỹ mới tham gia sau khi nhiều tàu Mỹ bị tàu ngầm của Đức tấn công. Mỹ đã giúp các nước đồng minh đánh bại liên quân Đức-Áo-Hung.

Sau chiến tranh, kinh tế châu Âu bị tàn phá nặng nề trong khi kinh tế Mỹ lại phát triển bùng nổ. Nước Mỹ trở thành chủ nợ của các nước Châu Âu và trở thành cường quốc thế giới.
Chiến tranh thế giới thứ hai (1941-1945). Cũng như lần trước, trong khi châu Âu đã trở thành chiến trường khổng lồ thì nước Mỹ vẫn đứng ngoài. Chỉ sau khi Nhật tấn công Chân trâu cảng, dư luận Mỹ mới ủng hộ chính phủ tham gia chiến tranh. Phe Đồng minh với Mỹ, Liên xô, Anh làm trụ cột ra đời. Sau chiến thắng Stalingrad năm 1943, ưu thế quân sự bắt đầu nghiêng về phe đồng minh. Năm 1945, các nước phát xít lần lượt bị đánh bại.

Sau chiến tranh, Liên Hiệp Quốc ra đời với nhiệm vụ bảo vệ hoà bình thế giới. Mỹ và Liên xô nổi lên như hai siêu cường thế giới trong khi thế lực của các nước Tây Âu ngày càng giảm sút và phải phụ thuộc rất nhiều vào Mỹ.

Chiến tranh Triều tiên (1950-1953). Triều tiên bị chia làm đôi sau chiến tranh thế giới thứ hai, một nửa chịu ảnh hưởng của Liên xô và một nửa chịu ảnh hưởng của Mỹ. Năm 1950, quân đội Bắc Triều tiên bất ngờ tấn công xuống phía nam nhằm thống nhất đất nước và đã chiếm được tới 90% lãnh thổ Nam Triều tiên. Lo ngại về ảnh hưởng của chủ nghĩa Cộng sản và lợi dụng Liên xô đang tẩy chay Liên hiệp quốc, Mỹ đã yêu cầu Liên hiệp quốc thông qua nghị quyết lên án cuộc chiến tranh của Bắc Triều tiên và dẫn đầu liên quân các nước can thiệp vào chiến tranh. Sau khi đẩy lùi quân đội Bắc Triều tiên khỏi vĩ tuyến 38 (ranh giới hai miền trước đây), liên quân vẫn tiếp tục đánh lên phía bắc, áp sát dần biên giới Trung quốc. Đến lượt Trung quốc lo ngại về an ninh của mình và đã điều gần một triệu quân giúp Bắc Triều tiên. Quân đội Trung quốc đã đẩy lùi được quân Mỹ và đồng minh trở lại vĩ tuyến 38. Cuộc chiến tranh sau đó được dàn xếp bởi Liên Hiệp Quốc.
Chiến tranh Việt nam (1965-1973). Tổng thống Kenedy đã tăng cường can thiệp vào chiến tranh Việt nam ngay sau khi nhậm chức tổng thống năm 1961. Nhưng đến năm 1965, tổng thống Johnson đã đẩy mạnh can thiệp, ném bom miền Bắc và một lực lượng khổng lồ lính Mỹ, gồm 550 000 quân tham chiến đã được đưa vào chiến trường miền Nam để ngăn chặn CNCS. Sau khi CNCS đã bị ngăn chặn tại Indonesia và không phát triển ra thêm một quốc gia nào khác ở Đông Nam Á, nước Mỹ đã ném bom miền Bắc Việt Nam 12 ngày đêm để buộc CSVN ngồi vào bàn đàm phán hiệp định Paris để rút quân khỏi Việt Nam. Hiệp định như một phần tất yếu diễn ra sau khi nước Mỹ và Trung Quốc đã thỏa thuận với nhau sau Thông Cáo Chung Thượng Hải 1972 để bước vào thời kỳ Chiến tranh lạnh với Liên Xô và Đông Âu.
Chiến tranh Irak 1991. Năm 1990, Iraq xâm lược Koweit nhằm chiếm giữ nguồn dầu mỏ rất lớn ở đây. Liên Hiệp quốc đã nhanh chóng thông qua nghị quyết lên án Irak. Tháng giêng năm 1991, liên quân của Liên Hiệp Quốc với Mỹ đứng đầu đã đổ bộ vào Koweit và nhanh chóng giải phóng quốc gia này khỏi Iraq. Cuộc chiến tranh kéo dài khoảng một tháng với ưu thế tuyệt đối của liên quân. Tuy vậy, cuộc chiến tranh chỉ giới hạn trong phạm vi giải phóng Koweit. Chính quyền Saddam Hussein vẫn tồn tại sau đó và là nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến Iraq lần thứ hai sau này.
Cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố (2001-2003). Ngày 11 tháng 9 năm 2001, lực lượng khủng bố Al Queda đã cướp các máy bay dân dụng và tấn công vào nhiều mục tiêu quan trọng, biểu tượng quyền lực quân sự, chính trị và kinh tế của nước Mỹ khiến hàng ngàn người thiệt mạng. Tổng thống Bush đã phát động cuộc chiến chống khủng bố và được các quốc gia trên thế giới ủng hộ. Quân đội Mỹ và NATO đã tấn công vào Afghanistan, quốc gia ủng hộ Al Queda và là nơi Al Queda đóng căn cứ. Chính quyền Taliban sụp đổ nhanh chóng nhưng người Mỹ đã không thể diệt được tận gốc lực lượng Al Queda ẩn náu ở các vùng rừng núi.
Tổng thống Bush sau đó quyết định tấn công Iraq lần thứ hai vì cho rằng quốc gia này hậu thuẫn khủng bố và sở hữu vũ khí giết người hàng loạt. Quyết định này không nhận được sự ủng hộ của Liên Hiệp Quốc và bị nhiều nước phản đối gay gắt. Bất chấp điều đó chính quyền Bush vẫn tiến hành cuộc chiến năm 2003 và nhanh chóng lật đổ Saddam Hussein. Tuy vậy, cho đến năm 2008 nước Mỹ vẫn bị sa lầy vào cuộc chiến tranh du kích tại cả Afghanistan và Iraq.

Dương Hoài Linh




Không có nhận xét nào