ĐẺ NGƯỢC 1. ĐÀN ÔNG ĐẺ NGƯỢC Một người đàn ông già nua nghiện rượu nên mắc chứng xơ gan cổ chướng. Căn bệnh càng gần về đích thì cái bụng củ...
ĐẺ NGƯỢC
1. ĐÀN ÔNG ĐẺ NGƯỢC
Một người đàn ông già nua nghiện rượu nên mắc chứng xơ gan cổ chướng. Căn bệnh càng gần về đích thì cái bụng của ông ta càng phình lớn như đàn bà chửa ba thai. Một hôm, do nốc quá nhiều rượu xếch, ông ta bị nôn ra máu và phải nhập viện. Bác sĩ khám lâm sàng ghi bệnh án: "lôn ra máu". Lệnh y tá chuyển khoa điều trị. Y tá cầm hồ sơ, lẩm bẩm: "Có cái dấu cũng ghi thiếu" rồi cô lấy bút điền vào chữ "lôn" một dấu huyền và đẩy băng ca xuống KHOA SẢN thay váy áo. Tại phòng đẻ, nữ bác sĩ đã sẵn sàng... Nhìn hồ sơ bệnh án qua cặp kính cận, bà thét hộ lí: "Đưa bệnh nhân lên bàn đẻ gấp!" Không cần tốc váy, bà thò tay khoắng vào khu "nhạy cảm"... giật mình, la lớn: "Đẻ ngược!" Cả phòng đứng hình... rồi tán loạn CẤP CỨU... Phẫu thuật!
2. NỀN KINH TẾ "ĐẺ NGƯỢC"
Từ câu chuyện hài người "đàn ông đẻ ngược" trên, tôi nghĩ về nền kinh tế rất "khiêm nhường" không dám nói là èo uột của Việt Nam nhưng lại được BCT ra quyết định (28/03/2020, theo NQ 5 Khoá IX) đưa nó ngược về một quá khứ hãi hùng: "KINH TẾ TẬP THỂ - HỢP TÁC XÃ... là xu thế tất yếu... trong nền kinh tế quốc dân". Trong khi đó, xu thế của thế giới là phát triển mạnh nền kinh tế thị trường - nên kinh tế tư nhân tự do. Chỉ có thể là nền kinh thị trường - tư doanh tự do phát triển mới có thể đẩy GDP của một quốc gia tăng trưởng được. Vậy mà nhà nước Việt Nam lại vẫn muốn khư khư ôm giữ cái mô hình TẬP THỂ một cách chung chung ấy là sao?
Ngay chính trong nội dung của văn bản ban hành kết luận này cũng có nhiều mâu thuẫn. BCT cũng đã nhận định "kinh tế tập thể còn nhiều hạn chế... tốc độ tăng trưởng còn thấp so với các khu vực kinh tế khác, tỉ lệ đóng góp GDP chưa đáp ứng nhu cầu..." Vậy, có nghĩa là mô hình này đâu có hiệu quả mà văn bản lại nói :"Tiếp tục phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, hợp tác xã là xu thế tất yếu..."?
Mấy ngày qua, mạng xã hội mặc dù đang sốt sình sịch về con cúm CoVid Vuhan nhưng vẫn lan truyền sự lo ngại và đầy mai mỉa về cái sự ban hành này. Bởi lẽ người ta đâu đã quên những năm tháng đói dài đói rạc không phải vì chiến tranh mà vì nền kinh tế quốc doanh, tập thể hợp tác xã (ở miền Bắc từ sau 1954 và miền Nam sau 1975, phá tan nền kinh tế TB tư nhân)... Tất cả thâu tóm vào tay nhà nước quản lí, chế độ tem phiếu kéo dài, bế quan toả cảng, ngăn sông cấm chợ hàng hoá, chỗ thừa không thể mang đến chỗ thiếu giao thương... tham ô phát triển, ngân khố nhà nước rách tướp như nhà chị Dậu... Con người sống trở nên bần tiện hoá.
Người ta băn khoăn không biết mô hình KINH TẾ TẬP THỂ này là thế nào? Có phải nó vẫn là mô hình vốn là do nhà nước cấp (cha chung không ai khóc) không? Hằng năm vẫn báo LỖ để trốn thuế chứ? LỖ thì nhà nước lại xuất kho ra BÙ LỖ chứ? Có HTX hay doanh nghiệp nào là (hè trước, sân sau của nhóm tư bản thân hữu) hốt hết vào hầu bao rồi vu PHÁ SẢN không? 12 đại án và biết bao trung án, tiểu án do quốc doanh điều hành đã mãi mãi về với "thiên đường..." đưa nền kinh tế nước nhà sập bẫy nợ, đẩy nợ công cao (nợ vốn nước ngoài) nhỡn tiền đó còn nhớ không? Đây có phải là mảnh đất tiếp tục nuôi béo tham nhũng không? Thế thì lò nào đốt cho xuể?
Người ta thắc mắc: Vì sao "phát triển kinh tế là nhiệm vụ của hệ thống chính trị" mà không phải là của các chuyên gia kinh tế và các Bộ - Ngành chuyên môn? Tại sao các chính trị gia chỉ có bằng chuyên về LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ mà lại muốn ôm trùm cả việc chỉ đạo đường lối kinh tế của đất nước? Người ta thắc mắc BCT kêu gọi ra sức "tuyên truyền, quán triệt bản chất của nền kinh tế tập thể, hợp tác xã, khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của kinh tế tập thể trong nền KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN...", vậy "bản chất, vị trí, vai trò" của nền kinh tế này là thế nào? Tại sao "kinh tế thị trường" là kinh tế tự do mà còn có cái đuôi "định hướng xhcn"? Bởi rõ ràng hai đường lối phát triển kinh tế là khác nhau: một đằng là do tư nhân bỏ vốn, điều hành, đóng thuế cho nhà nước (tự quản lí, tài chính không thể thất thoát); một đằng hoạt động bằng vốn của nhà nước, nhà nước quản lí, điều hành (cha chung không ai khóc), thất bại đau đớn mà sao nó vẫn được khẳng định là "xu thế tất yếu" của đường lối phát triển kinh tế?
Thiết nghĩ nhà nước đã kí kết tham gia Thương mại tự do châu Âu (EU) thì hãy nhằm xem xu hướng quốc tế thế nào để có đường lối, chính sách kinh tế phù hợp. Bởi theo hội thảo của QH ngày 30/10/2019, các dân biểu đã thảo luận rất gay gắt về các "khu vực kinh tế", trong đó có khu vực kinh tế tư nhân: 40% GDP do kinh tế tư nhân đóng góp nhưng nó đang là một NGHỊCH LÍ lớn... và nó vẫn đang bị trèn ép, không có nhiều ưu đãi, đang là mảnh đất của nạn tham nhũng vặt. Vậy, bây giờ BCT lại khẳng định kinh tế tập thể, hợp tác xã là nền tảng dẫn dắt kinh tế nước nhà thì việc tham gia tự do thương mại quốc tế liệu có hiệu quả và đó có phải là nền KINH TẾ "ĐẺ NGƯỢC"?
Lã Minh Luận
(Ảnh: Các báo đưa tin Trần Quốc Vượng thay mặt BCT kí văn bản quyết định ngày 28/03/2020... và Hội thảo của QH về nền kinh tế tư nhân ngày 30/10/2019)
Không có nhận xét nào