CÁI CẦN BÀN KHÔNG PHẢI MỘT KHÁI NIỆM Trong câu chuyện này, hoàn toàn chung ta có thể chẳng cần để tâm tới bất cứ một “khái niệm” nào kiểu nh...
CÁI CẦN BÀN KHÔNG PHẢI MỘT KHÁI NIỆM
Trong câu chuyện này, hoàn toàn chung ta có thể chẳng cần để tâm tới bất cứ một “khái niệm” nào kiểu như XHCN.
Vấn đề ở đây được tìm thấy chính là những dặc trưng của loại mô hình mà nó đang được thiết lập - để đơn giản và có thể hình dung, đặc trung của XHCN, cái mà cân được mổ xẻ vào bên trong nó - chính là mô hình tập trung quyền lực nhà nước vào chỉ duy nhất một Đảng chính trị và không có bất cứ ai có quyền để thành lập đảng khác; cũng không có sự độc lập theo hai nghĩa - hành pháp và tư pháp đứng dưới lập pháp (Quốc hôi), theo cách bậc thang; và tất cả các chức vị trong nhà nước phải là đảng viên của duy nhất một Đảng.
Quan trọng hơn nữa là quyền về báo chí và xuất bản không thuộc về tư nhân mà thuộc về quyền lực công - câu chuyện thông tin quyết định khá lớn tới sự hiệu quả kinh tế của cac chủ thể tham gia vào thị trường - ví dụ, khi bạn không có hoặc có mà không đủ thông tin về vi rút Corona do một nước cộng sản (XHCN) như Trung Quốc bững bít, bạn sẽ có những quyết định sai lầm hoặc gánh chịu hậu quả là các thiệt hại rất lớn khi vẫn tiếp tục “mở cửa” mọi hoạt động kinh tế như trước đây. Đây là lúc bạn phải trả giá, trong khi các mặt hàng thiết yếu đã bị Trung Quốc thu mua rồi khi đại dịch xảy ra do sự thiếu thông tin do nước này tạo nên, chúng bán lại giá cao cho phần còn lại của thế giới - hai lần thiệt hại bỏi sự thiếu hụt thông tin hoặc được cấp thông tin một cách sai lệch.
Cái tiếp theo cũng chẳng kém phần quan trọng, XHCN đề cao mô hình kinh tế kế hoạch hoá, theo chỉ thị và các sự sắp xếp tổ chức của Nhà nước, đương nhiên là dưới cả sự lãnh đạo của Đảng duy nhất cầm quyền. Và vấn đề kinh tế tập thể lẫn vấn đề sở hữu (sở hữu nhà nước và tập thể là quan trọng hơn cả, tư nhân chỉ là thành phần thứ yếu) chính là một dặc trưng khiến XHCN trở nên trì trệ, thiếu năng động và không thể cởi mở để thực hiện sự sản xuất và phân phối tốt nhất tới thị trường vì thiếu tự do lẫn thiếu cả thông tin.
Họ cứ đưa ra một khái niệm và coi nó là vấn đề người dân phủ bác cái tên gọi này. Thực tế, nó chỉ được xem như là một khái niệm có tính lịch se và xã hội. Cái người ta bàn luận tới chính là các cấu thành thực sự của nó - ở đây, như đã nêu ra vài đặc trưng làm cho nó thật khó có thể đưa lại những thành tựu nào.
Ở các nước Bắc Âu hoặc ngay cả Mỹ, chủ thuyết CNXH vẫn được học như một môn học và một số đề xuất về mặt xã hội (an sinh cho người dân) được áp dụng (như chính sách y tế hay học phí miễn phí cho các cáp học; tiền lương tối thiểu...) nhưng, lưu ý, họ không tổ chức mô hình quyền lực theo cách của những người Marxist Leninist - sự độc quyền tuyệt đối của độc Đảng (duy nhất) và sự tập trung dân chủ tối đa vào tay Đảng cầm quyền. Như Mao còn nói, chính quyền sinh ra từ nòng súng và thực tế có thể thấy, nó dựa trên cả từ những cái mồm bị khoá chặt bởi sự cấm đoán hoặc kiểm duyệt gắt gao nhất trên lĩnh vực tư tưởng và nhận thức, ngôn luận đối với người dân.
Chính vì có tự do, mà tự do là một loại bình đẳng tuyệt đối, mà thị trường tự do mới có thể hoạt động không những hiệu quả (cả kinh tế lẫn kiểm soát sự ảnh hưởng của nó tới môi trường) mà còn có động lực cũng như khả năng để phát triển bền vững. Không ai có dủ sức mạnh để định hướng được thị trường vì sự định hướng kiểm soát và an thiệp đó tạo ra vô số những biến thể phái sinh không thể lường trước được. Mọi sự sụp đổ không chỉ về mặt nhà nước (chính quyền) lẫn kinh tế ở các nước thuần theo XHCN chẳng phải là các ví dụ điển hình về các sự sụp đổ không hề giống nhau về cả cách thức lẫn quy mô?
Lê Luân
Không có nhận xét nào