CÓ NHỮNG BÍ MẬT MÀ BẠN CÒN CHƯA BIẾT. Sở dĩ mình bảo không thể kiện Trung Quốc lúc này vì sẽ tạo cơ hội cho nó danh chính ngôn thuận "h...
CÓ NHỮNG BÍ MẬT MÀ BẠN CÒN CHƯA BIẾT.
Sở dĩ mình bảo không thể kiện Trung Quốc lúc này vì sẽ tạo cơ hội cho nó danh chính ngôn thuận "hợp pháp hóa" Hoàng Sa trước quốc tế là vì người dân Việt Nam không hề biết những gì hai đảng đã đồng thuận với nhau bao năm qua. Chưa kể những tài liệu của giới học giả Trung Quốc, những tấm bản đồ và sách giáo khoa lịch sử của CSVN trước đây cũng đã bán đứng Hoàng Sa cho Trung Quốc.
Kiện chỉ là giao trứng cho ác, tạo điều kiện cho mai sau khi có dân chủ các thế hệ sau không đòi lại được vì tòa án quốc tế đã ra phán quyết.
Dưới đây là những bằng chứng bán đảo của CSVN :
Công hàm mới nhất của Trung Quốc trình lên Liên Hợp Quốc ngày 17/4/2020 để khẳng định chủ quyền biển đảo của họ, ngoài việc nêu ra Công hàm do ông Phạm Văn Đồng ký ngày 14/9/1958, Trung Quốc còn dựa vào những chứng cứ khác để biện minh rằng Việt Nam cũng đã công nhận một cách rõ ràng chủ quyền của Trung Quốc đối với Trường Sa và Hoàng Sa, nó “đã được phản ánh trong các tuyên bố và ghi chú của chính phủ Việt Nam, cũng như các bản đồ, sách giáo khoa và báo chí chính thức của Việt Nam” (trích Công hàm Trung Quốc ngày 17/4/2020).
Một trong những chứng cứ kể trên là “các bản đồ” do chính Việt Nam biên soạn, in ấn và xuất bản.
Mặc dù Công hàm mới nhất của Trung Quốc không trưng ra mà chỉ nhắc đến “các bản đồ“, nhưng trong văn kiện đầu tiên công bố ngày 30/1/1980, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra các tư liệu lịch sử, bản đồ v.v. để chứng minh “Trung Quốc có chủ quyền không tranh cãi đối với quần đảo Tây Sa và Nam Sa” (tức là Trường sa và Hoàng Sa).
Toàn bộ văn kiện ngày 30/1/1980 được đăng trên tạp chí Beijing Review của Trung Quốc, số 7 ngày 18/2/1980, trong đó không những nói rõ về các bản đồ, mà còn đưa ra ảnh chụp. Trích nguyên văn như sau:
Bản dịch:
“Các bản đồ và sách giáo khoa chính thức của Việt Nam đều thừa nhận rất rõ ràng hai Quần đảo Tây Sa và Nam Sa là lãnh thổ Trung Quốc. Chẳng hạn, Bản đồ Thế giới được thực hiện năm 1960 bởi Phòng Bản đồ thuộc bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam đánh dấu hai Quần đảo Tây Sa và Nam Sa bằng tên tiếng Trung và chú thích trong dấu ngoặc hai quần đảo này thuộc về Trung Quốc. Tập bản đồ Thế giới được xuất bản tháng 5 năm 1972 bởi Cục Đo đạc và Bản đồ trực thuộc Phủ Thủ tướng Việt Nam cũng đánh dấu hai Quần đảo Tây Sa và Nam Sa bằng tên tiếng Trung (xem Phụ Lục 5)“.
Chắc chắn Trung Quốc đã từ lâu nắm trong tay và cất kỹ bản gốc của các bản đồ này, khi cần có thể trưng ra như là một bằng chứng mà Việt Nam không thể chối cãi.
Không thể nào nói đó là do sơ suất hay nhầm lẫn vì không những ghi tên hai Quần đảo Tây Sa và Nam Sa bằng tên tiếng Trung Quốc, mà còn chú thích trong dấu ngoặc hai quần đảo này thuộc về Trung Quốc.
Dương Hoài Linh
Không có nhận xét nào