BI KỊCH DÂN TRÍ. Nếu như trước đây truyền thông của đảng CSVN luôn nắm giữ thế độc quyền trong việc đinh hướng dư luận thì ngày nay dù vẫn ...
BI KỊCH DÂN TRÍ.
Nếu như trước đây truyền thông của đảng CSVN luôn nắm giữ thế độc quyền trong việc đinh hướng dư luận thì ngày nay dù vẫn ở thế chế độc tài nhưng xã hội Việt Nam đã có thể tiếp cận vói một luồng thông tin khác, có thể nói là đối lập với chính quyền. Điều này đảng CS đã chuẩn bị tâm lý từ cách đây mấy chục năm khi internet chưa ra đời. Bởi đảng biết rõ rằng internet sẽ khiến cả dân tộc không còn như những đàn ngựa bị bịt kín hai bên mắt, tiến về phía trước theo tiếng lục lạc một cách vô định mà không biết đang tiến về đâu.
Cách đây 45 năm , những người lính tiến vào Sài Gòn nói như nhà văn Dương Thu Hương là những con ngựa bị bịt mắt như thế. Sức mạnh của chủ nghĩa ngu dân do một đảng chính trị mang lại đã khiến tất cả mê muội , dò dẫm bước đến thiên đường mù.
Tuy vậy sau hơn 20 năm có mạng xã hội, dân trí Việt Nam vẫn tiến triển rất chậm so với các quốc gia cùng khu vực. Không thể so sánh với Nhật, Hàn, Singapore, Thái Lan... người Việt cũng có thể lạc hậu khi so với Myanma và Campuchia.
Có một tiêu chí để đánh giá dân trí mà không ai cãi được, đó là thể chế chính trị.
Một dân tộc không thể nói là dân trí cao khi thể chế của họ chỉ có một đảng.
Vì sao?
Vì với một đảng tức là họ đang bị cai trị. Họ không có quyền bầu cử, không có nhân quyền, không thể dùng tam quyền phân lập để xây dựng một nhà nước pháp quyền, không có quyền tự do ngôn luận, không thể truất phế , bỏ tù chính quyền...Như thế họ đang bị nô lệ.
Không ai nói một dân tộc đang bị nô lệ có dân trí cao cả. Bởi một logic đon giản là nếu cao thì họ đã không còn nô lệ, đã là những ông chủ đầy quyền hành của đất nước.
Cho nên nhiều người sẽ tự ái khi ai đó bảo dân trí mình thấp. Nhưng đó là sự thật khi họ không thể dùng trí và "dũng" của mình đẻ có thể đảm bảo cho an sinh và hạnh phúc của mình. Họ vẫn bị bất công mà không thể kiện cáo, bị công an, cảnh sát cơ động bắn chết mà vẫn phải nén uất ức trong lòng và chỉ dám chửi lén chế độ dưới những tài khoản ẩn danh.
Một dân tộc có trí cao thường có thể xuống đường biểu tình bỏ tù tổng thống ,quan chức ăn hối lộ, tham nhũng và khiến chính quyền sợ hãi, từ chức...
Nhưng các dân tộc yếu bóng vía thường lập luận rằng, chỉ vì chính quyền suy đồi, tàn bạo nên người dân buộc phải như thế.Và họ chửi ,lấy tấm gương của các quan chức các nước dân chủ ra để các quan chức độc tài noi gương.
Các nhà chính trị lại không nghĩ như họ. Bởi dân nào chính quyền đó. Logic của họ là so sánh dân của các nước với nhau chứ không so sánh chính quyền.
Chừng nào người dân Việt Nam vẫn chưa thấy vai trò quyết định thuộc về người dân thì họ vẫn chưa thể tạo ra được một thể chế dân chủ. Có chăng họ chỉ thay một chế độ độc tài này bằng một chế độ độc tài khác mà thôi.
Do vậy những quan chức như Nguyễn Quang Thuấn ăn chơi, sống xa hoa, xài tiền thuế dân như nước ...cũng vì bởi dù đã 20 năm có internet nhưng 95 triệu người dân Việt Nam vẫn chưa thể thay đổi được thân phận nô lệ của họ. Số đông vẫn bi số ít lừa gạt , gian dối mà không thể gọi nhau đứng dậy để tạo ra một nền chính trị dân chủ, pháp trị.
Đó là bi kịch của đời họ và đời con cháu họ sau này. Bi kịch dân trí.
Dương Hoài Linh
Không có nhận xét nào