BOLERO LÀ DÒNG NHẠC ỦY MỊ ? Huỳnh Hậu. Trong một bài tiểu luận của anh Hoàng Hưng, viết về VĂN HÓA VÀ LỐI SỐNG MIỀN NAM , tôi đọc thấy một ý...
BOLERO LÀ DÒNG NHẠC ỦY MỊ ?
Huỳnh Hậu.
Trong một bài tiểu luận của anh Hoàng Hưng, viết về VĂN HÓA VÀ LỐI SỐNG MIỀN NAM , tôi đọc thấy một ý kiến khá thú vị về dòng nhạc BOLERO . Ý kiến đó được lồng trong đoạn văn dưới đây :
" Nhu cầu ca hát, một trong những nhu cầu tự nhiên nhất của con người, sau nhiều năm bị “nhạc đỏ” độc quyền thống trị, đã bùng lên với “nhạc vàng” khắp phố phường ngõ xóm (trước sự ngơ ngác đáng thương của những người tù trong vụ án “nhạc vàng” ở Hà Nội khi trở về!). Đến mức bây giờ, nhạc “bolero” một thời vốn không được đánh giá cao lắm bởi giới có học ở Sài Gòn, nay đang “tràn ngập lãnh thổ”, chiếm lĩnh không gian âm nhạc cả chính thống lẫn tự phát! (Tuy nhiên không ít người vẫn cho rằng thứ âm nhạc uỷ mị mà bolero là chủ đạo góp sức không nhỏ làm nản chí chiến đấu của người lính miền Nam, giống như điệu hậu đình hoa xưa!!!)."
Vì ý kiến trên không phải của anh Hoàng Hưng, nên bài viết này của tôi chỉ muốn góp chung một cái nhìn , vậy thôi !
Câu hỏi được đặt ra là , dòng nhạc Bolero có thực sự là thủ phạm đã khiến cho những người lính VNCH của MNVN nản chí chiến đấu hay không ?
Tôi dứt khoát trả lời HOÀN TOÀN KHÔNG PHẢI !
Dòng nhạc Bolero đã hiện diện từ lâu trong đời sống nhân dân MNVN. Dòng nhạc đó bao quát những tình cảm phổ thông của quần chúng. Có thể là tình yêu quê hương, sông nước ; tình bằng hữu gắn bó ; tình cảm của một thuở cắp sách đến trường ; tình yêu đôi lứa , mộng mơ tươi đẹp cũng có, mà tan vỡ đau thương cũng có v.v.
Nhất là những ca khúc bolero mà diễn tả bao mối tình trái ngang, hoặc tình đời bội bạc v.v., lại qua giọng ca rên rỉ của Chế Linh , khiến cho người ta gắn cái nhãn ỦY MỊ , NHẠC SẾN cho Bolero.
Tôi không bàn đến chữ SẾN ở đây, chỉ muốn nói về hai chữ ỦY MỊ, liên quan tới ý kiến mà anh Hoàng Hưng đề cập.
Những ca khúc bolero, diễn tả những mối tình trái ngang, đẫm nước mắt v.v. mà tôi đề cập ở trên , chỉ là một phần nhỏ của dòng nhạc đó mà thôi, và tự nó cũng chả có gì ỦY MỊ đến nỗi tạo ảnh hưởng sâu đậm nơi người lính , khiến họ muốn buông súng, không quyết tâm chiến đấu nữa ! Trong thực tế, nhiều người lính VNCH đi hành quân còn mang theo cassette để nghe nhạc bolero hay những bài tân cổ trữ tình. Thứ âm nhạc dễ thương, có tính cách miền nam đó, cho họ cái cảm giác gần gũi với người thân, với không khí thành phố khi bản thân họ đang ở tuyến đầu ngăn giặc . Nói Bolero là ủy mị, làm cho người không muốn chiến đấu , là nói lấy được ; mà thủ phạm đưa ra kết luận đó, theo tôi , không ai khác hơn là chế độ CSVN . Khi vừa chiếm xong MNVN, CS Hà Nội lập tức tiến hành cái gọi là truy quét " VĂN HÓA MỸ NGỤY, TÀN DƯ CỦA CHẾ ĐỘ CŨ ", mà muốn tiêu diệt cái gì thì phải gán cho nó một tội danh chứ , đúng không ? Muốn dẹp bolero thì tròng vào đầu nó cái án " NHẠC VÀNG ỦY MỊ " , thế là đúng với trình tự cách mạng rồi chứ còn gì nữa !!
Nhưng quả thực, có một dòng nhạc ở MNVN , đã từng góp phần đáng kể cho việc " GIẢI TRỪ TINH THẦN CHIẾN ĐẤU CỦA NGƯỜI LÍNH VNCH " . Dòng nhạc đó là dòng nhạc PHẢN CHIẾN, mà TRỊNH CÔNG SƠN chính là thằng đầu bò !
Bạn thử đọc lại lời của những ca khúc trong tập CA KHÚC DA VÀNG, KINH VIỆT NAM v.v. của TCS sẽ thấy ngay thôi :
- Đại bác ru đêm dội về thành phố người phu quét đường dừng chổi đứng nghe.....
- Chiều đi lên đồi cao, hát trên những xác người tôi đã thấy, tôi đã thấy những hố hầm đã chôn vùi thân xác anh em ....Mẹ vỗ tay reo mừng xác con, chị vỗ tay hoan hô hòa bình ....
- Mẹ ngồi ru con đong đưa võng buồn , đong đưa võng buồn ..
Mẹ ngồi ru con mây qua đầu ghềnh , giọt lệ ăn năn ....
- Huế Sài Gòn Hà Nội bao nhiêu năm sao vẫn lầm than , Huế Sài Gòn Hà Nội trong ta đau trái tim việt Nam ....
( Tôi trích dẫn cái ý thôi, chứ không nhớ từng chi tiết, nếu có sai lời , mong các bạn bỏ qua nhé ).
Lời của những ca khúc trên khiến cho người VN, quan tâm tới cuộc chiến, cảm thấy nỗi bất hạnh của dân tộc ; đất nước bị chia cắt, hai miền nam bắc xâu xé nhau , cuộc tương tàn chẳng biết đến bao giờ mới dứt. Nỗi buồn nhược tiểu hiển hiện từng ngày trong cảnh nồi da xáo thịt v.v.
Nói tới dòng nhạc PHẢN CHIẾN thì dĩ nhiên không phải một mình TCS, mà ngay Phù Thủy Phạm Duy cũng đóng góp không ít. Những ca khúc như Tưởng Như Còn Người Yêu , phổ thơ của Lê Thị Ý, hay Kỷ Vật Cho Em , phổ thơ của Linh Phương , cũng là những ca khúc não nuột , nói lên số phận mỏng manh của con người trong cuộc chiến tương tàn .
Nhạc phản chiến của TCS , và một ít của Phạm Duy, qua giọng ca nhừa nhựa như thuốc phiện của KHÁNH LY , mới đích thực đã làm xuống tinh thần chiến đấu của người chiến sĩ VNCH.
Thời tôi còn sống ở Chicago, trong một đêm không ngủ, hát nhạc đấu tranh, một cựu hải quân trung tá , kể cho tôi nghe tâm trạng của anh trong cuộc chiến " H biết không , ban đêm mà nghe Khánh Lý hát nhạc phản chiến của TCS, nói thực, anh chỉ muốn bỏ hết để đi về . "
Ông bạn của tôi dĩ nhiên chỉ là một cá nhân , không đại diện cho toàn thể , nhưng nhìn chung thời thế lúc đó, ai cũng thấy nhạc phản chiến của TCS đã gây tác hại ghê gớm cho công cuộc đấu tranh của quân dân MNVN, chống lại dã tâm xâm lược của cộng sản Hà Nội . Tệ hại nhất trong nhạc TCS là , rải rác trong các ca khúc, hắn hay nhắc tới hai từ ANH EM , mà không xác định cái thứ anh em đó đang ở bên nào trong cuộc chiến ; mờ mờ ảo ảo , để cho giới trẻ MNVN không hiểu gì về cộng sản, tha hồ tưởng tượng , rồi bị những thứ tuyên truyền rỉ tai của CS, thế là coi " những anh em bên kia " là những người có chính nghĩa, đang đấu tranh thực sự cho TỰ DO, ĐỘC LẬP của đất nước . Những sinh viên, học sinh một thời tham gia phong trào xuống đường chống VNCH bắt nguồn từ đây chứ ở đâu mà ra ?
Hôm nay, tôi được dịp đọc một bài viết của TCS vào năm 1979, do FB Ngọc Tuyên Đàm post lên , tôi mới thực sự tởm cho một thằng ĂN CƠM QUỐC GIA , THỜ MA CỘNG SẢN . Vì dòng nhạc tình ca rất hay của TCS, mà người ta dễ dàng dành cái nhìn tốt đẹp cho TCS, quên bẳng đi cái tội ác mà hắn gây ra cho MNVN, qua những ca khúc PHẢN CHIẾN của hắn . Anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường , Nguyễn Đắc Xuân v.v. chỉ gây tội ác với dân tộc ở một địa phương HUẾ, còn Trịnh Công Sơn thực sự là tên thủ phạm số một đã " GIẢI TRỪ TINH THẦN CHIẾN ĐẤU CỦA QUÂN DÂN MNVN ", đâm nhát dao chí tử vào nền dân chủ non trẻ của VNCH, dìm cả MNVN vào vòng nô lệ ác độc và dã man của chế độ CSVN.
Có lẽ nhờ công trạng này , mà dù trước khi chết , hắn từng biểu lộ TẤN THỐI LƯỠNG NAN , một thái độ của kẻ biết giá trị thực của mình chỉ là thứ CẦM CẶC CHO CHÚNG ĐÁI , chế độ CSVN vẫn cho tên của hắn nằm ở vài con đường ở Huế, Đà Nẵng .
Nói gọn lại , dòng nhạc Bolero hoàn toàn không phải là yếu tố khiến cho người lính VNCH xuống tinh thần , muốn buông súng chiến đấu ; mà chính dòng nhạc phản chiến của TCS mới là đích danh thủ phạm .
Huỳnh Hậu.
Không có nhận xét nào