Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Về "dạng thức của thơ" có phải "không là thơ" như một nhà thơ bên Việt Nam nhận định không ?

Về "dạng thức của thơ" có phải "không là thơ" như một nhà thơ bên Việt Nam nhận định không ? Mình thấy trên bài vi...

Về "dạng thức của thơ" có phải "không là thơ" như một nhà thơ bên Việt Nam nhận định không ?

Mình thấy trên bài viết của báo BBC (xem >> https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51584776), có đoạn văn này "Trao đổi với BBC News Tiếng Việt, nhà thơ - nhạc sĩ Nguyễn Hữu Hồng Minh nhận định: "Bài thơ của cô Chu Ngọc Thanh lẫn cô Trần Thị Lam về cách thức là một, chỉ dừng lại ở cấp độ ghép lại những câu có vần điệu. Tôi không gọi đó là thơ mà chỉ là dạng thức của thơ".".



Theo mình hiểu, "dạng thức" có nghĩa là "hình thức, hiện tượng", như vậy câu nhận định " Tôi không gọi đó là thơ mà chỉ là hình thức / hiện tượng của thơ" có nghĩa là gì vậy bạn ?

Mà danh từ "thơ" có nghĩa là gì, thì theo từ điển Hoàng Phê, "Thơ, d. Hình thức nghệ thuật dùng ngôn ngữ giàu hình ảnh và có nhịp điệu để thể hiện nội dung một cách hàm súc. Bài thơ lục bát. Ngâm thơ. Vở kịch thơ".

Như thế, thì nội dung thơ có hay hay không là một chuyện, nhưng rõ ràng thì bài thơ lục bát chính là bài thơ "ghép lại những câu có vần điệu" đúng không bạn ? Và ca dao, tục ngữ Việt Nam cũng vậy, và thơ Nguyễn Bính, Tố Hữu, Vũ Hoàng Chương cũng vậy. Và toàn bộ các bài thơ trên thế giới đều dùng phương pháp "ghép lại những câu có vần điệu" để mà tạo thành bài thơ cả, đúng không bạn ? 

Thế thì làm thế nào mà một nhà thơ / nhạc sĩ Việt Nam lại lên tiếng là một bài thơ "ghép lại những câu có vần điệu" không là thơ mà chỉ là "một dạng thức của thơ" vậy bạn ? Thế hóa ra cả thế giới không có thơ à ? Chỉ có "dạng thức của thơ" thôi sao ?

Mà một nhà thơ mà phát biểu chung chung như thế về thơ và "dạng thức của thơ", có là nỗi buồn cho giới trí thức Việt Nam không ?  Có phải nói như thế này, như mình đã phàn nàn rất nhiều lần, là người Việt rất thích việc viết và nói "đại khái", "miễn hiểu là được", chứ không hẳn họ đọc và viết theo phương pháp "chuẩn xác" không ? 

Mình tra mạng, thấy nhà thơ này tốt nghiệp "Khoa ngữ văn" (xem >> https://hopamviet.vn/info/composer/2788/nguyen-huu-hong-minh.html), như vậy chắc nhà thơ này rất hiểu tiếng Việt đúng không bạn ? 

Nên mình xin mời nhà thơ này lẫn các bạn lên tiếng, cho biết là câu nhận định "Bài thơ của cô Chu Ngọc Thanh lẫn cô Trần Thị Lam về cách thức là một, chỉ dừng lại ở cấp độ ghép lại những câu có vần điệu. Tôi không gọi đó là thơ mà chỉ là dạng thức của thơ". có là đúng hay không ? 

À, và mình để ý, bên Việt Nam, giới trí thức rất thích dùng những câu từ "đao to búa lớn" và "hoa mỹ" như thế.  Họ phát biểu như thế nhưng họ chưa bao giờ giải thích rõ họ viết / nói như thế là từ đâu mà họ nêu ra như thế cả.  Và rất nhiều lần,  mình đọc lại từ điển tiếng Việt, thì hóa ra những câu nhận định như thế, chưa bao giờ là đúng cả. Mà đáng sợ hơn, là chính người nói đã nói sai mà còn không biết là sai đó bạn..  Trí thức mà dùng tiếng Việt như thế, có làm hư cả sự trong sáng của tiếng Việt không ? 

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Brian

Không có nhận xét nào