Tiếng Việt rồi sẽ đi về đâu? viết cho con và tương lai nhà mình Mình hôm qua đến giờ vẫn đang nghĩ về danh từ "tháng Bốn" trong dị...
Tiếng Việt rồi sẽ đi về đâu?
viết cho con và tương lai nhà mình
Mình hôm qua đến giờ vẫn đang nghĩ về danh từ "tháng Bốn" trong dịch phẩm Mô tả xứ Đàng Ngoài của thầy Hoàng Anh Tuấn.
Mình không biết trong trường hợp "tháng Bốn" như thế này, thì mình, một người Việt yêu tiếng Việt, sẽ tìm đọc sách nào hay cơ quan nhà nước nào để mà hỏi "tháng Bốn" có đúng là một danh từ được cho phép dùng không bạn nhỉ ?
Một vấn nạn tại Việt Nam liên quan đến tiếng Việt mà mình không thấy các bạn lên tiếng, đó là hình như mỗi người Việt đều cho phép bản thân họ là một nhà thông thái về ngôn ngữ cả. Mình thấy ai cũng đều nêu ra lý do để ủng hộ hay phản biện một danh từ hay câu dịch (ví dụ: tiếng Việt phong phú là vậy), nhưng chả ai biết những lý do ấy là chính đáng và có nên được chấp nhận hay là không.
Nếu bạn để ý trường hợp "tháng Bốn", thì bạn Mai Văn Trí có dẫn cả câu ca dao, tục ngữ ra để chứng minh là trong dân gian có dùng từ "tháng Bốn". Nhưng liệu MỘT (1) câu ca dao ấy có đủ để chứng minh rằng "tháng Bốn" là một cách nói / viết được chấp nhận trong tiếng Việt không ? Như vậy, trong trường hợp này, mình không thể tranh luận cùng Mai Văn Trí vì sampling rate mà bạn đưa ra ít quá cho một ngôn ngữ của một dân tộc có hơn 4 ngàn năm lịch sử. Điều mà mình cần chính là cơ quan nhà nước nào hay quyển sách từ / tự điển nào đủ thẩm quyền để mà lên tiếng giúp mình bạn nhỉ ? Hay là ở Việt Nam, chúng ta có cả chục Viện Hàn Lâm, nhưng hóa ra Viện Hàn Lâm về Việt ngữ thì chả có, và 100 triệu người Việt cứ tha hồ mà tự mình làm nhà thông thái về ngôn ngữ cả ? Tiếng Việt như thế rồi sẽ đi về đâu ?
Hơn thế nữa, mình vốn có nhiều người bạn (Tiến sĩ / Thạc sĩ / người dân) miền Bắc Việt Nam, nhưng mình chưa bao giờ nghe ai nói "tháng Bốn" cả. Thế thì làm thế nào mà một PGS TS miền Bắc Việt Nam như thầy Hoàng Anh Tuấn lại dùng "tháng Bốn" trong văn dịch vậy bạn ? Chúng ta không bàn về người nông dân nào đấy ở Việt Nam yếu về Việt ngữ viết sách cả, mà chúng ta đang bàn về một PGS TS ở ngoài Bắc Việt Nam, hình như nổi tiếng trong giới học giả Việt Nam hiện thời, lại dùng "tháng Bốn" như thế trong dịch phẩm của thầy. Liệu việc dùng tiếng Việt như thế của thầy Tuấn có là sai không ? Hay là thầy đúng ? Mà nếu thầy đúng, sao các bạn người miền Bắc của mình xưa nay chưa ai bao giờ dùng "tháng Bốn" cả ?
Như vậy, liệu việc một thầy PGS TS Việt Nam mà dùng tiếng Việt như thế này, và chắc là chả có cán bộ nào của Viện Hàn Lâm / Viện Ngôn Ngữ Học nào đấy ở Việt Nam đủ trình độ / lương tri để mà 24/7 lên tiếng giúp người Việt học tiếng Việt chuẩn, dù họ mỗi năm in hàng ngàn quyển sách vô tội vạ, vậy tiếng Việt sẽ đi về đâu bạn nhỉ ?
Hay là bạn vẫn cho rằng, tiếng Việt rất phong phú, người ta dùng sao cũng được, miễn đại khái hiểu là được ? Một ngôn ngữ nghèo đến mức độ "hiểu đại khái là được" thì có là một ngôn ngữ phong phú về lượng và phẩm không bạn nhỉ ?
Và một ngôn ngữ của một dân tộc có hơn 4 ngàn năm lịch sử như người Việt, mà ở thế kỷ 21, lại không hề có chuẩn mực, hoặc có cơ quan nào đó yêu cầu viết cho thật chuẩn mực, nhất là với giới học giả, và chúng ta có một PGS TS người miền Bắc Việt Nam, ở Hà Nội, vốn là nơi "ngàn năm văn vật đất Thăng Long" lại viết "tháng Bốn" như thế, thì Việt ngữ, nó phong phú như thế để làm gì bạn nhỉ ?
Bạn có ra khỏi Việt Nam sống rồi, bạn mới hiểu, thân phận của một người Việt xa xứ với nỗi buồn tiếng Việt nó mới thấm ra sao. Ừ, thiên hạ ùng ùng cãi nhau, tranh luận cùng nhau, nhưng chả ai biết đúng sai ra sao cả, thì thưa các bạn, tiếng Việt mà như thế, mình nghĩ cả Việt Nam nên lấy đó làm xấu hổ. Nhất là trong một nước mà có cả chục Viện Hàn Lâm to đùng cơ đấy.
Cảm ơn cô Hán Nôm - cảm ơn em đã yêu anh.
Brian
Hỡi người Jý Tuệ Việt đang ở đôu, vỳ jỷ có ănh+em mới hiểu được tôi đang nói zỳ. Thời zan thỳ cứ thế jôi koa, hơn một năm rồi đấi. Tôi vẫn chưa tìm ra một người Việt đúng nghĩa. Koăn đâi jỷ toàn u ơ ầm ỹ tan tác ngơ ngác điên khùng.
Trả lờiXóaTộc Việt còn ai nghe tiếng kêu gọi nằi không ??