Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VIỆT NAM SAU 45 NĂM GIẢI PHÓNG - DI SẢN CNXH

[ VIỆT NAM SAU 45 NĂM GIẢI PHÓNG - DI SẢN CNXH ] Thời gian trôi qua thật nhanh, mới đây mà đã 45 năm kể từ ngày tiếng súng ngừng nổ. Cứ tưởn...

[VIỆT NAM SAU 45 NĂM GIẢI PHÓNG - DI SẢN CNXH] Thời gian trôi qua thật nhanh, mới đây mà đã 45 năm kể từ ngày tiếng súng ngừng nổ. Cứ tưởng rằng sau cuộc chiến, đất nước sẽ được hồi phục và tiếp tục đoàn kết. Vì suy cho cùng, cả hai đều là anh em. Nhưng những sai lầm của chính quyền mới đã dẫn đến sự tiêu tàn của không chỉ nền kinh tế mà còn văn hoá con người. 

Từ những vụ trả thù mang tên “học tập cả tạo” và “kinh tế mới,” người dân đã phải gánh chịu thêm những năm tháng cư cực. Chỉ khi tác hại không thể nào chối bỏ được nữa, những người triển khai nó mới rút lại và bắt đầu trở lại vị trí ban đầu.

Những người trẻ lớn lên sau cuộc chiến và thời kỳ đau thương đó mặc dù vẫn hướng đến tương lai nhưng vẫn mang bên mình những di sản của thế hệ trước. Khi nhìn lại, chúng ta suy ngẫm đã đạt được gì.

Sau 45 năm, Việt Nam là một đất nước thế nào.

1. Danh dự hạ thấp - Chưa bao giờ người Việt Nam bị khinh thường bởi bạn bè quốc tế như hiện nay. Không có gì nói rõ hơn khi hộ chiếu màu xanh chỉ được đi 51 lãnh thổ không cần thị thực và đứng áp chót bảng xếp hạng.
2. Lãnh đạo suy đồi - Khác với lời dạy của Bác ngày xưa rằng cán bộ là đầy tớ của dân, những nhà cầm quyền hiện tại coi quyền lực là công cụ để vơ vét tài sản công về túi riêng của mình. Xét toàn diện thì đất nước xếp thấp nhất trong bảng minh bạch quốc tế. Những người điều hành vì lý do nào đó đều trở nên siêu giàu, tạo ra tầng lớp quý tộc đỏ. Trong khi đó, người dân vẫn phải tự kiếm ăn qua ngày.
3. Uy tín hạ đẳng - Trong mắt thế giới, dân tộc này chẳng khác nào một tập thể đi lưu vong và quậy phá khi liên tục xuất hiện những vụ tai tiếng liên quan đến Việt Nam. Từ Âu sang Đông Á, chúng ta chẳng có gì để xoá giải thương hiệu tiêu cực này.
4. Đạo đức xuống cấp - Con người ở đất nước này trước đây nổi tiếng là hiếu thảo và đùm bọc lẫn nhau. Nhưng dưới cơ chế độc tài, họ trở thành kẻ thù. Nếu Cải Cách Ruộng Đất biến dân làng thành đối thủ giai cấp thì trong nền kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội, họ thành công cụ kiếm tiền bất chấp tiêu chuẩn đạo đức. Mạnh ai nấy sống, thân ai nấy lo. Niềm tin là điều quá hiếm trong xã hội bây giờ.
5. Trật tự hỗn loạn - Đất nước này đi lên từ sự hỗn loạn và phát triển cũng trên nền tảng đó. Giao thông thì như rừng, quy hoạch đô thị bị phá nát và an toàn trở thành điều quý hiếm. Khi thiếu vắng lực lượng bảo vệ an sinh, chúng ta có đất nước loạn vì dân chỉ biết tự phòng thủ và tự quyết thay vì dựa trên pháp luật.
6. Giáo dục đần độn - Tẩy não một đứa trẻ một năm, nó thành một người Bolshevik mãi mãi. Đầu độc một dân tộc 45 năm, họ sẽ u mê ngàn năm. Khi lớn lên trong trong môi trường giáo dục bị định hướng, con người mất đi tính suy nghĩ độc lập. Họ không quá bận tâm đến chuyện thế sự mà chỉ lo kiếm tiền. Hậu quả của sự nhồi nhét là người dân không còn muốn thay đổi nữa mà chỉ thích an phận với thực trạng.
7. Nghệ thuật tạp nham - Nếu trước giải phóng chúng ta tạm có nhạc cổ điển lai Pháp và Việt thì bây giờ phim ảnh về âm nhạc Việt Nam là trò cười. Gần như không có một nghệ sĩ nào có thể phát triển ra ngoài biên giới cả. Trong khi Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan xuất khẩu văn hoá họ đến bạn bè năm châu, Việt Nam vẫn dậm chân tại chỗ với hài nhảm và những ca khúc vô hồn.
8. Môi trường ơi nhiễm - Từ Bắc xuống Nam, con người không chỉ sống chung với độc tài mà còn với nạn ô nhiễm môi trường vốn đang cướp đi không khí trong lành. Đi ra đường phải bịt khẩu trang, ung thư tràn lan và bệnh tật có mặt mọi nơi. Thời chiến còn không độc hại như thời bình hiện nay.
9. Phụ nữ buôn thân - Nhắc đến phụ nữ Việt Nam thì người ta sẽ ngay đến nạn lấy chồng Đài Loan và Hàn Quốc, gần đây là Trung Quốc. Thương hiệu “gái Việt Nam” được xuất khẩu khắp nơi. Ai đã đẩy họ và hoàn cảnh này.
10. Tuổi trẻ tha phương - Thay vì làm giàu trên chính quê hương mình, mỗi năm hàng trăm nghìn bạn trẻ phải đi xuất khẩu lao động ở đất nước khác. Thay vì coi đó là dấu hiệu cần thay đổi, người điều hành tận dụng triệt để sức trẻ để kinh doanh. Tuổi trẻ có nghĩa gì khui xứ người là nơi ở và quê nhà thành chỗ trọ.
11. Thanh niên u mê - Người trẻ hiện tại thực sự chẳng bận tâm đến điều gì khác từ những chuyện vô bổ. “Cô hot girl này nói gì,” “Anh chàng kia quen ai” hoặc “Ai bóc phốt ai.” Như liều thuốc ru ngủ con người, họ đắm chuyện vào những điều lố bịch và coi đó là lẽ thường.
12. Nhân tài trốn chạy - Khi môi trường xuống cấp, niềm tin tan biến thì người tài nơi này chỉ tìm cách ra đi. Du học định cư, đầu tư hộ chiếu hoặc xuất ngoại đã trở thành một ngành công nghiệp. Bề ngoài ai cũng trông ổn định nhưng bên trong ai cũng muốn tìm cách ra đi.

Sau 45 năm giải phóng, đất nước này đã chỉ phát triển ngược về mọi mặt. Kinh tế thì dựa trên gia công, chủ quyền quốc gia bị đe doạ nhưng được đáp lại bằng im lặng, danh dự xuống cấp và con người thì tha hoá. Giải phóng ai, giải phóng từ cái gì. Người dân được giải thoát hay vẫn đang bị trói và kìm nén. 

Có gì để tự hào về đất nước hiện tại. Nếu di sản của cuộc giải phóng là thụt lùi thì liệu chúng ta có cần nó không. Tất cả chỉ là giả dối. Như một con chim nhốt vào lồng và được dạy rằng mình được giải phóng khỏi bầu trời xanh, dân tộc này bị đầu độc để suy nghĩ ngục tù là giải phóng. 45 năm là quá đủ. [28.4.2020]

Ku Búa @ Cafe Ku Búa



Không có nhận xét nào