Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Về dịch phẩm Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà của thầy Nguyễn Thừa Hỷ

Về dịch phẩm Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà của thầy Nguyễn Thừa Hỷ Dịch phẩm này chắc là nhiều người đã biết. Nhưng bạn có biết có ...

Về dịch phẩm Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà của thầy Nguyễn Thừa Hỷ

Dịch phẩm này chắc là nhiều người đã biết. Nhưng bạn có biết có khi thầy Nguyễn Thừa Hỷ lại dịch sai tiếp nữa trong dịch phẩm này không (sau khi thầy dịch sai bộ Vùng đất Nam bộ năm xưa mà mình đã lên tiếng) ?

Một ví dụ đơn giản là bạn chỉ để ý vài trang dịch đầu, phần "Phác thảo lịch sử xứ Nam Hà hiện nay", thì bạn sẽ thấy:

****

1. Câu "In the 35th year of the reign of Caung-shung, King of Cochinchina, and the 50th of his age, (1774 of the Christian era)".

Thầy Hỷ dịch là "Vào năm thứ 35 triều Caung-shung [Cảnh Hưng], nhà vua Nam Hà khi đó 50 tuổi (năm 1774 của kỷ nguyên Cơ Đốc)".

Rồi thầy Hỷ chú thích là "Caung-shung [Cảnh Hưng]: Các chúa Nguyễn, vì để tôn trọng danh nghĩa nhà Lê, vẫn dùng niên hiệu của các vua Lê, trong đó có Lê Cảnh Hưng (tức Lê Hiến Tông).  Trong cuốn sách này, J. Barrow đã dùng tên gọi Cảnh Hưng để chỉ Nguyễn Ánh trước khi lên ngôi, và cả sau khi lên ngôi, tức vua Gia Long.  Lời người biên tập: chỗ nào từ này dùng để chỉ Nguyễn Ánh, chúng tôi sẽ chuyển sang dùng tên Nguyễn Ánh để bạn đọc tiện theo dõi.".

Nhưng thưa bạn, khi chúng ta đọc lại câu tiếng Anh trên, bạn thấy rõ ràng là thầy Hỷ đã hiểu sai câu Anh ngữ trên đấy chứ.

Bởi vì đáng ra nó cần được dịch là "Vào năm thứ 35 triều Caung-shung [Cảnh Hưng], [tức là] vua Nam Hà, và [nhà vua] khi đó 50 tuổi ([tức] năm 1774 của kỷ nguyên Cơ Đốc).".

Như vậy cụm từ Cảnh Hưng ở đây là tác giả J. Barrow muốn viết là tên vua Nam Hà khi đó, chứ không liên quan gì đến việc các chúa Nguyễn khi đó lấy niên hiệu các vua Lê gì cả.  Điều này cho chúng ta thấy, là ông Barrow không hiểu rõ sự khác nhau giữa tên và niên hiệu của chế độ quân chủ Việt Nam khi ấy ra sao, nên đã cho rằng Cảnh Hưng vừa là niên hiệu, vừa là tên vua Nam Hà.

Và chính vì tác giả J. Barrow đã cho rằng Cảnh Hưng vừa là tên, vừa là niên hiệu của nhà vua Nam Hà, nên trong đoạn văn sau đó, ông mới viết là "As soon as the enemy had retired, the unfortunate fugitives made the best of their way to Sai-gong, where the people flocked to the standard of their legitimate sovereign, whom they crowned as King of Cochinchina under the name of his late father Caung-shung.".  Đoạn "under the name of his late father Canng-shung" này, thầy Hỷ dịch là "dưới danh nghĩa của vua cha Caung-shung trước đây" là không đúng, vì đáng ra, nó cần được dịch là "mang tên Cảnh Hưng của vị vua cha đã mất".  

Do vậy mà, nếu thầy Hỷ dịch đúng câu trên, thì chắc là độc giả hiểu ông J. Barrow đã hiểu sai khái niệm tên và niên hiệu vua Nam Hà, và ông J. Barrow đã hiểu sai là chúa Nguyễn Ánh lấy tên vua cha Cảnh Hưng làm tên hay niêu hiệu của mình như dạng bên Tây Charles I, Charles II, Charles III vậy.

Và chính vì sự sai đó, mà thầy Hỷ đề nghị luôn là chỗ nào trong văn phẩm mà có từ "Cảnh Hưng" chỉ chúa Nguyễn Ánh, thầy sẽ đổi là "Nguyễn Ánh".  Nhưng điều này cho thấy thầy hiểu sai về chữ Cảnh Hưng của ông J. Barrow, và từ đó mà thầy nghĩ là đổi luôn "Cảnh Hưng" ra "Nguyễn Ánh" nếu chỉ Nguyễn Ánh.  Nhưng đáng ra, theo ý tác giả J. Barrow, thì chúa Nguyễn Ánh lấy lại tên vua cha, như dạng bên Tây, Charles I, Charles II, hay Charles Sr., Charles Jr đấy chứ.  Nên làm gì mà dịch giả cần phải đổi tên Cảnh Hưng ra Nguyễn Ánh như thầy Hỷ đã làm ? 

****

2. Câu "a sudden and overwhelming insurrection broke out in his capital, the city of Quin-nong".

Thầy Hỷ dịch là "một cuộc nổi dậy đã bất ngờ bùng nổ ở kinh đô, thành phố Quy Nhơn, và bắt đầu tràn ra khắp nơi."

Nhưng thưa các bạn:

1. City ở đây làm sao lại là thành phố ? Thời Chúa Nguyễn làm gì có thành phố bạn nhỉ ? Chắc là khu đô thị đúng không ?

2. Overwhelming ở đây là mãnh liệt, là áp đảo, tức câu này cần dịch là "một cuộc nổi dậy bất ngờ và áp đảo đã bùng nổ tại kinh đô của vị vua Nam Hà, khu đô thị Quy Nhơn".  Làm gì có "bắt đầu tràn ra khắp nơi" như thầy Hỷ dịch nhỉ ?

****

3. Câu "The merchant gave sumptuous entertainments, fetes, and fire-works ; the general cajoled the army ; and the priest prevailed on the clergy to announce to the careless multitude the decree of Tien, which had ordained these three worthies to be their future rulers.".

Thầy Hỷ dịch là "Thương nhân tổ chức những bữa tiệc sang trọng, hội hè, những cuộc bắn pháo bông; tướng lĩnh thì phỉnh nịnh quân sĩ; các nhà sư thì tuyên truyền trong đám quần chúng vô tư về những thánh chỉ của Tien [Thiên, Thượng đế] ra lệnh cho ba con người nổi tiếng đó, tới đây sẽ đứng ra làm những người cai trị họ trong tương lai.".

Nhưng thưa các bạn, câu văn này đã bị thầy Hỷ dịch sai kinh khủng.  Bởi vì đáng ra, nó cần được dịch là "Gã thương nhân [tức Nguyễn Nhạc] đã tổ chức những bữa tiệc sang trọng, hội hè, và những cuộc bắn pháo bông; vị tướng lĩnh [tức Nguyễn Huệ] thì phỉnh nịnh quân đội; còn gã thầy tu [tức Nguyễn Lữ] thì đã thuyết phục bọn sư sãi tuyên bố với đám quần chúng vô tư về thánh chỉ Tien [Thiên, Thượng Đế], đã ủy thác ba kẻ đáng trọng ấy [tức Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, và Nguyễn Lữ] là những kẻ thống trị họ trong tương lai.".

Như vậy, ý ông J. Barrow ở đây là nói lên sự gian xảo của 3 anh em Nguyễn Nhạc trong việc mua chuộc dân, quân và nhóm sư sãi, để mà đạt được mục đích chính trị của họ.  Ấy thế mà khi thầy Hỷ dịch, chả hiểu độc giả đọc đoạn dịch "Thương nhân tổ chức những bữa tiệc sang trọng, hội hè, những cuộc bắn pháo bông; tướng lĩnh thì phỉnh nịnh quân sĩ; các nhà sư thì tuyên truyền trong đám quần chúng vô tư về những thánh chỉ của Tien" có hiểu là liên quan gì đến sự gian xảo của 3 anh em Nguyễn Nhạc không ?

Một đoạn văn Anh ngữ viết rõ ràng như thế mà thầy Hỷ dịch sai đến thế, thế thì xin hỏi bạn, thầy Hỷ có thấy nên xấu hổ không ?

****

4. Câu "Long-niang had scarcely set foot in his capital Hue-foo, before he took occasion to quarrel with the King of Tung-quin, who was a tributary vassal to the Emperor of China.".

Thầy Hỷ dịch là "Long Nhương hầu như chưa đặt chân tới kinh đô của mình là Hue-foo [Huế phủ], trước khi ông ta có cơ hội để gây sự với nhà vua Bắc Hà, vốn là một chư hầu nộp cống cho Hoàng đế Trung Hoa."

Nhưng thưa các bạn, câu văn này đã bị thầy Hỷ dịch sai kinh khủng.  Bởi vì câu "had scarcely set .. before" có nghĩa nôm na tiếng Việt là "chưa ngồi nóng đít .. mà đã".  Tức là nếu cần dịch, thì câu này nên dịch là "Long-niang vừa mới đặt chân vào kinh thành của ông ấy là phủ Huế, mà đã kiếm cớ gây sự với vua Bắc Hà, vốn là một chư hầu nộp cống cho hoàng đế Trung Hoa".

Như vậy, câu này có ý khẳng định là ngài Nguyễn Huệ vừa mới tới Huế, mà đã kiếm chuyện gây sự với Bắc Hà, chứ không hề là "chưa hề đặt chân tới Huế" mà đã đi gây sự với Bắc Hà như thầy Hỷ dịch.

Hình như khi xưa, có vụ ở Huế, người ta dùng câu dịch này của thầy Hỷ để khẳng định ngài Nguyễn Huệ chưa hề tới Huế trước khi ra Bắc Hà.  Nhưng chả biết có quý vị nào đã đọc câu tiếng Anh nguyên tác chưa, hay là người ta cãi gà cãi vịt với nhau dựa vào câu dịch trên của thầy Hỷ ?

****

5. Câu "Having ascertained their line of march, he sent out detachments to plunder and destroy the towns and villages through which it had to pass ; and the country being thus laid waste, the Chinese army, long before it had even reached the frontier of Tung-quin, was distressed by want of provisions, and obliged to fall back.".

Thầy Hỷ dịch là "Khi đã nắm chắc đường hành quân của địch, ông bèn cử các biệt đội đi tiêu thổ những thị trấn và làng mạc mà quân địch phải đi qua.  Gặp phải kế vườn không nhà trống như vậy, đạo quân Trung Quốc, dù còn xa mới tiến đến biên giới Bắc Hà, đã bị kiệt quệ vì thiếu lương thực, và buộc phải trở về.".

Rồi thầy Hỷ chú thích là "Câu này hơi tối nghĩa, phải chăng biên giới Bắc Hà ở đây là để chỉ biên giới phía Nam, giữa Bắc Hà và Nam Hà".

Nhưng than ôi, trong câu tiếng Anh, ông J. Barrow rõ ràng có viết cả câu "and the country being thus laid waste" tức là "và cả đất nước vì vậy mà trở nên hoang vu".  Tức là câu văn trên dịch đủ là "Khi đã nắm chắc đường hành quân của địch, ông bèn cử các biệt đội đi tiêu thổ những thị trấn và làng mạc mà quân địch phải đi qua, VÀ ĐẤT NƯỚC VÌ VẬY MÀ TRỞ NÊN HOANG VU.  Gặp phải kế vườn không nhà trống như vậy, đạo quân Trung Quốc, dù còn xa mới tiến đến biên giới Bắc Hà, đã bị kiệt quệ vì thiếu lương thực, và buộc phải trở về.".

Như vậy, không hiểu tại sao thầy Hỷ lại bỏ không dịch câu "và đất nước vì vậy mà trở nên hoang vu".

Và nếu "đất nước trở nên hoang vu", thì chắc là từ Bắc tới Nam đều hoang vu, vườn không nhà trống, nên làm thế nào mà đội quân Trung Quốc có thể đi luôn một lèo từ Quảng Châu xuống đến biên giới Bắc Hà và Nam Hà rồi quay về nhỉ ? 

Hay là thầy Hỷ quên không dịch câu "và đất nước vì vậy mà trở nên hoang vu", nên thầy lại đặt ra câu hỏi không cần thiết trên ?

****

Và, mình chỉ mới có đọc vài trang dịch đầu của phần "Phác thảo lịch sử xứ Nam Hà hiện nay" này.  

Nếu một PGS TS ở miền Bắc như thầy Hỷ, nghe nói có chút danh tiếng về dịch thuật, mà dịch văn phẩm lịch sử, sai đến vậy, thì xin thử hỏi, sự tai hại của các học giả Việt Nam không biết Anh ngữ, mà lại muốn dùng các dịch phẩm như thế này trong các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, trong sách vở, trong các công trình nghiên cứu sẽ ra sao ? Rồi kiến thức của độc giả người Việt sẽ đi về đâu ?

Mà PGS TS của trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội, mà kiến thức Anh ngữ như thế, liệu có là sự đáng sợ cho nền dịch thuật nước nhà không ? Mà nhất là lại là dịch thuật về các văn phẩm mang tính sử liệu mới chết chứ. 

Mà thầy Hỷ hình như thời xưa dịch bậy quyển Vùng đất Nam Bộ mà mình đã lên tiếng như bạn đã biết.

Và đây cũng lại là dịch phẩm của NXB Omega+.

Và một lần nữa, chúng ta lại có trang Hội Đồng Xuất Bản xuất hiện rất trang trọng ở trang đầu của dịch phẩm.  Hội Đồng Xuất Bản cho quyển sách này bao gồm các TS Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Cảnh Bình, TS Nguyễn Tuấn Cường, Vũ Trọng Đại, Ths Phạm Diệu Hương, TS Phạm Sỹ Thành, TS Trần Toàn Thắng, Ths Đậu Anh Tuấn, PGS TS Lê Anh Vinh; TS Trương Minh Huy Vũ.  

Không hiểu đã có vị nào trong Hội Đồng Xuất Bản đọc dịch phẩm Anh ngữ này rồi so sánh với nguyên tác Anh ngữ chưa ta ? Hay Omega+ để tên và học vị TS trên sách này để bán cho chạy thêm ?

Mà Hội Đồng Xuất Bản của nhà sách Omega+, có nên còn hiện hữu nữa hay không nếu bản thân chất lượng dịch thuật của các dịch phẩm Omega+ đầy vấn đề như thế ?

À, mà mình mới coi có vài trang dịch đó nha bạn.

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian













Không có nhận xét nào