Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

CẢI CÁCH ĐIỀN ĐỊA DƯỚI CHẾ ĐỘ VNCH

CẢI CÁCH ĐIỀN ĐỊA DƯỚI CHẾ ĐỘ VNCH  Như đã hứa trong stt trước, mình viết tiếp về những đánh giá phiến diện (không nói là sai lầm) của...

CẢI CÁCH ĐIỀN ĐỊA DƯỚI CHẾ ĐỘ VNCH 

Như đã hứa trong stt trước, mình viết tiếp về những đánh giá phiến diện (không nói là sai lầm) của sách GK lịch sử của ĐH Oxford của Anh. Các bạn xem stt đánh giá về chế độ cũ mình viết mấy hôm trước để có cái nhìn tổng thể, ảnh chụp kèm theo đây là đoạn cuốn đó nói về CCRĐ ở miền Nam.

Viết chi tiết thì khá dài, các bạn có thể tham khảo wiki, mình thì tham khảo trong cuốn Kinh tế Việt Nam (giáo trình Đại học Luật khoa SG - VNCH). Xin lưu ý là sách này in vào năm 72 dưới chế độ ông Thiệu nhưng vẫn công khai phê phán chính sách người cày có ruộng của chính quyền. Đó là sự khác biệt và ưu việt hơn hẳn nền giáo dục hiện tại. Mình sẽ nêu ở bên dưới.

Cải cách điền địa dưới chế độ QG VN và đệ nhất CH

Cải cách điền địa (CCĐ Đ) được đặt ra từ thời Quốc gia VN quản lý miền Nam, từ khi còn quốc trưởng Bảo Đại đã bắt đầu khởi động với đạo dụ 19-22 năm 1953, nhưng mạnh mẽ hơn và thời gian Thủ tướng Diệm chấp chính với 2 đạo dụ (giống như luật bây giờ) là dụ số 2 và số 7 năm 1955 và dụ số 57 năm 1956 (thời VNCH đệ nhất).

Dụ số 2: Chính quyền mới thu hồi lại ruộng đất mà VM đã lấy của địa chủ để chia cho tá điền. Tá điền buộc phải thuê lại ruộng từ địa chủ nhưng nhà nước quy định địa tô chỉ từ 15-25% giá trị hoa lợi của vụ mùa chính trong năm để tránh tá điền bị bóc lột quá đáng. Thực tế địa tô vẫn bị tăng (chui) lên đến 50% nhưng không tới 74% như cuốn sách đã thổi phồng (74% thì tá điền chết đói).

Dụ số 7: Các ruộng đất bỏ hoang sẽ được dùng để chia cho tá điền. Ruộng hoang này phần nhiều là do chủ đất người Pháp bỏ lại do thời cuộc. 

Dụ số 57: Nhà nước chỉ cho địa chủ sở hữu tối đa là 100 mẫu Tây (ha), diện tích thừa sẽ được nhà nước trưng mua (không cướp như miền Bắc). Nhà nước sẽ trả trước 10% giá đất, phần còn lại sẽ trả bằng trái phiếu chính phủ. CP bán ruộng cho tá điền chỉ không quá 5ha, có thể bán trả góp với lãi suất thấp và tá điền không được chuyển nhượng hay cho thuê ruộng này sau 10 năm.

Vì không chủ ý lấy ruộng của người giàu chia cho người nghèo nên ông Diệm chú trọng hơn đến chính sách dinh điền, tức là khai khẩn đất hoang mà điển hình là ở Cái Sắn, Đồng Tháp Mười, để có ruộng cho tá điền mà không cần phải tốn tiền mua của địa chủ hay đấu tranh giai cấp. Đất hoang ở miền Nam lúc đó còn rất nhiều.

Như vậy, ta có thể thấy rõ chính sách của ông Diệm là lấy lại công bằng cho tá điền như theo kiểu cánh hữu. Nhà nước không cướp đất của địa chủ, tránh gây xung đột giai cấp, vẫn duy trì giai cấp địa chủ có diện tích ruộng lớn để có thể đầu tư máy móc, trang thiết bị để sản xuất lớn và duy trì các tá điền làm thuê cho địa chủ nhưng với mức địa tô hợp lý. Nếu tá điền muốn sở hữu ruộng riêng thì vẫn có cơ hội mua trả góp giá rẻ. Đến thời điểm hiện tại, khi LX sụp đổ và VN, TQ đã đổi màu, chúng ta thấy cách của ông Diệm mới là phương pháp đúng để có thể phát triển lâu dài nền nông nghiệp. Hiện tại, chính quyền đương thời đang muốn tích tụ ruộng đất, bản chất là cũng quay lại như chính sách của ông Diệm sau 60 năm nhưng lại vẫn không ưu việt bằng vì ông Diệm công nhận sở hữu tư nhân và coi đó là nền tảng của chế độ tự do (hồi đó ít nói đến dân chủ).

Cải cách điền địa thời đệ nhị CH

Dưới thời ông Thiệu, chính sách CCĐ Đ có sự khác biệt lớn và mang màu sắc dân túy. Ông Thiệu cho ban hành luật Người cày có ruộng. Luật NCCR đặt hạn mức 3ha ruộng cho miền Nam và 1ha ruộng ở miền Trung, cho mỗi gia đình nông dân. 

Điền chủ chỉ được sở hữu tối đa 15ha ở miền Nam và 5ha ở miền Trung. Phần diện tích thừa chính phủ cũng trưng mua bằng công trái và cấp miễn phí cho tá điền. 

Như vậy, ông Thiệu cũng thủ tiêu giai cấp đại địa chủ, chỉ còn trung nông hay địa chủ nhỏ, nhưng không dùng bạo lực và công nhận chế độ tư hữu ruộng đất. Cách làm này gần giống kiểu XHCN, chỉ khác biệt là không thông qua bạo lực (chính quyền tốn tiền đền bù) và vẫn công nhận sở hữu tư nhân. Nhiều kinh tế gia VNCH đã phản đối luật NCCR vì cho là làm như vậy sẽ khiến nông nghiệp trở nên manh mún, không phù hợp với sản xuất lớn. Chính quyền buộc phải thu địa tô cao hơn. Nhiều tá điền (được chia ruộng) vẫn phản đối chính sách này vì thấy là trước đây họ  thuê ruộng với diện tích lớn hơn 3ha còn sướng hơn là làm chủ ruộng nhỏ hơn 3ha. Tuy nhiên phe ông Thiệu vẫn quyết tâm theo đuổi chính sách này vì mục tiêu chính trị nhiều hơn là kinh tế. Bởi vì họ cho là chia ruộng cho nông dân để có thể mua chuộc lòng dân, kéo họ khỏi tay VC. Sự thật cũng chả phải như thế vì chiến tranh leo thang, nông dân phải bỏ ruộng nhiều. 

Chính sách này còn có hệ lụy là không kiểm soát được nông dân lại đem bán hoặc cho thuê ruộng mới được mua trả góp. Chính sách thiên tả này cũng làm mất đi sự khác biệt mà VNCH cho là chính nghĩa QG, đó là củng cố nền tư bản cánh hữu, khiến sự hi sinh xương máu của binh sỹ trở nên mất đi phần nào ý nghĩa. Ruộng đất manh mún sẽ dần dần bóp chết nền nông nghiệp như chúng ta đang thấy hiện nay.

Quay lại nội dung cuốn sách, ta thấy tác giả - dịch giả viết với tư tưởng thiên tả thấy rõ nên đề cao cách làm của ông Thiệu và đánh giá thấp cách của ông Diệm. Thực tế hiện nay cho thấy phải ngược lại mới đúng quy luật phát triển. Tiếc là quá ít người Việt hiện nay hiểu điều đó cặn kẽ.

Tóm lại, với nền kinh tế tự do và nền giáo dục khai phóng, cho dù VNCH có những chập chững đầu tiên để đi đến dân chủ thì đó vẫn là nền tảng tốt hơn cho sự phát triển, trong đó stt này mình phân tích về chính sách ruộng đất, là nền tảng kinh tế miền Nam đến tận bây giờ. Như vậy, khoảng cách từ VNCH, nhất là đệ nhất CH, đến Singapore là gần hơn rất nhiều so với CHXHCN VN hiện nay đến Singapore. Trong stt khác, mình đã phân tích là VN cần trải qua nền độc tài cánh hữu thì mới có thể hi vọng được như Sing hay Đài, Hàn. Đệ nhất CH chính là nền độc tài cánh hữu (độc tài chính trị nhưng tự do kinh tế và tư tưởng) như vậy. Chế độ hiện nay mà sớm quay lại được như chế độ ông Diệm là còn may cho xã tắc, red bull ngồi đó mà chửi ông ấy!

Dương Quốc Chính





Không có nhận xét nào