Hồ Chí Minh có sinh có tử, nhưng thực sự tử vì bệnh gì? Theo hồi ký của Trần Viết Hoàn, cận vệ Hồ, “16h ngày 12/8/1969, Bác gặp ông Lê...
Hồ Chí Minh có sinh có tử, nhưng thực sự tử vì bệnh gì?
Theo hồi ký của Trần Viết Hoàn, cận vệ Hồ, “16h ngày 12/8/1969, Bác gặp ông Lê Đức Thọ tại nhà nghỉ Hồ Tây nghe báo cáo tình hình hội nghị Paris. Đêm hôm đó, Bác lên cơn sốt và ho, rồi những ngày sau đó Bác ho nhiều hơn, sốt nặng hơn“. Trước đó, Hồ đã phải đi Trung quốc nhiều lần để chửa bệnh, và không thấy đề cập là bệnh gì. “Những ngày tháng 5/1967, khi Bác sang Trung Quốc để chữa bệnh, Bộ Chính trị đã quyết định làm cho Bác ngôi nhà nhỏ.” Hồi ký tiết lộ.
Chửa trị không hết, về lại Hà Nội thì Hồ đã không còn khoẽ nữa, tiếp tục trị bệnh cho đến khi tim ngừng đập. Ông Hoàn viết “ngày 2/9/1969, Bác bị một cơn đau tim nặng, các giáo sư, bác sĩ phải thực hiện công việc cấp cứu cho Bác. Theo dõi trên máy điện tim thì đến 9h15 tim Bác ngừng đập hẳn.”
Nói cách khác, Hồ có thể bị bệnh gì đó mà csVN đã không dám tiết lộ rõ, và chứng bệnh đó là nguyên nhân chính làm Hồ suy nhược, dẩn đến cái chết khi tim bị suy yếu, chứ không phải nguyên nhân chính là đang khoẽ mạnh thì bị "heart attack" rồi chết. Hồ có chứng bịnh bị “ho và lên cơn sốt liên tục”, người bị yếu, suy nhược và không thể tiếp tục làm việc nữa. Bệnh gì mà Hồ đã phải bỏ đi Trung Quốc điều trị nhiều lần, nhưng cũng bó tay. Và khi về lại Hà Nội thì vẫn cứ tiếp tục “ho và lên cơn sốt”.
Theo Đại tá phi công, Công Doãn Đương người từng chở Hồ 4 lần đi từ Hà Nội đến phi trường Nội Bài chờ máy bay đi Trung Quốc trị bệnh tiết lộ, lần đầu tiên chở đi ngày 15/9/1967 “lúc này Bác đã rất mệt, không thể tự đi được mà phải nằm cáng. Người khiêng Bác lúc bấy giờ là ông Văn Tiến Dũng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam và Thiếu tướng Trần Kim Chi, Cục trưởng Cục Bảo vệ quân đội. Đi đằng sau là ông Vũ Kỳ - thư ký riêng của Bác, cầm ba toong và ôm một chiếc cặp. Cùng đi còn có ông Lê Văn Lương, lúc bấy giờ là Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương”. Bệnh gì phải dấu bí mật đến nổi để chính Văn Tiến Dũng và Thiếu tướng Quân đội khiêng đi, chứ không dám cho lính khiêng.
Chuyên gia ướp xác Hồ, Giáo sư Yuri Romakov, tiết lộ, xác chết của Hồ đầy những dấu vết của kim châm cứu. “Dấu vết của các thao tác này, sau khi ông chết, tôi nhìn thấy trên cơ thể của ông ấy. Người Trung Quốc đã đâm kim dưới xương bánh chè, vào trong các huyệt được gọi là huyệt sống. Tuy nhiên, rõ ràng, những gì Hồ Chí Minh đã nhận được chỉ là tồi tệ hơn và tồi tệ hơn”. (1)
Riêng tài liệu nói về chuẩn đoán bệnh HIV/AIDS, thì người bị bệnh, có các triệu chứng lâm sàng như bị giãm cân, bị nóng sốt, ho dai dẳng cả tháng, người bị nổi mụn v.v... (2) Như vậy, hồi ký của Trần Viết Hoàn về bệnh tình của Hồ có trùng hợp không?
Tài liệu trong thư khố KGB tiết lộ, Hồ khi đến Moscow lần đầu năm 1923-1924 đã lấy gái Nga làm vợ rồi. (3) Đó là chưa kể đến những quan hệ về sinh lý phóng túng của Hồ từ Pháp, Thượng Hải, Hong Kong, Côn Minh, Thái, Moscow và nhất là thời gian ở Cao Bằng, Thái Nguyên với rất nhiều thiếu nữ người Tày, Nùng. Phóng túng đến nỗi mà theo hồi ký của nhân viên tình báo Rene Desfourneaux OSS tiết lộ (Hình chụp với Hồ, từ bên trái), Hồ “đang bị bệnh sốt rét, nhưng khi đám gái từ Hà Nội đến để phục vụ sinh lý thì Hồ gần như hết bịnh, mắt sáng rực. Chính tay Hồ sửa soạn món thuốc bột kích dục cổ truyền, và mời cả Rene cùng tham gia". (4)
Vậy thì năm 1969, Hồ có thực sự chết vì bị "đứng tim" như Hà Nội chính thức thông báo? Hay là chết vì một chứng bệnh nan y khác?
Đỗ T. Công
(1) Хо Ши Мин умирал под объективом кинокамеры.
(2) HIV/AIDS là gì? Chẩn đoán và điều trị
(3) Surete Generale Indochine
(4) A Secret Encounter with Ho Chi Minh, Look Magazine 9, 1966
Không có nhận xét nào