Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

LẠI NỔI GIẬN VỀ MỘT SÁNG KIẾN MỚI

LẠI NỔI GIẬN VỀ MỘT SÁNG KIẾN MỚI Các bạn thân mến! Trong các lĩnh vực khoa học, việc khuyến khích mọi người độc lập nghiên cứu và cho ra cá...

LẠI NỔI GIẬN VỀ MỘT SÁNG KIẾN MỚI

Các bạn thân mến!
Trong các lĩnh vực khoa học, việc khuyến khích mọi người độc lập nghiên cứu và cho ra các phát minh, sáng kiến... nhằm phục vụ xã hội một cách tốt nhất, nâng cao chất lượng sống và ngày càng làm cho đất nước phát triển trên mọi lĩnh vực là điều vô cùng cần thiết, trong đó có ngành Ngôn ngữ. Ngành Ngôn ngữ Việt Nam cũng như nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới cũng vẫn luôn phải cải tạo, sửa chữa, bổ sung, phát triển để theo kịp sự phát triển của xã hội, đáp ứng phong phú nhu cầu hoạt động giao tiếp của con người. 

Song, tiếng Việt đã có từ khi nào? Nó đã trở thành ngôn ngữ chính thống và đứng ngang hàng với ngôn ngữ quốc tế chưa? Xin thưa! Tiếng Việt đã khẳng định vị thế của nó trên trường ngôn ngữ quốc tế bởi nó giàu và đẹp. Về hình thức, nó vô cùng bay bổng, mềm mại, thể hiện tính cách con người Việt: hào hoa, lãng mạn và thông minh; về nội dung, tiếng Việt giàu hình ảnh, hình tượng, nhạc điệu (thanh, dấu) và vô cùng hàm súc. Nó có khả năng truyền tải ý nghĩa mọi thông tin từ các ngôn ngữ khác, đặc biệt là ngôn ngữ giao tiếp quốc tế (tiếng Anh và Anh Mỹ). Tuy nhiên, qua quá trình sử dụng, mặc dầu tiếng Việt đã được cải tạo, thu gọn nhưng nó vẫn còn một vài nhược điểm. Song điều đó không thể nào tránh nổi, nhìn rộng ra thế giới thì ngôn ngữ nhà ai cũng có vài nhược điểm như thế, nên người ta phải cố gắng để cải tạo sao cho phù hợp với điều kiện giao tiếp.

Trở lại với vấn đề nổi giận của công luận về các phát kiến ngôn ngữ tiếng Việt mới của một số các nhà nghiên cứu mới đây, xin thưa! Người ta nghiên cứu và phát kiến thì đó là việc của họ còn đưa vào thực tiễn để thay đổi hay giảng dạy hay không thì đó còn là cả một quá trình. Khi Viện nghiên cứu Ngoin ngữ Việt Nam chưa lên tiếng thì cộng đồng mạng cũng không nên quá bức xúc hay lo lắng rằng "thôi xong, thế là hết..." nọ kia... Một coing trình được đưa vào thực nghiệm giáo dục, nó phải được nhiều nhà khoa học ngoiif vào với nhau để bàn bạc và quyết định. Bộ Giáo dục không thể tự mình quyết được. Thế nên các bạn cũng chớ lo lắng khi thấy các nhà nghiên cứu được cấp BẰNG CÔNG NHẬN. Công nhận một sản phẩm trí tuệ ra đời chứ không phải cứ cái gì được công nhận là đưa vào sử dụng.

Lã Minh Luận



Không có nhận xét nào