Về việc dịch vua Cao Miên là "phò mã" chúa Nguyễn có là đúng không ? Trong dịch phẩm Xứ Đàng Trong, cô Thanh Thư đã dịch đoạ...
Về việc dịch vua Cao Miên là "phò mã" chúa Nguyễn có là đúng không ?
Trong dịch phẩm Xứ Đàng Trong, cô Thanh Thư đã dịch đoạn văn quan trọng này trong Phần 1 Chương VII như sau:
****
Câu văn Pháp ngữ: En outre, il est continuellement à préparer et à mettre en marche des farces pour soutenir le roi du Cambodge, mari d’une de ses filles, bâtarde, le secourant de ses galères et de ses soldats contre le roi du Siam.
Google Translate dịch sang Anh ngữ là: In addition, he is continually preparing and launching pranks to support the king of Cambodia, husband of one of his daughters, bastard, rescuing him from his galleys and his soldiers against the king of Siam.
Câu văn Anh ngữ từ bản cô Olga: He is also in continual motion, and making warlike preparations to assist the king of Cambojia, who has married his bastard daughter, sending him succours of gallies, and men, against the king of Siam
Cô Thanh Thư dịch theo bản Pháp ngữ: Mặt khác chúa luôn sẵn sàng điều động binh mã tiếp ứng cho PHÒ MÃ của ngài - quốc vương Cao Miên lấy một con gái hoang của chúa - chống lại quốc vương Xiêm La.
****
Như vậy, trong cả hai bản nguyên tác Pháp ngữ và Anh ngữ, làm gì có danh từ "PHÒ MÃ" trong này bạn nhỉ ? Nguyên tác chỉ viết là chồng của cô con gái hoang của Vua Nam Hà.
Vậy:
1. Thứ nhất, nếu chúng ta chấp nhận dịch danh từ King of Cochinchina (vua Nam Hà) thành ra là Chúa Nguyễn, thì chồng của con gái Chúa, tức công nữ, có gọi là Phò Mã không vậy bạn ? Hình như Phò Mã là danh từ chỉ dành riêng cho chồng của công chúa, con gái vua, thôi mà đúng không ? Vậy ở đây khi mà cô Thanh Thư dịch Chúa Nguyễn, thì chắc là không thể nào có danh từ Phò Mã nào như cô đã dịch thoát ra như thế cả.
2. Thứ hai, nếu nguyên tác không hề viết "Phò Mã", mà chỉ viết là "chồng" (theo Pháp ngữ), và "người lấy con gái hoang của ông" (theo Anh ngữ), thì rất có thể, cô con gái hoang này chưa bao giờ được viết trong nguyên tác sách ông Borri là được phong tặng hoàng hậu hay gì cả. Nên có khi cô con gái hoang này, được gả như một món quà trao đổi ngoại giao vậy, không hơn và không kém. Mà một vị vua nước hùng mạnh như Cao Miên khi đó, lấy một cô người Việt vào hậu cung, và nguyên tác sách không hề viết gì về "Phò Mã" cả, vậy mà cô Thanh Thư dịch là "Phò Mã", có là đi quá sự thật không ?
Một câu văn đọc nguyên tác Anh ngữ dễ hiểu như thế (và mình nghĩ chắc là câu Pháp ngữ cũng không khó) về danh từ "người lấy con gái hoang của ông", thế mà cô Thanh Thư lại dịch luôn thành ra là "Phò Mã", theo mình là cô đã dịch quá xá là thoát. Việc dịch như thế này, cũng dịch gần như vụ dịch trật lất trong đoạn dịch tiêu đề Chương VII "And of the Wars He has in his kingdom", mà cô dịch là "Và Các cuộc chiến tranh mở mang bờ cõi". Nhưng than ôi, khi bạn đọc phần nội dung trong nguyên tác, thì hóa ra các cuộc chiến tranh này, với Bắc cự quân Trịnh, Tây cự người Chiêm, nội quốc cự lại cuộc nổi dậy của 2 anh em nhà vua, xa tuốt luốt lại giúp Cao Miên đánh trả lại sự xâm chiếm của Xiêm La, toàn là các cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước, không biết nay mai có còn đất nước Nam Hà không, thế mà làm sao cô Thanh thư lại dịch tựa Chương 7 từ "And of the Wars He has in his kingdom" thành ra là "Các cuộc chiến tranh mở mang bờ cõi" được nhỉ ?
Mà hình như nhiều người Việt đọc lên danh từ "Phò mã" trong này, thấy hả hê lắm đúng không ? Nhưng không biết có người Việt nào đọc lại lịch sử Đông Nam Á thế kỷ 17, có biết là lúc đó chúa Nguyễn đi cầu làm thân với bên Cao Miên không ? Ngay cả ông Borri đã viết người Việt không biết thuần voi kìa bạn, và các học giả Tây họ đã nghiên cứu là khi đó chúa Nguyễn cầu cạnh Cao Miên để mua voi chiến đó thôi. Nên làm gì có vụ "Phò Mã" gì ở đây bạn nhỉ ?
Mời bạn !!!
Brian
Không có nhận xét nào