Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Liệu các nhà nghiên cứu ngữ học Việt Nam thời nay có thật sự hiểu về nghĩa tiếng Việt không ?

Liệu các nhà nghiên cứu ngữ học Việt Nam thời nay có thật sự hiểu về nghĩa tiếng Việt không ? Mình không lấy ví dụ đâu xa, chỉ xin đem...

Liệu các nhà nghiên cứu ngữ học Việt Nam thời nay có thật sự hiểu về nghĩa tiếng Việt không ?

Mình không lấy ví dụ đâu xa, chỉ xin đem 2 chữ "lạnh lùng" ra mà bàn.

Theo thầy Nguyễn Khắc Thuần trong bài viết này (xem >> https://baomoi.com/30-nam-tu-dien-truyen-luc-van-tien/c/23998131.epi), thầy có bàn rằng là



****

Lại có người lấy làm khó hiểu khi đọc hai câu thơ trong Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, rằng:

Con ai vóc ngọc mình vàng

Má đào mày liễu dung nhan lạnh lùng

Dung nhan lạnh lùng còn gì là sắc đẹp nữa nhưng họ có biết đâu vào thời Nguyễn Đình Chiểu hai chữ lạnh lùng (冷 蘢) còn có nghĩa là kiều diễm kỳ lạ chứ đâu phải lạnh lùng chỉ có nghĩa là lạnh lùng như cách hiểu ngày nay.

***

Và theo quyển Đại Nam Quốc Âm Tự Vị (xem >> http://vietnamtudien.org/dnqatv/pic/bd1/b1s544.png) thì Lạnh Lùng có nghĩa là "thường hiểu là lạ lùng.  Tốt lạnh lùng, khéo lạnh lùng".



Như vậy chắc là thầy Thuần đã giảng đúng về nghĩa "Lạnh lùng" là "Lạ lùng" đúng không bạn ?

Nhưng ô hay, thế tại sao cũng ngay trong truyện Lục Vân Tiên, lại có câu "Mình nằm giữa bãi lạnh lùng ai hay?" nhỉ ? 

Như vậy từ Lạnh Lùng trong câu "Mình nằm giữa bãi lạnh lùng ai hay?" có nên hiểu là "Lạ lùng" có nghĩa là "Mình nằm giữa bãi lạ lùng ai hay ?" không ?

Mà nếu không, thì làm sao khi đọc Lục Vân Tiên,độc giả khi nào nên hiểu "Lạnh lùng" là "Lạ Lùng", mà khi nào thì "Lạnh lùng" là "Lạnh lùng" vậy bạn ?

Xin đừng nói là trong văn chương Việt Nam, bạn phải đọc một câu văn thì mới hiểu cùng một tính từ hay danh từ đó, nghĩa nó khác nhau ra sao nha.  Vì nếu đúng là có quy luật như thế, hóa ra câu văn tiếng Việt khi viết, chả ai hiểu rõ tác giả viết gì, mà nội dung câu viết, hóa ra là thằng chăn vịt hiểu khác với học giả khi cùng đọc một câu văn tiếng Việt à ?

Đó là chưa nói, từ "Lạnh lùng" này, ở ngoài Bắc, thời cụ Nguyễn Du, cụ đã cho luôn "lạnh lùng" với nghĩa "lạnh lùng" vào trong Kiều rồi phải không bạn ?  Ví dụ câu "Lửa hương chúc để lạnh lùng bấy lâu".  Vậy lạnh lùng thời cụ Nguyễn Du, đã là "lạnh lùng", chứ có phải sau này thế kỷ 20, mới có "lạnh lùng" là "lạnh lùng" đâu ta ?

Ờ, mà tại sao cũng cụ Chiểu, trong một tác phẩm khác (được cho là cụ Chiểu viết) có tên là Dương Từ Hà Mậu, thì cụ lại viết cả câu "Lạnh lùng xương thịt hao mòn" ?  "Lạnh lùng" trong câu thơ của Dương Từ Hà Mậu này nên hiểu ra sao bạn nhỉ ?

Mà bạn có chắc những câu thơ Lục Vân Tiên lẫn Dương Từ Hà Mậu ấy, là y hệt 100% những gì cụ Chiểu nói ra cho thiên hạ viết xuống không ? Mình thấy các học giả Việt Nam, từ cụ Hoàng Xuân Hãn, cho tới cụ Nguyễn Quảng Tuân, rất thích phân tích đủ thứ, nhưng không hiểu họ đã bao giờ phân tích thử những ngôn ngữ trong bộ Lục Vân Tiên có thiệt là making sense không há bạn.  Và chắc là các bộ Nôm Lục Vân Tiên mà xuất bản ngoài Bắc, là bị viết và giảng bậy luôn theo cách hiểu tiếng Việt của người ngoài Bắc rồi đúng không ?

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian

Không có nhận xét nào