Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

KARL MARX VÀ ADAM SMITH - HAI CON NGƯỜI, HAI TƯ TƯỞNG, HAI KẾT QUẢ

[ KARL MARX VÀ ADAM SMITH - HAI CON NGƯỜI, HAI TƯ TƯỞNG, HAI KẾT QUẢ ] Thế kỷ 20 có thể nói là cuộc chiến giữa hai hệ tư tưởng trái nghịch n...

[KARL MARX VÀ ADAM SMITH - HAI CON NGƯỜI, HAI TƯ TƯỞNG, HAI KẾT QUẢ] Thế kỷ 20 có thể nói là cuộc chiến giữa hai hệ tư tưởng trái nghịch nhau. Một bên muốn theo đuổi công bằng kết quả còn phía còn lại muốn quảng bá tự do. Nó bắt đầu với hai cá nhân sinh ra trước đó hơn 200 năm. Karl Marx, người sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản và Adam Smith, người cha của chủ nghĩa tư bản.

Hãy cùng so sánh.

1. Marx sinh ngày 05/5/1818 và chết 14/3/1883. Smith sinh ngày 16/6/1723 và qua đời 17/7/1790.
2. Marx có hai tác phẩm tai tiếng là Communist Manifesto (Tuyên Nguyên Cộng Sản) và Das Kapital (Tư Bản). Smith thì có hai cuốn nổi tiếng, Theory Of Moral Sentiments (Thuyết Về Đạo Đức) và Wealth Of Nations (Nguồn Gốc Của Sự Thịnh Vượng Quốc Gia).
3. Marx được cho là người sáng lập ra thuyết và chủ nghĩa cộng sản. Smith được coi là người cha của thuyết chủ nghĩa tư bản và thị trường tự do.
4. Marx là một người ăn bám người bạn Friedrich Engels của mình. Smith ngược lại, kiếm sống bằng nghề giảng viên và là một trong những tác giả tiêu biểu nhất.
5. Marx để lại di sản chết chóc. Smith để lại bài học xây dựng sự thịnh vượng cho nhân loại.

Lúc viết lên những thuyết về chủ nghĩa cộng sản, Marx cũng không ngờ rằng trong tương lai nó sẽ được sử dụng để làm nền tảng cho các chế độ độc tài. Sinh ra và lớn lên trong thời công nghiệp hoá, nơi công nhân sinh sống và làm việc dưới điều kiện không hoàn thiện, ông ta ngỡ rằng đó là vì họ bị bóc lột và mọi chuyện sẽ mãi như vậy. Nhưng điều ông ta không hiểu rằng nhờ nền công nghiệp, mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn, đời sống người dân được cải thiện và nghèo đói được xoá giảm.

Khi những người học trò của ông bao gồm Lenin, Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành, Hồ Chí Minh, Pol Pol và Fidel Castro dựa trên những ngộ nhận đó để thành lập một xã hội vô sản thì họ lại biến nó thành địa ngục trần gian. Nơi con người không có tự do và công bằng mà chỉ là nghèo đói và lạc hậu. Để rồi những quốc gia đó bây giờ vẫn còn gánh chịu hậu quả của một sự hiểu sai chết người.

Khác với Marx, khi Smith viết lên tác phẩm để góp phần thiết lập nền tảng cho chủ nghĩa tư bản, ông ta thừa nhận rằng con người thực sự tử tế và muốn mang lại giá trị cho nhau. Họ ham tiền và thèm muốn điều tốt đẹp hơn. Nhưng họ không khát khao chiến tranh mà chỉ mong hỗ trợ để cùng tiến. Mỗi người được dẫn dắt bởi một bàn tay vô hình trong thị trường để phục vụ trong quá trình theo đuổi lợi ích riêng. Người bán thịt không thực sự làm vì lợi ích của người khác, nhưng nếu muốn trở nên giàu có thì ông ta phải tìm cách mang lại điều hữu ích cho khách hàng của mình. Từ đó, sự tử tế được nhân rộng.

Những quốc gia theo đuổi thuyết kinh tế thị trường không những phát triển vượt bậc mà còn trở nên giàu có và bỏ xa những nơi khác. Đế chế Anglo, Mỹ, Âu và sau này Đông Á và thế giới đều hiểu rằng cách tốt nhất để trở nên thịnh vượng là thông qua hệ thống trao đổi hàng hoá và theo đuổi lợi nhuận. Nó không bảo đảm sự công bằng cho tất cả người tham gia nhưng nó dẫn đến sự thịnh vượng cho tất cả, dù nhiều hay ít.

Lý tưởng kinh tế thị trường và tự do đã thắng vì nó đáp ứng nhu cầu hám lợi của con người. Những Milton Friedman, Ronald Reagan, Margaret Thatcher hay Lý Quang Diệu đã chứng minh cho thế giới sự kỳ diệu khi bạn để con người kinh doanh và làm giàu. Sự sáng tạo của một xã hội tự do sẽ tạo ra đạo đức, tử tế, của cải và thịnh vượng.

Khi nhìn lại cuộc chiến tư tưởng này, chúng ta không khỏi bàng hoàng bởi những con số người chết cho cuộc thí nghiệm của một lý tưởng độc tài hoang tưởng. Theo ước tính thì hơn 100 triệu người đã bỏ mạng từ Liên Xô, Trung Quốc, Bắc Hàn, Việt Nam, Campuchia và Cuba. Bất chấp sự thất bại đó, bây giờ vẫn còn những cá nhân và tổ chức tiếp tục bám theo để bảo vệ bản thân.

Karl Marx và Adam Smith. Hai con người, hai tư tưởng và kết quả.

Chủ nghĩa toàn trị đã thất bại và kinh tế thị trường đang thống trị. Không có gì chứng minh điều đó rõ ràng hơn việc một quốc gia có dòng chữ “Cộng Hoà Chủ Nghĩa Xã Hội” trước tên mình nhưng lại áp dụng các cơ chế của kinh tế tư bản để phát triển. 

Marx và toàn trị đã thua, Smith và tự do đã thắng. [05.5.2020]

Ku Búa @ Cafe Ku Búa



Không có nhận xét nào