CHÁNH ÁN TAND TỐI CAO Nguyễn Hòa Bình SẼ THUA CHUNG CUỘC DÙ ĐANG TRONG THẾ THẮNG, HỒ DUY HẢI SẼ THOÁT ÁN TỬ HÌNH TẠI PHIÊN TÁI THẨM Phiên tò...
CHÁNH ÁN TAND TỐI CAO Nguyễn Hòa Bình SẼ THUA CHUNG CUỘC DÙ ĐANG TRONG THẾ THẮNG, HỒ DUY HẢI SẼ THOÁT ÁN TỬ HÌNH TẠI PHIÊN TÁI THẨM
Phiên tòa Giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải đã khép lại với việc Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình đã quyết tâm bác kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, nghĩa là vẫn giữ nguyên tội danh giết người cướp của của nghi can Hồ Duy Hải theo bản án cấp sơ thẩm và phúc thẩm trước đây.
Nhìn bề ngoài có lẽ không khó nhận ra Nguyễn Hòa Bình đã thành công trong việc bảo vệ quan điểm trước đây của y khi y giữ chức Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao và cũng giúp cho đương nhiệm Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình khi trước đây tên này cũng khẳng định Hồ Duy Hải là thủ phạm giết người cướp của khi tên Trương Hòa Bình ngồi ở ghế Chánh án tòa án nhân dân Tối cao, đồng thời tên Chánh án tòa án tối cao Nguyễn Hòa Bình cũng bảo vệ được thanh danh cho tên cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khi vào năm 2012 Trương Tấn Sang bác đơn xin ân giảm án tử hình của Hồ Duy Hải tại Quyết định số 639/QĐ-CTN ngày 17/5/2012.
Tuy nhiên, với những gì đã diễn ra cho thấy chiến thắng của tên Chánh án tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình chỉ là bề nổi, chỉ là ngọn lửa rơm còn thất bại thì đang chờ hắn ta ở phía trước khi Viện Kiểm sát nhân dân tối cao vẫn giữ nguyên quan điểm kháng nghị và chắc chắn vụ án Hồ Duy Hải sẽ được TÁI THẨM. Chuyện TÁI THẨM là chắc chắn và trong khi chờ đợi sẽ diễn ra một phiên TÁI THẨM thì xin được nói sơ qua mục đích và ý nghĩa của GIÁM ĐỐC THẨM và TÁI THẨM như sau:
I. GIÁM ĐỐC THẨM:
1. Khái niệm: Là thủ tục tố tụng đặc biệt, nhằm xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.
2. Tính chất: Xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật do phát hiện có sai sót nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng.
3. Căn cứ kháng nghị:
3.1. Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án.
3.2. Có vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.
3.3. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
4. Chủ thể kháng nghị:
4.1. Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC có quyền kháng nghị đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp cao và của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết (trừ Quyết định của Hội đồng thẩm phán TANDTC).
4.2. Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Viện trưởng VKS quân sự trung ương có quyền kháng nghị đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu và khu vực.
4.3. Chánh án TAND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp cao có quyền kháng nghị đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh, cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
5. Loại bản án, quyết định cần xem xét lại: Bản án, quyết định có sai sót nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng.
II. TÁI THẨM:
1. Khái niệm: Là thủ tục tố tụng đặc biệt, nhằm xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó.
2. Tính chất: Xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật do phát hiện tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định mà Tòa án không biết được lúc ra bản án, quyết định.
3. Căn cứ kháng nghị:
3.1. Có căn cứ chứng minh lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, kết luận định giá tài sản, lời dịch của người phiên dịch, bản dịch thuật có những điểm quan trọng không đúng sự thật.
3.2. Có tình tiết mà Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm do không biết được mà kết luận không đúng làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án.
3.3. Vật chứng, biên bản về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, biên bản hoạt động tố tụng khác hoặc những chứng cứ, tài liệu, đồ vật khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật.
3.4. Những tình tiết khác làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án.
4. Chủ thể kháng nghị:
4.1. Viện trưởng VKSND tối cao có quyền kháng nghị đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao.
4.2. Viện trưởng VKS quân sự trung ương có quyền kháng nghị đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu và khu vực.
4.3. Viện trưởng VKSND cấp cao có quyền kháng nghị đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh, cấp huyện trong phạm vi thuộc thẩm quyền theo lãnh thổ.
Như vậy, tại tiết 4.1 điểm 4 phần chủ thể kháng nghị thì Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hết quyền kháng nghị vụ án Hồ Duy Hải vì hiện nay tại phiên tòa Giám đốc thẩm, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao đã quyết định bản án đối với nghi phạm Hồ Duy Hải. Tuy nhiên, chiếu theo "Chức năng và nhiệm vụ" của Ủy ban Tư pháp Quốc Hội có quy định:
1. Ủy ban Tư pháp Quốc Hội có nhiệm vụ Thẩm tra các báo cáo công tác của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
2. Ủy ban Tư pháp Quốc Hội giám sát hoạt động của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, bổ trợ tư pháp;
3. Kiến nghị các vấn đề về hình sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án, bổ trợ tư pháp, tổ chức bộ máy của các cơ quan tư pháp.
Qua các "Chức năng và nhiệm vụ" của Ủy ban Tư pháp Quốc Hội, cho thấy vụ án Hồ Duy Hải sẽ được TÁI THẨM theo yêu cầu của Ủy ban Tư pháp Quốc Hội mà nhiệm vụ này thuộc về bà Lê Thị Nga, hiện nay là Chủ nhiệm ủy ban Tư pháp Quốc Hội.
Bởi vì trước đây bà Lê Thị Nga đã từng giám sát vụ án Hồ Duy Hải trong vai trò Phó chủ nhiệm ủy ban Tư pháp Quốc Hội và Phó trưởng Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc Hội về tình hình oan sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự,..." vào năm 2015. Tại đợt giám sát đó, bà Lê Thị Nga đã có báo cáo chi tiết với kết luận rằng "Việc Tòa án 02 cấp kết tội Hồ Duy Hải là chưa đủ cơ sở vững chắc, có đầy đủ căn cứ để Giám đốc thẩm Bản án hình sự Phúc thẩm số 281/2009/HSPT ngày 28/4/2009 của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân Tối cao tại Sài Gòn...".
Muốn bảo vệ thanh danh của mình thì bà Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc Hội Lê Thị Nga phải yêu cầu TÁI THẨM vụ án Hồ Duy Hải, hay nói cách khác bà Lê Thị Nga sẽ là chủ thể TÁI THẨM vụ án này. Dĩ nhiên hiện nay phe của bà Lê Thị Nga là phe của Vương Đình Huệ có sự chống lưng của tổng - tịch Nguyễn Phú Trọng nên chắc chắn CHÁNH ÁN TAND TỐI CAO Nguyễn Hòa Bình SẼ THUA CHUNG CUỘC DÙ ĐANG TRONG THẾ THẮNG và Hồ Duy Hải sẽ thoát án tử hình./.
Tran Hung.
Không có nhận xét nào