VN CÓ THỂ THOÁT TQ VÌ LỢI THẾ ĐỊA LÝ? Stt trước mình đã thống kê các nước giáp TQ mà không lệ thuộc TQ để cho thấy là việc giáp TQ khô...
VN CÓ THỂ THOÁT TQ VÌ LỢI THẾ ĐỊA LÝ?
Stt trước mình đã thống kê các nước giáp TQ mà không lệ thuộc TQ để cho thấy là việc giáp TQ không phải yếu tố quyết định khiến VN buộc phải lệ thuộc họ. Trong stt đó mình có tranh luận với 1 bạn, bạn ấy cho là yếu tố địa lý dẫn đến bị ảnh hưởng văn hóa, vẫn là quan trọng nhất khiến VN phải lệ thuộc TQ. Mình tổng hợp lại các cmt tranh luận đó ra đây.
Mình không phủ nhận yếu tố địa lý là quan trọng khiến VN bị ảnh hưởng văn hóa/văn minh của TQ, đó là vấn đề lịch sử, không thể chối cãi được. Tuy nhiên, đó không phải là điều kiện quan trọng nhất, mà chính yếu tố đồng minh hay thực dân mới quyết định trong việc các nước láng giềng của TQ không bị phụ thuộc vào TQ.
Thực vậy, VN có 3 lần thật sự thoát Tàu là thời thực dân Pháp đô hộ, thời Quốc gia VN, thời VNCH và giai đoạn 76-91. Đó là do VN được bảo kê bởi Pháp, Mỹ, LX, là những cường quốc mạnh hơn TQ lúc đó. VN đã thoát Trung trong khi địa lý và văn hóa chả thay đổi đáng kể.
Tương tự vậy với Mông Cổ, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc thoát khỏi ảnh hưởng của TQ thì 1 phần lớn là do dựa được vào các cường quốc như LX (sau này là Nga) đối với Mông Cổ và các nước còn lại là đồng minh chiến lược của Mỹ. Triều Tiên thoát khỏi nhà Thanh cũng là do bị/được Nhật chiếm. Gần đây Myanmar thoát Trung cũng 1 phần lớn là dựa vào sự ủng hộ DC hóa của phương Tây.
Vậy yếu tố nào khiến VN vẫn cứ bám đít TQ? Cũng là do yếu tố đồng minh, ý thức hệ. VN thoát Tàu nhờ điều đó và bám đít Tàu cũng vì điều đó! Khi Đông Âu rồi LX sụp đổ, VN chới với vì mất chỗ dựa, nội bộ đảng cũng bị chuyển hóa nhiều, đã có 1 số đảng viên muốn đi theo con đường DC hóa. Đứng trước nguy cơ sụp đổ chế độ, TBT Nguyễn Văn Linh và đa số UV BCT đã lựa chọn quay lại với các đ/c TQ, bởi vì chính ông anh LX cũng phải làm như thế, cho dù VN vừa bị TQ lấy mất đảo Gạc Ma. Thế là VN và TQ lại thành môi với răng như xưa.
Tuy nhiên lãnh đạo VN vẫn muốn lý giải mối quan hệ này theo hướng khách quan hơn, là do VN bị ảnh hưởng bởi văn hóa TQ lâu đời, nên đi theo họ là hợp lý, để che dấu nguyên nhân chính kể trên. Thực ra không phải vậy. Cũng nền văn hóa bị ảnh hưởng bởi TQ nhưng Đài Loan không theo TQ, VNCH không theo TQ, Hàn quốc, Singapore không thân TQ. Mông Cổ mới tách khỏi TQ gần 100 năm mà vẫn đi con đường riêng. Nhưng Campuchia với văn hóa khác hẳn, lại không chung đường biên giới, mà vẫn đi theo TQ. Đó hoàn toàn là do yếu tố đồng minh (không nhất thiết cùng ý thức hệ).
Vậy làm thế nào để VN thoát khỏi TQ? Vẫn là từ vị trí địa lý. Trong 1 số stt khác, mình đã phân tích về vai trò địa lý của VN với TQ là rất quan trọng, đặc biệt là miền Bắc. Vì từ Côn Minh ra biển gần nhất là đi đường Lào Kai - HN - Hải Phòng. Vị trí chiến lược này Toàn quyền Paul Doumer đã nhìn thấy và cho xây dựng đường sắt Vân Nam, HN - Lào Kai - HP. Bây giờ VN lại có thêm lợi thế là cửa ngõ của biển Đông, với quần đảo TS nằm giữa như cánh cổng. Chính vì thế nên TQ phải giành giật lấy TS và cướp lấy HS để giữ lấy 1 bên cánh cổng này. Biển Đông là cửa ngõ hàng hải để tàu bè từ Đông Á sang châu Âu và Ấn Độ. Chính vì thế nên Hàn Quốc, Philippines, Nhật Bản, Đài Loan, TQ kể cả Mỹ, Tây Âu và Singapore, Ấn Độ đều cần thao túng, ít nhất là giữ an toàn cửa ngõ này. VN có lợi thế là đang chiếm được nhiều đảo thuộc TS nhất, lại có bờ biển dài áp với biển Đông, có quân cảng Cam Ranh để canh giữ, nên có lợi thế nhất ở biển Đông. Vị trí thứ 2 là Philippines.
Với lợi thế đó thì chỉ cần VN tận dụng hết các cơ hội quan hệ với các nước cần con đường tơ lụa trên biển này là có thể thoát Trung, y như Thái Lan đã làm để tránh bị xâm lược hồi thế kỷ 19. Nhật Bản, Hàn quốc, Mỹ, Tây Âu, Ấn Độ, chắc chắn không bao giờ muốn TQ độc chiếm biển Đông hoặc chiếm VN. Vì họ sẽ không còn tự do hàng hải nữa, TQ sẽ đóng cổng, mở cổng tùy thích. VN hoàn toàn có thể tận dụng cơ hội đó để quan hệ đa phương, không để cường quốc nào độc chiếm.
Như vậy, có thể thấy vị trí địa lý tưởng chừng như bất lợi sẽ biến thành có lợi để VN thoát Trung. Nhưng cũng phải nhìn nhận 2 mặt, vì vị trí quan trọng như vậy nên TQ sẽ tìm mọi cách để giữ VN trong vòng tay của họ. VN muốn an toàn để phát triển thì nên thoát Trung 1 cách hòa bình như Myanmar, Mông Cổ, tránh gây xung đột quá căng thẳng với với họ. Như vậy là thoát Trung chứ không cần chống Trung cực đoan như Lê Duẩn đã làm, thì mới không biến VN thành tiền đồn chống TQ, thành chiến trường cho các cường quốc.
Dương Quốc Cính
Không có nhận xét nào