Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

MỘT VÀI VẤN ĐỀ NGUYÊN TẮC

MỘT VÀI VẤN ĐỀ NGUYÊN TẮC Thực tế, đối với hành động xâm lược Hoàng Sa (1974 - VNCH) và Trường Sa (1988 - CHXHCNVN), các thực thể chủ thể ph...

MỘT VÀI VẤN ĐỀ NGUYÊN TẮC

Thực tế, đối với hành động xâm lược Hoàng Sa (1974 - VNCH) và Trường Sa (1988 - CHXHCNVN), các thực thể chủ thể pháp lý có thẩm quyền tương ứng trong từng giai đoạn lịch sử đều đã có các tuyên bố phản đối chính thức về hành động dùng vũ lực này để xâm chiếm lãnh thổ đang có chủ quyền. Các bản tuyên bố này vẫn được lưu trữ trong Văn khố quốc gia.

Việc dùng vũ lực để xâm chiếm lãnh thổ có chủ quyền là hành động bị coi là hành động bất hợp pháp. Nó không thể trở thành căn cứ để tạo nên việc thụ đắc lãnh thổ đối với một nhà nước với một vùng đất, đảo hay quần đảo.

Với Bản công thư năm 2016 của Chính phủ Việt Nam, rõ ràng nó không vi phạm vào nguyên tắc Estoppel, được gọi là nguyên tắc trước sau như một trong công pháp quốc tế. Cần phải xét rằng, VNCH là một chủ thể có quyền phản đối và thực tế đã phản đối hành động xâm lược của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa (1974) và sau này CHXHCNVN đã phản đối về hành động bành trướng của Trung Quốc với một số đào tại Trường Sa (1988).

Nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ theo thời hiệu, với thời hạn được kéo dài liên tục là 50 năm kể từ thời điểm chiếm hữu, nhưng nguyên tắc này không được xác lập trên cơ sở dùng vũ lực hoặc quân sự để chiếm đóng hoặc dựa trên sự chinh phạt và cũng không được xem xét khi nó có tranh chấp với các sự phản đối của bất kỳ bên nào đối với phần lãnh thổ bị chiếm đóng. Khái niệm “chiếm đóng” hoàn toàn khác về nội hàm pháp lý với “chiếm hữu” theo công pháp quốc tế.

Khái niệm chiếm đóng, như một hành động cưỡng bức, sau này cũng được mở rộng ra với phạm vi về mặt chính trị hay kinh tế. Điều này sẽ được sử dụng để chứng minh rằng Công hàm năm 1958 của Phạm Văn Đồng đã được xác lập là do dựa trên sự ảnh hưởng của Trung Quốc trên hai lĩnh vực này.

Lê Luân

Ps:KHẲNG ĐỊNH SỰ CHÍNH DANH

Chính phủ Việt Nam công nhận sự độc lập và chính danh của Chính quyền miền Nam Việt Nam, chế độ VNCH kéo dài từ năm 1954 tới 1975. Đây vừa là vấn đề của lịch sử, vừa là vấn đề pháp lý quan trọng để thực hiện bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam hiện nay.

Vì vậy, những kẻ nào còn gọi VNCH là nguỵ quân, nguỵ quyền hoặc dùng những ngôn từ miệt thị hoặc hạ nhục, cố làm mất đi tính chính danh của chính quyền VNCH thì đều là những kẻ đang chống lại dân tộc và phản bội tổ quốc.

Bản thư năm 2016 gửi cho Liên Hiệp Quốc.






Không có nhận xét nào