ĐÔI LÚC CẦN MẠNH DẠN “ĐI BÊN TRÁI” Việt Nam và nhiều nước khác có quy tắc giao thông là đi bên phải đường. Vì vậy những ai đi bên trái...
ĐÔI LÚC CẦN MẠNH DẠN “ĐI BÊN TRÁI”
Việt Nam và nhiều nước khác có quy tắc giao thông là đi bên phải đường. Vì vậy những ai đi bên trái thường được coi là “đi ngược chiều”
“đi trái chiều”. Lẽ dĩ nhiên người đi bên trái như vậy không chỉ nguy hiểm cho bản thân mà còn có thể gây nguy hiểm cho những người đi đường khác.
Tuy đi ở chiều bên trái là ngược với quy tắc giao thông, nhưng muốn vượt người đi phía trước thì phải vượt bên trái. Từ đó tạo ra câu đố vui:
- làm thế nào để vượt người đi trước mà không cho phép” qua mặt”
- Câu trả lời thật đơn giản: chỉ cần “qua trái” vậy mới đúng luật đi đường.
Lắm lúc, khi vượt người ta có thể lấn sang phần đường của làn xe khác hoặc của người đi chiều ngược lại, ngôn ngữ giao thông gọi là”lấn tuyến” và đây là một lỗi bị phạt khá nặng.
Ví như người đi đường, thay vì tranh thủ xin chuyển làn an toàn để thoát khỏi một vụ ùn tắc thì cứ khư khư giữ làn cũ, khiến xe sau không vượt lên được, dắc dây cả đám người phía sau.
Tôi hoàn toàn không cổ suý cho việc vượt trái tuỳ tiện, phá bỏ quy tắc. Tôi nghĩ rằng chỉ nên chuyển làn và vượt trái khi an toàn( cho mình và cho người khác) nói theo góc độ pháp luật là phải thượng tôn, nói theo xã hội học thì phải làm tròn vai của mình, không tạo ra sự lệch chuẩn hay sai lệch xã hội, xh nào cũng cần những điều đó để tạo ra sự ổn định.
Tuy nhiên nếu sự ổn định được duy trì quá lâu không có sự thay đổi nào “đột biến” thì xh đó dễ đi đến trì trệ và lạc hậu. Khi đó cần phải có sự “ đi bên trái” vì điều gì đó, cần ai đó mạnh dạn “ đi bên trái” để tìm ra cái mới mà dẫn đường...
Nhìn lại quá khứ không ít cá nhân do” đi bên trái” vì khoa học, vì ngườikhác( chứ không vì cá nhân) đã bị xây xát, bị bầm dập, thậm chí mất mạng, nhưng nhờ họ mà con người tiến bộ hơn.
Ví dụ như Porometheus vì dám cướp lửa tử thần Zeus cho con người( tức là làm trái quy tắc của các thần) mà bị đày ải muôn đời, nếu không có vị thần này thì con người vẫn sống trong tăm tối, lạnh lẽo và phải ăn lông ở lỗ( đó là hiểu theo cách giả định) Bruno vì tuyên truyền cho thuyết “nhật tâm” của Copernic trái với thuyết “ địa tâm” đang tồn tại mà phải lên giàn hỏa thiêu...nói như Lỗ Tấn: đầu tiên trên trái đất này làm gì cóđường, người ta đi lại mãi thành đường đó thôi, vậy thì: chắc chắn những người đầu tiên phải đi dọn đá, chặt cây, mở lối, chứ không thể “ khơi khơi” mà có đường- ta phải hoan nghênh họ!
Khám phá” dám đi bên trái” phải căn cứ vào lợi ích và bản lĩnh, lợi ích đó thuộc về số đông chứ không phải vì mình. Bản lĩnh đó dựa trên lý thuyết hợp lý, những thực nghiệm có thực và nhu cầu cấp thiết của thực tế chứ không phải võ đoán.
Triết học đã nêu; cái mới lúc ra đời thường rất khó khăn, bởi nó đi khác(trái- ngược) với hiện thực, nhưng dần sẽ phát triền và được khẳng định. Nhưng không phải cái nào lần đầu xuất hiện cũng là cái mới- có khi chỉ là những thứ rác rưởi cần phải dọn sạch ngay khi mọc mầm.
Cái mới có đáng xem là mới hay không thì cần phải xem lợi ích và nhu cầu- nó đáp ứng cho ai, và để làm gì?
Tất cả chúng ta luôn ủng hộ cái mới nếu nó thực sự mới. Ủng hộ cả những người “ đi bên trái đường” nếu họ biết vì nhiều người khác, đem lại lợi ích cho nhiều người khác.
Thảo Ngọc
Chút tản mạn ngày chủ nhật: 15/3
Không có nhận xét nào