Đeo hay không đeo khẩu trang? Nghiên cứu mới nhứt. Đó là một đề tài gây nhiều tranh cãi và lẫn lộn. Vài giờ trước đây, Tập san y khoa...
Đeo hay không đeo khẩu trang? Nghiên cứu mới nhứt.
Đó là một đề tài gây nhiều tranh cãi và lẫn lộn. Vài giờ trước đây, Tập san y khoa nổi tiếng Nature Medicine mới công bố một nghiên cứu RCT cho thấy đeo khẩu trang có thể giảm dung lượng virus [1]. Nhưng nếu đọc kĩ thì kết quả không rõ ràng như một số người nghĩ ....
Nghiên cứu này được thực hiện trên 246 người Hồng Kông được nghi là nhiễm virus. Khi làm xét nghiệm thì có 17 người nhiễm seasonal coronavirus, 43 người virus cúm, và 54 người rhinovirus. Các nhà nghiên cứu cho một nhóm gồm 122 người không đeo khẩu trang (nhóm chứng) và 124 người đeo khẩu trang. Họ cho các bệnh nhân thở vào máy có chức năng đo lường dung lượng virus. Vì vấn đề dữ liệu không đầy đủ, nên họ chỉ phân tích được trên 111 người.
Kết quả (xem biểu đồ dưới đây) cho thấy trong số 111 người bị nhiễm coronavirus, virus cúm hay rhinovirus. Khẩu trang giảm số coronavirus và virus cúm trong các giọt droplets và khí dung (aerosols), nhưng khẩu trang không giảm số rhinovirus.
Khẩu trang là đề tài dễ gây ra nhiều tranh cãi. Người tin vào khẩu trang thì không cần chứng cớ khoa học. Người không tin thì viện dẫn các nghiên cứu khoa học trước đây cho thấy khẩu trang không có hiệu quả cho việc phòng chống lây lan virus. Nhưng nghiên cứu này cung cấp chứng cớ mới nhứt có thể làm hài lòng cả 2 nhóm. Nhóm ủng hộ thì thấy đây là chứng cớ cho thấy đeo khẩu trang có thể có hiệu quả giảm lây lan virus cúm mùa và coronavirus. Nhưng nhóm không ủng hộ thì ... khó khăn hơn. Họ sẽ hỏi tại sao kết quả giữa các nhóm nhỏ lại thiết nhứt quán? Nếu có hiệu quả thì phải nhứt quán trong các nhóm; do đó kết quả chưa đủ mạnh để thuyết phục người nghi ngờ.
Tôi thì nghĩ vấn đề nằm ở chỗ số bệnh nhân khi chia thành từng nhóm nhỏ thì đa số lại không đo được viral shedding, và từ đó làm giảm độ nhạy của nghiên cứu.
Nhận xét
Chúng ta cần phải đọc kĩ kết quả nghiên cứu. Biểu đồ phần A cho thấy đối với coronavirus qua droplets, đeo khẩu trang và không đeo khẩu trang không khác nhau có ý nghĩa thống kê (P = 0.07). Còn qua đường khí dung thì tuy P = 0.02, nhưng kết quả chủ yếu do 4 cá nhân có giá trị ngọai vi. Bởi vì tác giả kiểm định tất cả 6 giả thuyết, do đó trị số P đáng lí ra là 0.008 mới có thể tuyên bố có ý nghĩa. Ở đây, P = 0.02 vẫn chưa đủ thuyết phục để nói rằng độ khác biệt có ý nghĩa.
Biểu đồ B (influenza virus) cho thấy, nếu hiệu chỉnh đúng cho trị số P, cả hai đường droplets và khí dung, người đeo khẩu trang không có khác biệt so với người không đeo khẩu trang.
Biểu đồ C về rhinovirus thì khẩu trang cũng không có hiệu quả.
Bảng số liệu phụ chương của họ cũng cho thấy rất nhiều virus thử nghiệm, đeo khẩu trang không có hiệu quả (trị số P hiệu chỉnh đều cao hơn 0.05).
Nghiên cứu này có một điểm 'hay' là đa số những người bị nhiễm mặc dầu thở [thẳng vào máy phát hiện virus] không có virus được phát hiện trong hơi thở. Điều này có nghĩa là virus lan truyền qua ho và hắt hơi, chớ không phải hơi thở như có người phát biểu.
Tóm lại, nghiên cứu này không thuyết phục được đeo khẩu trang là có hiệu quả giảm nguy cơ lây lan virus. Đây là nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, được kiểm soát rất tốt, mà còn vậy. Nghiên cứu trong cộng đồng sẽ rất khó cho thấy hiệu quả, bởi vì yếu tố nhiễu rất nhiều. Chẳng hạn như chúng ta có thói quen sờ mặt (tính trung bình 23 lần trong mỗi giờ [2]), và đó là lí do phải rửa tay thường xuyên như là biện pháp giảm nguy cơ lây nhiễm.
Kết quả nghiên cứu này [1] chỉ tái xác nhận khuyến cáo của WHO là người bị nhiễm hay có triệu chứng nên đeo khẩu trang; nó không phải mà chứng cớ để khuyến cáo đeo khẩu trang đại trà. Tuy vậy, quyết định sau cùng có lẽ sẽ chẳng dính dáng gì đến khoa học, mà là lựa chọn cá nhân, tâm lí, và ... chánh trị (ở Mĩ).
Nguyễn Tuấn
Nguyễn Tuấn
===
[1] https://www.nature.com/articles/s41591-020-0843-2
[2] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/25637115
[3] https://www.researchsquare.com/article/rs-16701/v1
"In light of the finding of this systematic review search, which is a lack of scientific evidence on the effectiveness of face masks in limiting the spread of COVID-19 among those who are not medically diagnosed with COVID-19"
Biểu
đồ A: so sánh số virus trên mỗi mẫu phát tán qua đường droplets và khí
dung (erosol) giữa nhóm đeo khẩu trang và không đeo khẩu trang. Chú ý
phần dữ liệu erosol, sự khác biệt chỉ ở 4 cá nhân có giá trị ngoại vi. Nguồn: 10.1038/s41591-020-0843-2 |
Biểu
đồ B: so sánh số influenza virus trên mỗi mẫu phát tán qua đường
droplets và khí dung (erosol) giữa nhóm đeo khẩu trang và không đeo khẩu
trang. Nguồn: 10.1038/s41591-020-0843-2 |
Biểu
đồ C: so sánh số rhinovirus trên mỗi mẫu phát tán qua đường droplets và
khí dung (erosol) giữa nhóm đeo khẩu trang và không đeo khẩu trang. Nguồn: 10.1038/s41591-020-0843-2 |
Bảng
số liệu phụ chương cho thấy sự khác biệt giữa 2 nhóm bệnh nhân đeo và
không đeo khẩu trang không đáng kể và không có ý nghĩa thống kê. Nên nhớ
rằng họ kiểm định tất cả 20 giả thuyết, cho nên một số P < 0.05 (như
họ tô đậm) có thể chỉ là dương tính giả, chớ không phải có ý nghĩa
thống kê. |
Không có nhận xét nào