Lại bàn về nguy cơ tử vong dịch Vũ Hán Thoạt đầu, tôi chỉ muốn tìm hiểu và ‘đọc báo dùm bạn’, nhưng càng ngày tôi càng bị cuốn hút vào...
Lại bàn về nguy cơ tử vong dịch Vũ Hán
Thoạt đầu, tôi chỉ muốn tìm hiểu và ‘đọc báo dùm bạn’, nhưng càng ngày tôi càng bị cuốn hút vào tình hình dịch Vũ Hán. Tình hình hôm nay, qua báo cáo của WHO (1), cho biết 82% ca nhiễm là 'nhẹ'. Tôi thử tính toán tỉ lệ tử vong hiệu chỉnh cho thời gian ủ bệnh thì thấy tỉ lệ tử vong có thể dao động từ 0.5% đến 9% (trung bình 3%), tức vẫn thấp so với tỉ lệ tử vong ghi nhận trong trận dịch SARS.
Câu hỏi nhiều người muốn biết là bao nhiêu ca nhiễm 2019-nCoV là nhẹ (mild). Rất khó tìm câu trả lời vì không có dữ liệu. Nhưng may mắn thay, hôm nay WHO mới họp báo và họ đưa ra một con số quan trọng. Theo WHO, dựa trên báo cáo tương đối chi tiết của ~17,000 ca nhiễm, thì 82% được xem là ‘mild’ (nhẹ), 15% là ‘severe’ (nặng), và 3% là ‘critical’ (nghiêm trọng). Tôi thể hiện bằng biểu đồ để các bạn dễ cảm nhận.
Về con số tử vong liên quan đến coronavirus thì tương đối khó tính và còn vài tranh cãi. Tính đến nay (9/2/2020), worldometers ghi nhận 813 ca tử vong trên 37553 ca nhiễm, tức tỉ lệ tử vong (case fatality rate - CFR) là ~2.2%. Như tôi bàn trong cái note trước đây (3), tỉ lệ tử vong có thể thấp hơn (như 0.22%), nhưng cũng có thể cao hơn (như ~5%) nếu hiệu chỉnh cho thời gian ủ bệnh. Nhưng những con số đó phụ thuộc vào … Tàu. Nếu các viên chức Tàu báo cáo đúng thì con số có độ tin cậy tốt; nếu họ cố tình giảm gánh nặng thì có thể con số đó không chính xác.
Một nguồn dữ liệu khác là dựa vào con số báo cáo của các nước ngoài Tàu. Các nước ngoài Tàu thì hi vọng không có ‘bias’ (một cách nói ‘lịch sự’ là họ không giấu diếm dữ liệu). Dĩ nhiên, giả định này sẽ bị vài người không đồng ý, vì họ sẽ nói Việt Nam cũng như Tàu, tức cũng có thể báo cáo không đầy đủ số ca. Tuy nhiên, chưa có chứng cớ gì để nghi ngờ Việt Nam, nên chúng ta hi vọng Việt Nam không có ‘bias’ (các bạn có thể nói tôi ngây thơ).
Hiện nay, có 28 nước báo cáo có ca nhiễm 2019-nCoV, với tổng số (tính từ 31/12/2019 đến ngày 9/2/2020) là 130. Trong số này, chỉ có 2 ca tử vong, tức chỉ 1.5%. Ước tính tử vong dựa trên 2 ca thì … rất buồn cười. Nhưng chúng ta thử làm mô phỏng xem sao. Cách mô phỏng là dựa theo bài báo của Linton (4). Trong bài báo này, họ ước tính vài tham số quan trọng:
• Thời gian ủ bệnh: 2 đến 9 ngày (xác suất 95%), nhưng trung vị là 4-5 ngày; do đó, họ đề nghị thời gian cách li phải tối thiểu là 9 ngày.
• Thời gian từ lúc ủ bệnh đến nhập viện: 3 ngày.
Giả định rằng thời gian từ lúc nhiễm đến tử vong tuân theo luật phân bố gamma. Phân bố gamma có hai tham số: trung bình và ‘shape’. Dựa vào bài báo của Linton, chúng ta cho số trung bình là 15, và shape = 5. Kế đến, chúng ta ước tính số ca tử vong kì vọng (expected values) dựa vào CFR. Giả định là số ca tử vong sẽ tuân theo luật phân bố Poisson (thường là hợp lí cho số đếm). Kết quả ước tính cho thấy tỉ lệ tử vong trung bình là 3.0%, với xác suất 95% dao động trong khoảng 0.5% đến 9.3%.
Tóm lại, các kết quả phân tích này một lần nữa cho thấy dịch Vũ Hán tương đối nhẹ hơn dịch SARS. Theo WHO, 82% ca nhiễm là nhẹ. Dựa vào dữ liệu của các nước ngoài Tàu, và với vài giả định mang tính xác suất, tỉ lệ tử vong liên quan đến coronavirus là khoảng 3%, nhưng có thể dao động trong khoảng 0.5% đến 9% -- với xác suất 95%. (Chắc tôi đang làm cho các bạn rối rắm, và nếu như vậy thì các bạn hãy bỏ mệnh đề “với xác suất 95%” cũng được).
Xin nhấn mạnh rằng đây chỉ là giá trị thuần mô phỏng (dù dựa vào giá trị thật), chớ không phải là số liệu thực tế. Tuy nhiên, nếu tỉ lệ tử vong mà Tàu báo cáo là 2% thì thấp hơn giá trị kì vọng của tôi khoảng 1%.
Nguyễn Tuấn
====
(1) https://www.pscp.tv/w/1jMKgQbpRPMJL
Video họp báo của WHO. Các bạn chú ý phút 18:17 có phần trả lời của một viên chức WHO cung cấp những con số tôi đề cập.
(2) https://www.worldometers.info/coronavirus/…
(3) http://www.thesaigonposts.net/2020/02/ti-le-tu-vong-trong-dich-vu-han-la-bao.html
(4) https://www.medrxiv.org/conte…/10.1101/2020.01.26.20018754v1
Thoạt đầu, tôi chỉ muốn tìm hiểu và ‘đọc báo dùm bạn’, nhưng càng ngày tôi càng bị cuốn hút vào tình hình dịch Vũ Hán. Tình hình hôm nay, qua báo cáo của WHO (1), cho biết 82% ca nhiễm là 'nhẹ'. Tôi thử tính toán tỉ lệ tử vong hiệu chỉnh cho thời gian ủ bệnh thì thấy tỉ lệ tử vong có thể dao động từ 0.5% đến 9% (trung bình 3%), tức vẫn thấp so với tỉ lệ tử vong ghi nhận trong trận dịch SARS.
Câu hỏi nhiều người muốn biết là bao nhiêu ca nhiễm 2019-nCoV là nhẹ (mild). Rất khó tìm câu trả lời vì không có dữ liệu. Nhưng may mắn thay, hôm nay WHO mới họp báo và họ đưa ra một con số quan trọng. Theo WHO, dựa trên báo cáo tương đối chi tiết của ~17,000 ca nhiễm, thì 82% được xem là ‘mild’ (nhẹ), 15% là ‘severe’ (nặng), và 3% là ‘critical’ (nghiêm trọng). Tôi thể hiện bằng biểu đồ để các bạn dễ cảm nhận.
Về con số tử vong liên quan đến coronavirus thì tương đối khó tính và còn vài tranh cãi. Tính đến nay (9/2/2020), worldometers ghi nhận 813 ca tử vong trên 37553 ca nhiễm, tức tỉ lệ tử vong (case fatality rate - CFR) là ~2.2%. Như tôi bàn trong cái note trước đây (3), tỉ lệ tử vong có thể thấp hơn (như 0.22%), nhưng cũng có thể cao hơn (như ~5%) nếu hiệu chỉnh cho thời gian ủ bệnh. Nhưng những con số đó phụ thuộc vào … Tàu. Nếu các viên chức Tàu báo cáo đúng thì con số có độ tin cậy tốt; nếu họ cố tình giảm gánh nặng thì có thể con số đó không chính xác.
Một nguồn dữ liệu khác là dựa vào con số báo cáo của các nước ngoài Tàu. Các nước ngoài Tàu thì hi vọng không có ‘bias’ (một cách nói ‘lịch sự’ là họ không giấu diếm dữ liệu). Dĩ nhiên, giả định này sẽ bị vài người không đồng ý, vì họ sẽ nói Việt Nam cũng như Tàu, tức cũng có thể báo cáo không đầy đủ số ca. Tuy nhiên, chưa có chứng cớ gì để nghi ngờ Việt Nam, nên chúng ta hi vọng Việt Nam không có ‘bias’ (các bạn có thể nói tôi ngây thơ).
Hiện nay, có 28 nước báo cáo có ca nhiễm 2019-nCoV, với tổng số (tính từ 31/12/2019 đến ngày 9/2/2020) là 130. Trong số này, chỉ có 2 ca tử vong, tức chỉ 1.5%. Ước tính tử vong dựa trên 2 ca thì … rất buồn cười. Nhưng chúng ta thử làm mô phỏng xem sao. Cách mô phỏng là dựa theo bài báo của Linton (4). Trong bài báo này, họ ước tính vài tham số quan trọng:
• Thời gian ủ bệnh: 2 đến 9 ngày (xác suất 95%), nhưng trung vị là 4-5 ngày; do đó, họ đề nghị thời gian cách li phải tối thiểu là 9 ngày.
• Thời gian từ lúc ủ bệnh đến nhập viện: 3 ngày.
Giả định rằng thời gian từ lúc nhiễm đến tử vong tuân theo luật phân bố gamma. Phân bố gamma có hai tham số: trung bình và ‘shape’. Dựa vào bài báo của Linton, chúng ta cho số trung bình là 15, và shape = 5. Kế đến, chúng ta ước tính số ca tử vong kì vọng (expected values) dựa vào CFR. Giả định là số ca tử vong sẽ tuân theo luật phân bố Poisson (thường là hợp lí cho số đếm). Kết quả ước tính cho thấy tỉ lệ tử vong trung bình là 3.0%, với xác suất 95% dao động trong khoảng 0.5% đến 9.3%.
Tóm lại, các kết quả phân tích này một lần nữa cho thấy dịch Vũ Hán tương đối nhẹ hơn dịch SARS. Theo WHO, 82% ca nhiễm là nhẹ. Dựa vào dữ liệu của các nước ngoài Tàu, và với vài giả định mang tính xác suất, tỉ lệ tử vong liên quan đến coronavirus là khoảng 3%, nhưng có thể dao động trong khoảng 0.5% đến 9% -- với xác suất 95%. (Chắc tôi đang làm cho các bạn rối rắm, và nếu như vậy thì các bạn hãy bỏ mệnh đề “với xác suất 95%” cũng được).
Xin nhấn mạnh rằng đây chỉ là giá trị thuần mô phỏng (dù dựa vào giá trị thật), chớ không phải là số liệu thực tế. Tuy nhiên, nếu tỉ lệ tử vong mà Tàu báo cáo là 2% thì thấp hơn giá trị kì vọng của tôi khoảng 1%.
Nguyễn Tuấn
====
Phân bố ~17,000 ca nhiễm 2019-nCoV do WHO báo cáo. Theo số liệu này, 82% ca là nhẹ, 15% là nặng, và 3% là nghiêm trọng. Nguồn: https://www.pscp.tv/w/ (phút 18:17) |
Phân bố số ca nhiễm ngoài Tàu. Trục tung là số ca báo cáo, trục hoành là ngày (tính đến hôm qua 8/2/2020). |
Giả định rằng thời gian từ lúc chẩn đoán đến tử vong tuân theo luật phân bố gamma, với trung bình 15 ngày. |
(1) https://www.pscp.tv/w/1jMKgQbpRPMJL
Video họp báo của WHO. Các bạn chú ý phút 18:17 có phần trả lời của một viên chức WHO cung cấp những con số tôi đề cập.
(2) https://www.worldometers.info/coronavirus/…
(3) http://www.thesaigonposts.net/2020/02/ti-le-tu-vong-trong-dich-vu-han-la-bao.html
(4) https://www.medrxiv.org/conte…/10.1101/2020.01.26.20018754v1
Không có nhận xét nào