Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

THẾ GIỚI HẬU COVID-19

THẾ GIỚI HẬU COVID-19 Khi dịch cúm Tàu bùng nổ, nhất là khi Mỹ và phương Tây bị thiệt hại nhân mạng quá nặng nề, đã thành cơ hội trỗi ...

THẾ GIỚI HẬU COVID-19

Khi dịch cúm Tàu bùng nổ, nhất là khi Mỹ và phương Tây bị thiệt hại nhân mạng quá nặng nề, đã thành cơ hội trỗi dậy của các tư tưởng cánh tả, thậm chí cộng sản. Rất nhiều trí thức thiên tả viết bài ca ngợi CNXH, CNCS (phương Tây coi 2 chủ nghĩa này là khác nhau kể từ sau Marx). Họ coi dịch bệnh là ngày tàn của chủ nghĩa tân tự do mà phương Tây theo đuổi bấy lâu nay.

Ở VN cũng vậy, nhiều người trước đây lừng chừng, không tin lắm vào đảng và CP, thì nay bỗng thấy mặt trời chân lý chói qua tim, tự nhiên ơn đảng, ơn CP như ân nhân cứu mạng!

Vậy CNXH có thực sự là tương lai của thế giới hậu Covid và đây có phải là lúc CNTB giãy chết hay không?

Ở stt Chế độ dân chủ và độc tài đối diện với khủng hoảng, mình đã phân tích lợi thế của độc tài khi chống dịch. Stt này coi như là phần tiếp theo, mình bổ sung thêm thông tin.

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=1677420335744256&id=100004289162781

Chúng ta có thể thấy 2 đặc điểm đối nghịch về cách chống dịch của phương Tây và TQ (VN cũng gần giống, nên từ đây mình chỉ gọi tắt là TQ) đó là phương Tây hầu hết đầu lừng chừng, chủ quan và hành động chậm trễ trước dịch bệnh. 

Nhiều người cho là các CP phương Tây vô trách nhiệm, bỏ mặc người dân, điển hình như ở Anh và Mỹ. Nhưng theo mình thì chính thể chế DC đã không cho phép họ được quyền cách ly xã hội (social distancing) sớm hơn và triệt để hơn. Nếu họ làm điều đó sớm và mạnh mẽ thì phe đối lập và dân chúng sẽ phản đối họ, vì cách ly sẽ vi phạm quyền tự do đi lại, giao thương của dân chúng. Nói cách khác, chính quyền phải hành xử dựa trên luật. Pháp phải tuyên bố tình trạng chiến tranh thì mới có thể triển khai quân đội giám sát việc cách ly xã hội.

Trong khi đó, CP VN chả cần dựa trên luật, tức là không cần phải ban bố tình trạng khẩn cấp, chỉ ban hành 1 chỉ thị mang tính chỉ đạo nội bộ, nhưng các chính quyền địa phương lại ngang nhiên căn cứ 1 văn bản không có giá trị pháp lý đó để ngăn sông cấm chợ, chặn đường, phạt tiền người dân khi họ ra đường "không vì lý do thiết yếu". 

Để đối phó với cúm Tàu, khả năng y tế không phải phải là yếu tố quyết định. Vì bệnh này chưa có thuốc chữa và cũng không cần thiết bị y tế quá đặc biệt ngoài máy thở. Mấu chốt để trì hoãn dịch bùng phát chỉ là cách ly và cách ly. Có vẻ như VN đã thành công với việc trì hoãn dịch bùng phát với việc cách ly triệt để và có phần bất hợp pháp. Đó là lợi thế của chế độ CS và người dân đa phần ngoan ngoãn chấp nhận điều đó.

TQ tuy sai lầm với Vũ Hán, để dịch bùng phát, nhưng có vẻ như họ cũng thành công trong việc khống chế dịch ở các tỉnh khác, đặc biệt là các TP lớn như Thượng Hải, Bắc Kinh, Thâm Quyến, Quảng Châu...là những TP sầm uất, rất dễ bùng dịch, không khác gì New York. Tất cả cũng chỉ dựa vào khả năng cách ly sắt máu kiểu CS và sự ngoan ngoãn của người dân vốn quen bị áp bức.

Nhưng đó chỉ là lợi thế khi chống dịch.

Theo các số liệu thống kê về số người chết và khỏi bệnh từ các nước phương Tây, ta có thể thấy khoảng 80% các ca mắc dịch là dễ dàng khỏi bệnh, thậm chí không cần tới bệnh viện. Độ tuổi người chết trung bình là khoảng trên 75 tuổi. Những người chết trẻ hơn phần nhiều là có bệnh nền. Thông tin này khá cơ bản, nên mình không dẫn nguồn, ai cũng có thể thấy qua báo chí.

Như vậy, số người chết này là những người già, yếu. Cái chết của họ khá thuận tự nhiên, tức là già thì chết, có thể họ phải chết sớm hơn vài năm so với trước đây mà thôi.

Có thể thấy dịch cúm Tàu có sức tàn phá nhân mạng khác hẳn với các đợt dịch toàn cầu trước như dịch tả hay chiến tranh. Bởi vì các trận dịch hay chiến tranh giết tất cả những ai ở trong phạm vi của nó, bất kể sức khỏe, giới tính, độ tuổi, bất kể giàu nghèo đều có thể chết. Đó không phải là sự chọn lọc tự nhiên đúng quy luật sinh, lão, bệnh, tử như dịch cúm Tàu.

Các nước phương Tây kể từ sau chiến tranh thế giới trở nên an bình, phát triển kinh tế rất nhanh kèm theo phúc lợi xã hội, y tế phát triển dẫn đến hệ quả là dân số già đi. Nhật là nước có dân số già nhất thế giới, thứ nhì là Ý. Hầu hết các nước giàu đều có dân số già. 

Đó lại là điểm yếu của các nước phương Tây đối với sự phát triển, nó còn kéo theo hệ lụy xã hội là phải nhập khẩu lao động từ các nước đang phát triển hoặc là điểm đến của dân nhập cư (bản chất là do thiếu lao động nên họ mới nhận dân nhập cư). Dân số già đã và đang là gánh nặng về phúc lợi cho các nước phương Tây. 1 người dân thọ 90 tuổi ở Ý đóng thuế 30 năm nhưng hưởng lương hưu cũng 30 năm!

Đợt dịch này như 1 cơn lốc quét sạch những người già yếu, có nghĩa là sau dịch chỉ còn những người trẻ khỏe tồn tại là chính. Điều đó VÔ TÌNH làm lợi cho sự phát triển sau này của các nước phương Tây. Đọc đến đây, chắc nhiều độc giả cảm tính sẽ chửi mình và/hoặc chửi chính quyền các nước nói trên cố tình (ủng hộ) việc thanh lọc dân số!

Không phải thế, họ đã không thể làm gì tốt hơn, do sự ràng buộc pháp lý của thể chế DC. Còn mình chỉ là người quan sát, đánh giá khách quan, mình không phải là CP! Có người sẽ hỏi: "Nếu bố mẹ, ông bà mày bị chết vì dịch thì sao?". 

Đừng bao giờ hỏi thế, bởi vì khi đã đánh giá 1 vấn đề xã hội ở quy mô toàn cầu thì buộc phải ngồi ở trên cao nhìn xuống để thấy cái tổng thể, bỏ qua cảm tính cá nhân và phải xét đoán lạnh lùng dựa trên logic.

Còn ở các nước độc tài, cách chống dịch là đắp đập ngăn virus bằng cách cách ly rất sớm và mạnh mẽ. Lợi thế là số người chết trên 1 thời điểm sẽ thấp, tổng số chưa chắc thấp, do dịch sẽ lai rai. Nhưng xét về tỷ lệ người chết trên dân số, thì chắc chắn là tỷ lệ người chết ở VN và TQ sẽ thấp hơn phương Tây rất nhiều. Đơn giản là vì dân số 2 nước này rất trẻ so với phương Tây, cộng thêm việc cách ly triệt để.

Điều này cũng VÔ TÌNH làm trái tự nhiên, tức là cứu sống được nhiều người già yếu. Tức là bị mất đi khả năng thanh lọc dân số. Ngược lại với phương Tây.

Xét về thiệt hại khi chống dịch. Ta dễ dàng thấy rằng thiệt hại kinh tế trong việc cứu chữa người mắc dịch là rất thấp so với thiệt hại do cách ly xã hội sớm và triệt để. 

Bởi vì, người bệnh sẽ chết hoặc khỏi bệnh rất nhanh, trong vòng 15-30 ngày, thậm chí ngắn hơn. Tức là chi phí cho chăm sóc y tế là không lớn, nhất là khi không cần trang thiết bị, thuốc hay giải phẫu đắt đỏ.

Trong khi đó, việc cách ly rộng và dài sẽ khiến thiệt hại kinh tế rất nặng. Nhất là khi các nước độc tài vốn nghèo hơn các nước DC phương Tây.

Như vậy, mình DỰ ĐOÁN là bên độc tài sẽ thiệt hại kinh tế hơn bên dân chủ. So sánh dựa trên GDP mỗi nước. Tất nhiên VN còn lợi thế nhiệt độ nữa, nó góp phần giảm thiệt hại về nhân mạng nhưng nếu cách ly cực đoan thì thiệt hại kinh tế vẫn y như ở xứ lạnh.

Về cách phục hồi kinh tế sau dịch, dựa vào cách quen thuộc mà 2 bên vẫn dùng để khôi phục kinh tế, ví dụ gần nhất là sau khủng hoảng 2008. Có thể dự đoán là phương Tây cũng sẽ dùng cách chọn lọc tự nhiên. Tức là các công ty yếu kém, phát triển kiểu bong bóng thì sẽ phải chết, CP sẽ không giải cứu kiểu dàn trải. Như Lehman Brothers bị phá sản hay AIG bị CP Mỹ mua lại...Đó là sự phá hủy để phát triển, sẽ tốt cho tương lai phát triển.

Trong khi đó, cách ứng xử của VN và TQ là sẽ giải cứu các công ty sân sau, có quan hệ mật thiết với chế độ cũng như cá nhân quan lại. Thường thì các công ty nhỏ (chưa chắc yếu) sẽ chết để cứu các công ty lớn. Mà ở các nước này thì hầu hết các công ty lớn thì đều là sân sau. Mục đích tiên quyết của chế độ CS khi giải cứu kinh tế là để tránh sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng, để ổn định xã hội. Mục tiêu ổn định xã hội để giữ vững chế độ được đặt lên trên tất cả, chứ không phải mục tiêu phá hủy để phát triển được đặt lên trên như ở phương Tây.

Cách giải cứu cơ bản là lấy tiền ngân sách để cứu DN, mà bản chất chính là lấy tiền của toàn dân để cứu DN sân sau. Tiền ngân sách có thể lấy bằng cách in thêm, tức là sẽ gây nên lạm phát. Nạn nhân đầu tiên của lạm phát thì chính là người nghèo.

Với nhận định trên có thể DỰ ĐOÁN là các nước DC sẽ phục hồi kinh tế nhanh hơn các nước độc tài bởi lợi thế khắc phục được nhược điểm dân số già và cách hồi phục kinh tế dựa trên sự phá hủy sáng tạo.

Vậy tại sao lại có thể nói XHCN sẽ đào mồ chôn TBCN sau dịch bệnh? Câu chuyện bên trên do người dân 1 nước CS viết ra, chẳng nhẽ đa số dân các nước phương Tây không nhận thức nổi?

Một số người dẫn ra bằng chứng lịch sử là CNCS trỗi dậy từ sau những đợt khủng hoảng của CNTB, như nước Nga CS mọc lên sau thất bại của Sa hoàng ở thế chiến 1. CS Đông Âu, CS TQ và VN trỗi dậy sau thế chiến 2. Nhưng người ta quên mất là CNCS trỗi dậy được nhờ sự ngu dốt và nghèo khó ở các nước mà nó nảy mầm. 

Thực tế Đức là nơi sinh ra Marx, Anh là nơi nuôi dưỡng Marx và là nguồn cảm hứng để ông viết nên Tư bản luận và Tuyên ngôn đảng CS. Mỹ là nơi mà phong trào công nhân phát triển nhất (ngày quốc tế lao động bắt nguồn từ cuộc biểu tình của công nhân Chicago). Nhưng ở tất cả các nơi ấy đảng CS không thể trỗi dậy để nắm quyền cho dù không bị cấm (chỉ Đức quốc xã cấm đảng CS).

Hiện nay dân trí và kinh tế ở cả VN và TQ cũng đã cao hơn rất nhiều rồi, nên việc trỗi dậy của CNCS như hồi sau thế chiến là điều không tưởng. Nhưng khả năng cánh tả trỗi dậy ở phương Tây là điều vẫn có thể xảy ra, vì họ dung hòa được lợi thế chống dịch và phục hồi kinh tế của 2 cực tự do và CS.

Vẫn cần phải nhắc lại điều này: "Độc tài sẽ có lợi thế trong khủng hoảng, nhưng sẽ bất lợi khi yên bình"

Dương Quốc Chính



Không có nhận xét nào