Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

SÀI GÒN KHÔNG VỘI, HÀ NỘI KHÔNG CHỜ - CÂU CHUYỆN MÁY ATM GẠO

[ SÀI GÒN KHÔNG VỘI, HÀ NỘI KHÔNG CHỜ - CÂU CHUYỆN MÁY ATM GẠO ] Chắc không có một dân tộc nào trải qua nhiều đau thương dưới một cơ chế toà...

[SÀI GÒN KHÔNG VỘI, HÀ NỘI KHÔNG CHỜ - CÂU CHUYỆN MÁY ATM GẠO] Chắc không có một dân tộc nào trải qua nhiều đau thương dưới một cơ chế toàn trị như dân tộc Việt Nam. Tuy đã thống nhất, nhưng nhiều di sản thời tàn khốc trước đây vẫn còn được trông thấy rõ rệt. Nếu muốn thấy dấu vết của kinh tế thị trường, thì hãy vào Sài Gòn. Còn nếu muốn thấy sự huỷ diệt của chế độ độc tài, thì hãy ra Hà Nội. Tuy bây giờ khoảng cách đã được thu hẹp nhưng vẫn còn nhiều sự khác biệt.

Mấy ngày nay khi cả nước đang chịu khổ trong cơn dịch COVID-19 thì nhiều nhà hảo tâm đã lập “máy ATM gạo.” Bắt đầu ở Sài Gòn rồi từ từ mở rộng ra Hà Nội. Đây là hai khu vực cần được hỗ trợ nhất vì đa số người là dân lao động phổ thông. Vì chính phủ ra lệnh cách ly toàn quốc nên các hàng quán không mở cửa. Kéo theo đó là hàng triệu người bỗng nhiên không có việc làm và thu nhập. Họ đành phải sống qua ngày dựa trên số tiền dư và lòng hảo tâm của người khác.

Máy ATM thật sáng tạo. Bạn chỉ cần đến đó, bấm nút thì gạo bên trong sẽ được chạy ra. Nó tiết kiệm chi phí nhân công rất nhiều. Thay vì phải có vài người canh thì ai cần thì tới lấy. Khi triển khai ở Sài Gòn thì được đón nhận, đa số đều xếp hàng để chờ đến lượt mình trong sự trật tự. 

Nhưng khi ra Hà Nội thì thay vì có sự yên bình, chúng ta có sự hỗn loạn. Ở một vài địa điểm, người dân khi đến lấy gạo thì lại chen lấn nhau, khiến tình hình trở nên mất kiểm soát. Để giải quyết vấn đề thì các tổ chức thiện nguyện đành cử người đứng canh để mọi người yên tâm. Chỉ khi làm vậy thì mới làm chủ được tình hình.

Sự khác biệt trong cách ứng xử này nói lên ít nhiều về di sản hai cơ chế trước đây. Chỉ là chúng ta không chịu suy ngẫm.

Người Sài Gòn may mắn được sống qua một thời dưới nền kinh tế thị trường và tự do. Vì thế nên lương thực đầy đủ, nhà nhà ấm no. Thiếu đồ ăn là một điều gì đó rất hiếm và xa vời. Đa số chưa bao giờ trải qua cảm giác đó cho đến cái ngày gọi là thống nhất. Cộng với sự cởi mở của một chính quyền dân chủ không hoàn hảo, con người trở nên tử tế. Tới bây giờ bạn vẫn còn thấy điều đó. Khi đến nhận gạo, họ không chen lấn mà chờ. Vì họ biết rằng mình sẽ có phần và có niềm tin.

Người Hà Nội thì ngược lại, không có sự may mắn đó. Khi chính quyền độc tài kia kiểm soát thành phố và phân nửa đất nước từ vĩ tuyến mười bảy trở lên, người dân phải trải qua sự đói khổ quanh năm suốt tháng. Dưới chính sách kinh tế tập trung, lương thực trở nên khan hiếm. Dưới sự toàn trị, người dân trở nên dối trá vì phải coi nhau là địch thủ để tồn tại. Muốn gì thì cũng phải có tem phiếu, khi đến cửa hàng mậu dịch nhà nước thì chưa chắc có thể mua được. Đói khát trở thành lẽ thường và hỗn loạn trở thành quy luật. 

Chỉ cần thả lỏng một chút thôi thì con người sẽ biến thành những vật thể rừng rú. Họ sẽ tranh giành nhau miếng ăn với tinh thần một mất một còn. Vì số lượng đồ ăn có giới hạn nên chẳng ai có niềm tin về tương lai nữa. Ngày qua ngày, năm qua năm, từ thế hệ này sang thế hệ khác, họ sống với tư duy chen lấn để bản thân không phải chịu thiệt.

Đó là vì sao khi đứng chờ phát gạo, họ mất đi sự kiên nhẫn vì thói sống thời bao cấp vẫn còn in sâu trong máu của nhiều người. Các bạn trẻ thì ít nhưng những người lớn tuổi thì vẫn bị ảnh hưởng phần nào bởi thời đói khổ đó. Cho nên các nhóm phải cử người ra canh để giữ gìn nề nếp.

Có một chút buồn và mắc cười. Nhưng sau những giây phút mệt mỏi thì tất cả đều đi vào trật tự. Hình ảnh những người cần sự giúp đỡ mỉm cười vì được cứu đói cho chúng ta hy vọng về tương lai. Trong khủng hoảng chỉ có con người và con người với nhau.

Nhìn về tương lai, nhưng đừng quên lịch sử. Chúng ta thấy di sản của sự khác biệt giữa cơ chế. Một dân tộc, hai con người. Sài Gòn không vội, Hà Nội không chờ. Hãy mỉm cười và cùng vượt qua. [15.4.2020]

Ku Búa @ Cafe Ku Búa




Không có nhận xét nào