CHÚNG TÔI YÊU CẦU CÁCH CHỨC GIÁM ĐỐC SỞ VĂN HOÁ THỂ THAO VÀ DU LỊCH TP HCM. Vừa qua tại khu vực Thảo Điền, Quận 2, TP HCM xuất hiện 1 ...
CHÚNG TÔI YÊU CẦU CÁCH CHỨC GIÁM ĐỐC SỞ VĂN HOÁ THỂ THAO VÀ DU LỊCH TP HCM.
Vừa qua tại khu vực Thảo Điền, Quận 2, TP HCM xuất hiện 1 quán bar có tên là Bar Budha (Quán nhậu Phật giáo), điều đáng trách là quán Bar này có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng Luật tín ngưỡng tôn giáo được quy định tại các Điều 2 và Điều 8 của Bộ Luật này. Những hình ảnh ăn chơi, nhảy múa, ăn mặc hở hang, ưỡn ẹo, nhậu nhẹt ... ngay bên cạnh và trước mặt những tượng Phật là điều không thể chấp nhận được. Hành động này cần được pháp luật nghiêm trị nhằm tránh gây bức xúc trong dư luận với những người trí thức và hàng chục triệu tín đồ Phật giáo trong và ngoài nước.
Với vai trò quản lý về lĩnh vực Văn hoá Thể thao & Du lịch, nhưng Sở VHTTDL TP HCM lại để xảy ra những việc thế này là điều mà dư luận và giới trí thức không thể chấp nhận được, vì nó có dấu hiệu phỉ báng tôn giáo, phỉ báng tâm linh của nhiều người khác.
LUẬT TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO
•Điều 2. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, kỳ thị vì tín ngưỡng, tôn giáo
Tín ngưỡng, tôn giáo là quyền của con người. Theo đó, Điều 5 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định các hành vi bị nghiêm cấm, cụ thể:
- Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
-Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
- Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
+ Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
+ Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
+ Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
+ Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
- Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.
•Điều 8. Vi phạm về tín ngưỡng tôn giáo có thể bị phạt tới 7 năm tù
Khoản 1 Điều 64 Luật Tín ngưỡng tôn giáo quy định: Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Cụ thể:
- Người nào lợi dụng các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, có thể bị phạt đến 07 năm tù (Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017)
- Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản hoặc ép buộc người khác thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào có thể bị phạt đến 03 năm tù (Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác theo quy định tại Điều 164 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017).
Ngoài ra, đối với cán bộ, công chức vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo khi thi hành công vụ tùy vào tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật với các hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc.
Võ Văn Dũng
Không có nhận xét nào