Sử học và học sử Ví dụ đến nay không ai dám khẳng định 100% bài thơ Nam Quốc Sơn Hà là do chính ngài Lý Thường Kiệt đặt ra cả, hình nh...
Sử học và học sử
Ví dụ đến nay không ai dám khẳng định 100% bài thơ Nam Quốc Sơn Hà là do chính ngài Lý Thường Kiệt đặt ra cả, hình như đâu đó chỉ là “tương truyền”, mà ngay cả sự “tương truyền” hình như cũng có vấn đề, vậy mà đến nay bạn hỏi người Việt, hầu như ai cũng tự hào nói đây là do ngài Lý Thường Kiệt đặt ra, chả nghe ai nói 2 chữ “tương truyền” gì cả. Thế có là láo không ?
Loại ra các mục đích chính trị trong những trường hợp như thế này, theo mình, cái tệ hại nhất của học giả Việt Nam là họ viết sách báo về nghiên cứu học thuật mà KHÔNG DẪN NGUỒN. Họ đòi dẫn dắt dân tộc hiểu rõ thêm về kiến thức văn hoá và sử học người Việt, nhưng bản thân họ trước nhất không làm tròn trách nhiệm của một học giả nghiêm túc trong học thuật. Đó là có gì nói đó, và đó là nói gì có đưa ra bằng chứng đó.
Và đó là lý do tại sao mình đánh giá thấp dịch phẩm Gia Định Thành Thông Chí của thầy Phạm Hoàng Quân. Thầy có thể là bậc uyên thâm Hán Nôm hạng nhất Việt Nam, và dịch phẩm này thật sự đem lại rất nhiều điều mới mẻ cho độc giả, nhưng xem ra các phương pháp khảo chứng của thầy trong dịch phẩm này là “tự biên tự diễn”, hay nói một cách khác đi, không ai biết thầy dựa vào đâu mà khẳng định cách giảng tên địa danh miền Nam xưa của thầy là đúng. Khi giảng về tên địa danh, người ta cần phải nêu rõ cách đọc phiên thiết ra sao, Hán Nôm tại sao là vậy là vậy, từ nguồn nào, chứ không phải viết khơi khơi cho độc giả mù Hán Nôm mà đọc vậy.
Mình đã nghe các bạn khen rất nhiều về thầy Quân là một người làm việc rất cẩn thận, nhưng rõ ràng trong bộ dịch phẩm này, có khá nhiều điều mà thầy Quân cần xem lại. Quan trọng nhất là theo mình, các cán bộ ban Tuyên Giáo cũng làm việc cẩn thận đó thôi. Cái khác nhau giữa những bài viết của cán bộ ban Tuyên Giáo và các nhà học thuật nghiêm túc là với các nhà học thuật nghiêm túc, họ không cần bọn thêm con nhang DLV47 mới, mà họ muốn chia sẻ kiến thức một cách đúng đắn, chia sẻ nguồn khi phán xét / phân tích điều gì, để mọi người cùng chung tay nghiên cứu.
Bạn cũng thấy đó, khi mình đọc qua quyển Những Mảnh sử rời của thầy Quân, lỗi viết khẳng định chữ Hán Việt / Hán Nôm rồi truyện sử Mã Lai thầy cũng chả buồn cho độc giả biết thầy dựa vào nguồn nào mà phán xét như thế. Mà rất có thể thầy phán sai nữa bạn ạ. Nghiên cứu học thuật không thể là như thế.
Và không biết thầy Quân còn viết bao nhiêu bài và bao nhiêu sách khác, khi rãnh mình lại đọc tiếp và share với các bạn những suy nghĩ của mình.
Điều này cũng cho các bạn biết, có khi mình không tin vào những lời giới thiệu có cánh của các bạn về tác giả / dịch giả / tác phẩm nào đã / đang / sẽ được xuất bản ở Việt Nam.
Và nghe nói ở Việt Nam, Hội Khoa Học Lịch Sử Đồng Tháp muốn mở hội nghị 400 năm công nữ Ngọc Vạn. Nếu như các học giả Việt Nam kỳ này mà không đưa ra được bằng chứng khoa học rõ ràng là có cô công nữ nào có tên chính xác là “Ngọc Vạn”, thì mình sẽ gọi bọn (vâng, bọn bạn ạ) người ấy là lũ học giả rừng rú, và cái Hội Khoa học Lịch Sử Đồng Tháp ấy là một hội của bọn người vì chút tiền và tiếng mà giết chết sử của cả một dân tộc.
Xin các nhà sử học Việt Nam đừng nói láo và viết láo nữa nhé. Hãy học đủ trình độ Hán Nôm như thầy Quân hiện giờ trước đi rồi tập thêm viết dẫn nguồn rõ ràng. Đừng lại dạy người Việt cách “nhí nhuận” sử từ không ra có, từ tương truyền thành ra sự thật nhé.
Ở một vấn đề khác, hình này có vài chữ Hán bị viết sai cho bài Nam Quốc Sơn Hà (hình lấy từ 1 bài viết trong nhóm Hán Nôm Kinh Kỳ), nhưng đây lại vấn đề khác, tức là vấn đề ở Việt Nam nước mình, chúng ta có còn cần nhiều cụ túc Nho (như thế này) vào năm 2020 và trong tương lai nữa không ?
Brian
Không có nhận xét nào