Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

CÓ VẺ MỸ MUỐN LOẠI TRUNG QUỐC RA KHỎI NHỮNG ĐINH CHẾ CHUNG VÀ THAY THẾ BẰNG ĐÀI LOAN.

CÓ VẺ MỸ MUỐN LOẠI TRUNG QUỐC RA KHỎI NHỮNG ĐINH CHẾ CHUNG VÀ THAY THẾ BẰNG ĐÀI  LOAN.  Ngày 25/10/1971 trong một sự đảo chiều bất n...

CÓ VẺ MỸ MUỐN LOẠI TRUNG QUỐC RA KHỎI NHỮNG ĐINH CHẾ CHUNG VÀ THAY THẾ BẰNG ĐÀI  LOAN. 

Ngày 25/10/1971 trong một sự đảo chiều bất ngờ trước cam kết lâu dài của mình đối với chính phủ Đài Loan và chính sách không công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc), các đại diện ngoại giao của Mỹ ở Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu bầu Trung Quốc trở thành thành viên thường trực Hội đồng Bảo an. Mặc cho sự phản đối từ nhiều quốc gia , Đài Loan vẫn bị trục xuất.

Lý do cho sự thay đổi rõ rệt trong chính sách của Mỹ là không khó để nhận ra. Mỹ đã đánh giá các mối quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc cao hơn cam kết lịch sử của mình đối với Đài Loan. Lợi ích của Mỹ trong việc được Trung Quốc giúp đỡ giải quyết tình hình tồi tệ ở Việt Nam; sử dụng ảnh hưởng của Mỹ đối với Trung Quốc như là đòn bẩy ngoại giao chống lại Liên Xô; và mong muốn có được các mối quan hệ kinh tế béo bở với Trung Quốc, là những yếu tố tác động đến quyết định của Mỹ.

Quan hệ với Trung Quốc kể từ đó đã phát triển mạnh mẽ, nổi bật là chuyến thăm của Tổng thống Richard Nixon tới Trung Quốc vào năm 1972. Không có gì ngạc nhiên khi quan hệ ngoại giao với Đài Loan trở nên nguội lạnh một cách rõ ràng, mặc dù Mỹ vẫn công khai thừa nhận rằng họ sẽ bảo vệ Đài Loan nếu hòn đảo này bị tấn công.

Từ khi THDQ mất ghế tại Liên Hiệp Quốc năm 1971 (bị thay thế bởi CHNDTH), đa số các nước có chủ quyền đã quay sang công nhận ngoại giao đối với CHNDTH, coi nó là đại diện hợp pháp duy nhất của toàn bộ Trung Quốc, đáng chú ý nhất là việc Mỹ công nhận năm 1979(Dù quan hệ 2 nước Đài-Mỹ vẫn luôn thật rất tốt đẹp). Tới năm 2019, quốc gia này vẫn giữ các quan hệ ngoại giao thực tế rất bình thường 1 cách chính thức với 14 nước thành viên của Liên Hiệp Quốc và tòa thánh Vatican, dù trên thực tế các mối quan hệ vẫn được giữ rộng rãi và phổ biến 1 cách tích cực với nhiều nước. Những cơ quan như Văn phòng kinh tế và văn hóa Đài Bắc và Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan đang hoạt động "trên thực tế" như những đại sứ quán, dù không có được đặc quyền ngoại giao theo luật: họ không thể cung cấp bất kỳ sự bảo vệ lãnh sự nào và các nhân viên của họ cũng không có được bất kỳ quyền miễn trừ ngoại giao nào. Địa điểm của văn phòng vẫn nằm tại nước chủ nhà.

Chính phủ THDQ trong quá khứ từng coi mình là chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc, cũng như những lãnh thổ cũ của họ. Lập trường này đã bắt đầu bị quên lãng từ đầu thập niên 1990, chuyển sang thành không tranh chấp về vị thế hợp pháp với việc CHNDTH cai quản đại lục Trung Quốc, dù những tuyên bố chủ quyền của THDQ vẫn chưa được rút lại thông qua việc sửa đổi hiến pháp. Các nhóm khác nhau có những quan niệm khác nhau về tình trạng chính trị thực tế hiện tại của Đài Loan.

Lập trường của  Trung Quốc  cho rằng Trung Hoa Dân Quốc đã ngừng tồn tại với tư cách là một chính phủ hợp pháp từ khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập ngày 1 tháng 10 năm 1949 và rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là chính thể tiếp nối của Trung Hoa Dân Quốc với tư cách chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc, với quyền cai trị Đài Loan theo lý thuyết kế tục nhà nước. Như vậy, mặt khác quyền hợp pháp của Trung Hoa Dân Quốc trong việc chiếm lại lục địa vẫn không được chấp nhận rộng rãi mà còn đang bị tranh cãi.

 Trung Quốc cho rằng "Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là chính phủ hợp pháp duy nhất đối với Trung Quốc và Đài Loan là một phần không thể tách rời của Trung Quốc". Cộng hòa Nhân dân Trung hoa không muốn đàm phán với Trung Hoa Dân Quốc về bất kỳ một hình thức nào khác ngoài Chính sách Một Trung Quốc.

Vì mục tiêu chống Cộng buổi đầu Chiến tranh Lạnh, Trung Hoa Dân Quốc ban đầu được Liên Hiệp Quốc và đa số quốc gia phương Tây công nhận là chính phủ hợp pháp duy nhất của cả Trung Hoa lục địa và Đài Loan. Nghị quyết 505 Đại hội đồng Liên hiệp quốc được thông qua ngày 1 tháng 2 năm 1952 đã coi những người Cộng sản Trung Quốc là những kẻ phiến loạn chống Trung Hoa Dân Quốc. Tuy nhiên, trong thập niên 1970 một sự thay đổi lớn trong chính sách ngoại giao khiến mọi quyền lợi chuyển từ tay Trung Hoa Dân Quốc sang Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. 

Ngày 25 tháng 10 năm 1971, Nghị quyết 2758 được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua, theo đó trục xuất Trung Hoa Dân Quốc và thay thế ghế của Trung Quốc tại Hội đồng bảo an (và mọi tổ chức Liên hiệp quốc khác) bởi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nghị quyết tuyên bố "rằng những đại diện của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là những đại diện hợp pháp duy nhất của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc." Nhiều nỗ lực của Trung Hoa Dân Quốc nhằm tái gia nhập Liên Hiệp Quốc, không phải với tư cách đại diện cho toàn bộ Trung Quốc nữa, mà chỉ là đại diện cho nhân dân tại các vùng lãnh thổ do họ quản lý vẫn chưa được hội đồng thông qua, chủ yếu vì áp lực ngoại giao của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cho rằng Nghị quyết 2758 đã giải quyết vấn đề này.

Hôm 1/5/2020 , Mỹ lên tiếng ủng hộ Đài Loan gia nhập Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc nhanh chóng ra thông báo “thể hiện sự phẫn nộ và phản đối mạnh mẽ”.Theo phái đoàn Mỹ, Liên Hiệp Quốc là một định chế quốc tế với 193 thành viên được xây dựng từ 75 năm nay, trên nền tảng phục vụ cho mọi tiếng nói, đón nhận các quan điểm đa dạng, và thúc đẩy nhân quyền, thì việc ủng hộ Đài Loan tham gia Liên Hiệp Quốc là lẽ đương nhiên.

 Việc Mỹ công khai và tích cực thúc đẩy vị thế quốc tế của Đài Loan - vấn đề nhạy cảm nhất trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc - là một tín hiệu cho thấy mối quan hệ giữa hai bên khả năng đã chuyển sang một giai đoạn mới: giai đoạn Mỹ muốn loại bỏ Trung Quốc ra khỏi những định chế chung của Liên Hiệp Quốc và thay vào đó  bằng Đài Loan.

Một bước đi ngược với 49 năm trước.

Dương Hoài Linh



Không có nhận xét nào