Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Về lễ Đoàn Cả diễn ra khi nào ?

Về lễ Đoàn Cả diễn ra khi nào ? Trong quyển sách viết loạn xà ngầu “Đình Nam Bộ Xưa và Nay” của 2 thầy Huỳnh Ngọc Trảng và Trương Ngọc...

Về lễ Đoàn Cả diễn ra khi nào ?

Trong quyển sách viết loạn xà ngầu “Đình Nam Bộ Xưa và Nay” của 2 thầy Huỳnh Ngọc Trảng và Trương Ngọc Tường, ở trang 191 có đoạn về lễ Đoàn Cả mà 2 thầy này viết là

****

Sách Đại Nam quấc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của chép rằng Đoàn cả là “chính lễ tế Thần nhằm ngày thứ hai của phép Kỳ Yên rồi qua ngày sau thì Đoàn cả” (T.I., tr. 88).  Điều cần chú ý là “chi tiết qua ngày thứ hai” có nghĩa là đúng 0 giờ thì bắt đầu cử hành lễ Đoàn cả.  Trong thực tế, trải qua thời gian chiến tranh, cổ lệ này đã thay đổi.  Nay một số đình trở lại cổ lệ này.  Tục lệ có lẽ bắt nguồn từ quan niệm dịch lý: lúc 0 giờ âm đã lão, và dương khởi, tức mọi điều tốt nói chung nảy sinh.”

….

Xong đâu đấy, ba hồi chiêng trống khởi lên và lễ sinh bắt đầu xướng các nghi thức tuần tự giống y như các nghi lễ Túc yết.  Duy chỉ khác một câu ở nghi ẩm phước

****

Có đúng là cụ Huỳnh Tịnh Của viết như thế và lễ Đoàn Cả cần diễn ra lúc 0 giờ không, rồi lễ Đoàn Cả chỉ khác lễ Túc Yết 1 câu ở nghi ẩm phước không ? Xin thưa với bạn là KHÔNG.

****

1.  Theo cụ Huỳnh Tịnh Của (xem >> http://vietnamtudien.org/dnqatv/pic/bd1/b1s88.png), thì Đoàn Cả là “Chính lễ tế thần, nhằm ngày thứ hai.  Phép Kì Yên, yết rồi qua ngày sau thì là đoàn cả.”.

Câu cụ Của viết như thế, không hiểu tại sao 2 thầy lại đổi lại tối nghĩa hơn nhiều là “chính lễ tế Thần nhằm ngày thứ hai của phép Kỳ Yên rồi qua ngày sau thì Đoàn cả” bạn nhỉ ?

2. Bạn để ý là cụ Của viết “Phép Kì Yên, yết rồi qua ngày sau thì là đoàn cả”.  Như vậy câu này cho chúng ta biết, hoạt động yết (ra mắt, xin ra mắt) có trước, rồi qua ngày thứ 2 thì làm lễ Đoàn Cả.

Như vậy, rất có thể Yết ở đây chính là lễ Túc Yết (ra mắt Thần) diễn ra buổi chiều hay khuya trước buổi lễ chính Kỳ Yên, rồi qua ngày thứ 2, là ngày lễ Chính Kỳ Yên, thì ngày đó, hoạt động chính lễ tế thần, được gọi là Đoàn Cả.

Nên làm gì có việc cụ Của giải thích là lễ Đoàn Cả phải diễn ra lúc 12 giờ khuya đâu bạn ? Không hiểu 2 thầy Huỳnh và Trương có đọc lộn câu giải thích của cụ Của không, và tại sao 2 thầy lại viết lại câu giải thích khác đi với câu của cụ Của bạn nhỉ ?

Và chết người hơn, lễ Đoàn Cả là chính lễ tế thần vào ngày thứ 2, thì làm thế nào mà tiết mục của lễ Đoàn Cả lại chỉ khác với lễ Túc Yết (là một lễ không quá rờm rà, chỉ ra mắt thần) chỉ có một câu ở nghi thức ẩm phước như 2 thầy giải thích bạn nhỉ ?  Chả lẽ chính lễ tế thần mà chỉ khác có 1 câu xướng với lễ Túc Yết hay sao ?

Và chả hiểu 2 thầy Huỳnh và Trương đã lấy câu văn cụ Của ở đâu, chứ câu mình đọc (trang 88) không hề viết như 2 thầy đã trích đoạn cả.

Và chúng ta cũng không biết ở đâu mà lại có việc “Điều cần chú ý là “chi tiết qua ngày thứ hai” có nghĩa là đúng 0 giờ thì bắt đầu cử hành lễ Đoàn cả” như 2 thầy nêu ra ? Câu văn cụ Của đoạn nào mà có viết để độc giả nghĩ là phải hành lễ lúc 0 giờ vậy bạn ? Đọc câu giải thích của cụ Của, mình thấy rõ là lễ Đoàn Cả có thể xảy ra bất cứ lúc nào vào ngày thứ 2, chứ làm gì có vụ diễn ra vào lúc 0 giờ như 2 thầy giảng vậy bạn ? 

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian







Không có nhận xét nào