Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VỀ NGƯỜI VIỆT CHÚNG TA CÓ LÀ QUÁ ĐÁNG KHI CA TỤNG NHỮNG VĨ NHÂN NƯỚC NHÀ KHÔNG ?

Về người Việt chúng ta có là quá đáng khi ca tụng những vĩ nhân nước nhà không ? #viet_cho_chuot_meo_kien_cung Mình lấy 4 ví dụ là...

Về người Việt chúng ta có là quá đáng khi ca tụng những vĩ nhân nước nhà không ?

#viet_cho_chuot_meo_kien_cung

Mình lấy 4 ví dụ là trường hợp các cụ Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn, Nguyễn Du, và Trịnh Hoài Đức.

Cả 4 cụ này đều được xem là những vĩ nhân trong lãnh vực nghiên cứu về sử học và ngôn ngữ học Việt Nam cả.

Cụ Nguyễn Trãi thì có bộ Quốc Âm để đời

Cụ Lê Quý Đôn thì có đủ thứ bộ từ điển lẫn bộ Phủ Biên Tạp Lục để đời

Cụ Nguyễn Du thì có thi ca Truyện Kiều để đời 

Cụ Trịnh Hoài Đức thì có bộ Gia Định Thành Thông Chí để đời

Nhưng hoá ra, cả bao nhiêu năm nay, người Việt ca tụng các cụ lên tới mây đến thế, chúng ta có cả hội Kiều Học và có cả bao nhiêu là các luận án tiến sĩ trích đoạn các tác phẩm này trong việc ca tụng hoặc nghiên cứu về văn hoá và sử học Việt Nam, ấy thế mà, đến năm 2020 ở thế kỷ 21 này, chưa có học giả Việt Nam nào đủ trình độ để mà “văn bản học” các tác phẩm trên.  Nói rõ hơn, chưa có một học giả nào đã bỏ thời gian ra để mà nghiên cứu rằng là các tác phẩm trên có đúng là 100% được viết bởi các cụ vĩ nhân này không ? Hay là sau này người ta thêm mắm thêm muối vào, hoặc giả có khi các cụ tác giả này chưa bao giờ giỏi như thế cả, nhưng sau này các cụ Nho gia Việt Nam thêm vào đủ thứ mắm muối để ca tụng cho cái gọi là “sự tự hào dân tộc” chăng ? 

Như vậy khi người Việt khen bộ từ điển Quốc Âm của cụ Nguyễn Trãi hay quá, vì đó là văn bản gần như duy nhất cho chúng ta biết cách dùng tiếng Việt của người Việt mình vào thế kỷ 15, đó có là sự khoe khoang hợm hĩnh của người Việt không ? Vì bộ Quốc Âm đó được sưu tầm và biên soạn lại vào thế kỷ 19 thời vua Minh Mạng mà ?

Như vậy khi người Việt khen bộ Phủ Biên Tạp Lục của nhà bác học Lê Quý Đôn quý quá, ấy thế mà không hề có một bản Phủ Biên Tạp Lục nào chính gốc 100% của cụ Lê Quý Đôn là còn cả, và các dị bản mà người Việt đọc xưa nay, là các bản chép lại, mà đau lòng hơn, là trong dịch phẩm của họ, các cán bộ Viện Sử Học với cụ Đào Duy Anh dẫn đầu, đã lắp ráp cắt xén chỉnh sửa 4 dị bản Phủ Biên Tạp Lục khác nhau để cho ra đời một bản Phủ Biên Tạp Lục mới mà người Việt khen lên tới mây đó chứ ? Có nhà bác học Lê Quý Đôn nào mà viết tài tình đến thế đâu ta ? 

Như vậy khi người Việt khen quyển thi ca Truyện Kiều là một tác phẩm sáng rực trong nền văn học Hán Nôm Việt Nam, nhưng sự thật lại là người Việt chưa bao giờ có một bản gốc Truyện Kiều chữ Nôm do chính tay cụ Nguyễn Du viết ra cả, mà toàn các bản sao chép lại.  Và ngay cả các dị bản, cách dùng chữ cũng khác nhau. Thế thì có phải các nhà Kiều Học Việt Nam cả bao nhiêu năm nay đều toàn là “mò trăng đáy nước”, “tự sướng” với việc khảo chứng chữ này chữ nọ khác nhau, nhưng có khi cụ Nguyễn Du chưa bao giờ giỏi và biết dùng chữ đến thế như các cụ lúc nào cũng khen chăng ? Việc ca tụng lên tới mây như thế này, là do các cụ Kiều Học đã nhét chữ vào mồm cụ Nguyễn Du, để rồi ngày nay người Việt chúng ta tự mãn mà ca ngợi là có một Đại Thi Hào Nguyễn Du nào đó đấy chứ.

Như vậy khi người Việt khen quyển Gia Định Thành Thông Chí là một quyển sách địa lý miền Nam quý, mà sự thật đáng buồn là cho đến nay chưa có học giả Việt Nam nào đủ trình độ để mà nghiên cứu xem các dị bản bộ Gia Định mà chúng ta có, chúng có thật là 100% do cụ Trịnh Hoài Đức viết không, hay người đời sau đã thêm mắm thêm muối vào.  Nhưng người Việt lại rất sẵn sàng tung hô bộ Gia Định này lên tới mây, rồi lấy cả những gì viết trong đấy để làm chứng cớ mà phân tích đủ thứ.  Cá biệt, có cả trường hợp như dịch giả mới nhất là thầy Phạm Hoàng Quân lại khẳng định là cụ Trịnh Hoài Đức đã viết thế, viết thế, rồi khẳng định là cụ Trịnh Hoài Đức đã đổi tên địa danh Nôm ra địa danh Hán ngữ như thế, như thế, mặc dù thầy Quân chưa bao giờ cho chúng ta biết là thầy đã có “văn bản học” bộ Gia Định này chưa, hay thầy cứ nhắm mắt mà phán bừa như thế, và người Việt lại được một phen “tự sướng” như thế.

Đó là còn chưa nói cả tác phẩm Ô Châu Cận Lục mà người miền Trung nào xem ra cũng quý như của gia bảo, là một tác phẩm bị viết lại, bị thêm mắm thêm muối vào, và chúng ta có cả một vị học giả nổi tiếng miền Trung, khi dịch bộ này lại còn giở trò cắt xén cả đoạn văn quan trọng chứng minh tác phẩm này là của ai đó viết hay soạn lại, đó là một việc làm thất nhơn tâm của một học giả miền Trung, người xem ra lúc nào cũng tự cho ông là có lòng với đất nước, với Huế đấy chứ.  Có lòng với Huế, với miền Trung mà lại dịch cắt xén đoạn quan trọng như thế đấy ư ? Sao ông chưa xin lỗi người Huế nhỉ ? 

Nên không hiểu khi người Việt chúng ta khen lên tới mây những tác phẩm này, những vĩ nhân này, chúng ta có bao giờ tự suy nghĩ, ở thế kỷ 21, người Việt có còn nên cho phép bản thân họ “dễ dãi” và đầy tính “tự sướng” hay “thủ dâm dân tộc” khi đọc và bàn về các tác phẩm xưa của người Việt như thế không ? Họ sẽ dạy được gì cho lớp trẻ người Việt tiếp theo ngoài sự ảo tưởng là có các vĩ nhân hay tác phẩm Việt Nam vĩ đại nào đó ? Liệu lớp trẻ Việt thời nay, với cả thế giới trong tay chúng, nếu chúng được tự do ra hải ngoại mà nghiên cứu lịch sử thế giới, văn học thế giới và sử học thế giới, chúng khi nhìn lại, có oán trách là bố mẹ chúng, thầy cô chúng, ông bà chúng, là những bọn người nói láo và nói láo và nói láo và nói láo và nói láo và nói láo và nói láo và nói láo không ? Chúng có tha thứ cho những thế hệ người Việt trước (tức thế hệ chúng ta) không ? Và chúng ta có còn biện hộ là “dạy cho bọn mày biết tự hào dân tộc là gì, rồi cho bọn mày có điều kiện đi học cao, đi nghiên cứu để rồi bọn mày lại quay về mà mạt sát thế hệ ông bà thế này à, bọn mất dạy” không ? Liệu bọn trẻ người Việt có là bọn mất dạy hay thế hệ chúng ta mới là thế hệ mất dạy, bạn nhỉ ? 

Liệu bọn trẻ Việt ở các thế hệ kế tiếp, chúng có được quyền chỉ thẳng vào mặt chúng ta, và nói thẳng rằng chúng ta là những thế hệ người Việt nói láo mà không biết ngượng miệng không ? 

Và chúng ta có cần xin lỗi chúng không ? Hay trong văn hoá người Việt mình, không hề có việc người già hay thế hệ trước xin lỗi người trẻ hay thế hệ sau, mặc dù các thế hệ đại thụ người già của người Việt đã, đang và sẽ để lại không biết bao nhiêu tang thương và rác rưởi cho cái mà họ lúc nào cũng tự hào là “văn hoá & sử học Việt Nam” ? Đến khi nào thì những vị thầy đã góp tay vào việc tuyên truyền bậy, bậy cả về nghiên cứu và cả trong việc dạy học trò, sẽ lên tiếng xin lỗi người trẻ Việt trong cách họ dạy chúng về “sự tự hào dân tộc” như thế này, bạn nhỉ ?

Nhơn sáng sớm đọc truyện Ông Bình Vôi @ San Jose, California - chào buổi sáng Monday đầu tuần tháng 3 thật đẹp

Brian




Không có nhận xét nào