Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

CÂY GẠO NEU - NƠI LAN TỎA SỰ SẺ CHIA

CÂY GẠO NEU - NƠI LAN TỎA SỰ SẺ CHIA Nhiều bạn đọc bài viết tôi cap ảnh có thể gật gù: Ừ, cô này nói cũng đúng mà! Nhưng không, những bài vi...

CÂY GẠO NEU - NƠI LAN TỎA SỰ SẺ CHIA

Nhiều bạn đọc bài viết tôi cap ảnh có thể gật gù: Ừ, cô này nói cũng đúng mà!

Nhưng không, những bài viết dạng này đó ít nhiều ủ sẵn những mầm độc, khiến cho chúng ta có tư duy sai lệch trong vấn đề nhận thức xã hội. 

- Đầu tiên, chúng ta cần phải hiểu rằng bất kỳ hoạt động thiện nguyện nào, kể cả có “mua danh chuộc tiếng” đi chăng nữa nhưng một khi có những “người khó khăn cần giúp đỡ đã được giúp đỡ”, vậy thì ta cần phải trân trọng nó. Vì sau ư? Vì nó có tính nhân bản, mang lại tính tích cực cho xã hội.

Nhiều diễn viên ca sĩ, những người nổi tiếng đôi lúc hoạt động thiện nguyện, mặc dù báo chí đều giật title là “âm thầm” nhưng biết đâu đằng sau đấy cả là một ekip truyền thông. Dù là vô tình hay hữu ý, thực sự hảo tâm hay chiêu trò PR, chúng ta cần phải trân trọng vì đã giúp đỡ nhiều người trong lúc họ gặp khó khăn.

Nhìn lại chương trình hoạt động “cây gạo NEU” của trường Đại học kinh tế quốc dân, khi rất nhiều người nghèo đã được nhận gạo ngay trong lúc khó khăn, “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, đẹp xiết bao những hành động nhân văn như thế.

- Thứ hai, từ bi cũng cần trí huệ, vậy nên nhân ái cũng cần thương đúng đối tượng, nếu không nó sẽ phản tác dụng. 

Hoạt động nhận gạo và có nhận diện khuôn mặt ở “cây gạo NEU” rất ý nghĩa. Như cô Bạch Hoàn có nói, NEU trao cho người nghèo một túi gạo và yêu cầu nhận diện gương mặt thì đó không phải “tình người trọn vẹn và nguyên sơ”, xin lỗi, vì cô quá ngu xuẩn. Cô này đang dùng ánh mắt và tâm thái của những người giầu nhận gạo để so xét, vì nếu chúng ta có hoàn cảnh khó khăn, nhận về một túi gạo có gì mà xấu hổ. Nhận về tấm lòng hảo tâm của người khác khi mình gặp khó khăn, nó là một chuyện hết sức bình thường, và tất thảy chúng ta cần phải trân trọng điều đó. Chỉ những kẻ không khó khăn những vẫn cứ thích đi nhận gạo thì mới thấy xấu hổ mà thôi.

Thật ra, nếu như Việt Nam chúng ta đang là xã hội “đức trị”, mọi người ai cũng có ý thức tự giác thì có khi phát ngôn của cô Bạch Hoàn là đúng. Nhưng mà xã hội này còn có rất nhiều những người “không tự giác”, thậm chí là rất kém ý thức. 

10 năm trước, khi mình vào Sài Gòn có tham gia hoạt động thiện nguyện là “Quán cơm 2000đ”, chuyên bán cho những người lao động có hoàn cảnh khó khăn vào trưa các thứ 3-5-7. Thực ra bất kể ai vào ăn cơm, sang quý hay bần hàn đều không vấn đề, miễn là đừng tư lợi. Nhưng sau này mình biết, có những người khá giả chỉ vì tham chút lợi nhỏ mà ra ăn miết, lại có những kẻ còn xin cơm thêm về cho chó. Chuyện nghe qua rất là vô lý, nhưng nó là sự thật đấy.

Xã hội này nhiều người lạ lắm. Có bà cụ 80 tuổi phải đạp xe lên xã mấy lần chỉ để xin cho ra khỏi danh sách hộ nghèo mặc dù cuộc sống vẫn đang vất vả lắm. Nhưng lại có những hộ khá giả nhưng cứ thích giả nghèo giả khổ chỉ vì chút lợi ích bé con. Xã hội Việt Nam vẫn nhiều người dạng vậy lắm đấy.

Như lời kể của một độc giả, trích: “Hai nhà hàng xóm nhà mình ra cây này nhận gạo xong về nhà oang oang lên làm như hay ho lắm,trong khi nhà Hà Nội đàng hoàng, chồng sáng sáng vẫn đi ăn phở trên Lò Đúc,vợ thì có lương hưu, con trai bé lấy vợ ở nhà Ecopark, mà lại còn dắt cháu đi lấy cùng cho nhanh và được thêm suất.”

Hay như báo Thanh niên mới đây có đăng bài “Giọt nước mắt phía sau những cây ATM gạo”, trong đó có kể về trường hợp bà ĐTT  với hoàn cảnh rất đáng thương. Theo như lời báo kể, thì “bố mất, mẹ bỏ đi, người cháu gái được bà T chăm bẵm từ ngày còn đỏ hỏn. Cháu bao nhiêu tuổi là bấy nhiêu năm hai bà cháu nương tựa vào nhau.

Học xong cấp ba, cháu không thi đại học, xin đi làm bánh thuê. Người ta trả công 3 triệu đồng/tháng, số tiền đó đủ cho hai bà cháu trả tiền trọ, chắt chiu bữa đói bữa no. Vậy nên, nhận được thông tin có điểm phát gạo bà T đã đi bộ nhiều kim giữa trời nắng để nhận gạo, lên đến nơi thì buộc phải về  vì hết. 

Chỉ là theo xác minh, hóa ra bà ĐTT trú tại Quan Hoa, Hà Nội đúng là nuôi cháu mồ côi thật, nhưng  bà hiện đang sống cùng cháu nội sinh năm 2001 trong căn nhà 3 tầng 1 tum khang trang hiện đại, tầng 3 cho sinh viên thuê. Bà lại đang sống cạnh nhà con trai, hai nhà vật dụng không thiếu một thứ gì, ấy vậy mà vẫn lặn lội cả cây số đi lấy gạo miễn phí và kể lể “đói ăn sắp chết” thì không biết khóc hay cười nữa.

Thứ ba, hoàn cảnh đặc biệt cần có những hoạt động đặc biệt. Trước khi nhận định điều gì, có lẽ cần tìm hiểu kỹ càng hơn. Chỉ đáng tiếc, nhiều cánh lều báo lẫn blogger kền kền chỉ thích phán xét mà không bao giờ đi tìm hiểu, thậm chí ít chịu tư duy để nhìn vào bản chất vấn đề.

Trong thời buổi cả nước, đặc biệt là Hà Nội đang “giãn cách xã hội” để chống dịch Covid-19, thì việc hạn chế tụ tập và khai báo y tế liên tục là việc làm vô cùng cần thiết. Theo mình, việc NEU áp dụng nhận diện gương mặt có nhiều cái lợi. Trước tiên chính là để hạn chế những người “tham lợi cá nhân” mà lấy đi phần của những người thực sự khó khăn. Sau nữa là giúp cho việc cấp phát gạo miễn phí nhanh chóng, tiện lợi, đúng quy trình, giảm thời gian chờ đợi trong việc khai báo y tế. 

Cô Bạch Hoàn có nói trong lời kết: “Thà trao nhầm người còn hơn không thể trao đi một niềm tin trọn vẹn. Người nghèo cần tiếp tục sống. Nhưng, con người, giàu hay nghèo cũng đều cần tiếp tục níu giữ niềm tin.

Niềm tin giữa con người với con người là sợi dây gắn kết xã hội. Nó giúp chúng ta nhìn thấy hi vọng ngay cả trong những lúc tăm tối nhất cuộc đời.”

Cô Hoàn nói vậy mà thực ra chẳng nghĩ vậy đâu. Vì mắt cô nhìn đâu cũng thấy tiêu cực ở Việt Nam, chính quyền có làm gì cô cũng lên án bằng các thuyết âm mưu ngu xuẩn của mình được. (Ai đọc thêm bài khác của cô này sẽ rõ) 

Cuối bài viết, xin trích lại một đoạn trong bài văn về cây gạo – trong sách tập đọc của thế hệ trước. Rằng: Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng.

Và cây gạo Neu cũng vậy, cũng lóng lánh, lung linh trong nắng!

Đạo sĩ



Không có nhận xét nào