Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

KHANG SINH, CÁNH TAY MẶT CỦA MAO, PHÓ CT ĐẢNG CSTÀU TỪNG ĐỀ NGHỊ “TỬ HÌNH” HỒ.

Khang Sinh, cánh tay mặt của Mao, phó CT Đảng csTàu từng đề nghị “tử hình” Hồ. Tháng 12, 1934, Sergei Kirov, Ủy viên TW đảng cs Liên S...

Khang Sinh, cánh tay mặt của Mao, phó CT Đảng csTàu từng đề nghị “tử hình” Hồ.

Tháng 12, 1934, Sergei Kirov, Ủy viên TW đảng cs Liên Sô bị ám sát chết. Stalin mượn cớ khởi đầu một cuộc thanh trừng khắp nước Nga. Những đảng viên thuộc Quốc tế CS đến Nga trong giai đoạn này đều có thể trở thành đối tượng của Stalin. Cũng như các đại biểu khác, Hồ đến Moscow trong thời gian này và vì nhiều lý do, Hồ lúc đó đã bị thất sũng, vì vậy Hồ có thể bị Stalin đem đi bắn, bất cứ lúc nào.

Bản báo cáo Mật của Hà Huy Tập gửi cho TW Quốc Tế cs đảng có thể đã nêu tên Hồ như một người trong tầm ngấm. Trước đó, Hồ đã bị kiểm điểm nặng nề về cuộc bắt giữ cả trăm đối tượng đảng cs ở Thái. Cuộc vây bắt đảng viên cs ở Singapore, khai ra nhân sự ở Thượng Hải, và lòi ra tung tích Hồ ở Hong Kong 1931, (1) cũng có phần cho là lỗi của Hồ, hay sự kiện Hồ được cảnh sát Anh trả tự do sớm ở Hồng Kông 1933, gây ra những nghi ngờ đối với TƯ Quốc tế cs đảng.

Cuối năm 1934, cs Việt Nam bị mật thám Pháp xâm nhập nặng. Hà Huy Tập đã gửi một danh sách, trong đó Tập nghi ngờ có một số đảng viên từng được đạo tạo ở Moscow đã phản đảng. Danh sách gửi cho Quốc Tế cs Đảng, và dĩ nhiên phải đến tay Stalin. Vấn đề đặt ra là tên họ Hồ có nằm trong danh sách đó không thì vẫn còn là ẩn số, và bản báo cáo đó, hiện nay chắc vẫn còn giữ trong thư khố của KGB. Tuy nhiên, Hồ bị đối xử ghẻ lạnh trong thời gian ở Nga là điều được ghi nhận. Tại khách sạn Lux ở Moscow, nơi các Đại biểu cs về ở và dự Hội Nghị 7 Quốc Tế CS Moscow 1935. Trong đó có phái đoàn csVN gồm Lê Hồng Phong, Nguyễn thị Minh Khai v.v…Hồ không được phép ăn uống ở phòng dành cho các Đại biểu, mà chỉ được ăn uống ở phòng ăn chung tập thể của khách sạn, chắc vì sợ Hồ nghe trộm tin hay khai thác thông tin từ các Đại biểu.(2)

Trong báo cáo viết bằng tiếng Pháp 1935, trình bày về một số trường hợp phản đảng. Hà Huy Tập cũng cho Văn phòng Phương Đông QT cs đảng biết về nhiều đại biểu cs ở Ma Cao bày tỏ sự nghi ngờ Hồ. Họ cho Hồ là nguyên nhân dẫn đến cuộc bắt giữ hơn 100 người thuộc Thanh Niên Đồng chí Hội. Lý do Tập nêu ra như sau:

Hồ biết Lâm Đức Thụ làm cho mật thám nhưng vẫn dùng Thụ. Tại sao Hồ đòi hỏi nộp hồ sơ, buộc các hội viên cung cấp 2 tấm hình, tên thiệt, tên cha mẹ, ông bà làm gì? Hình các hội viên tại sao lọt vào tay của Thụ và mật thám Pháp. Tại Siam, trong nhà tù các tù nhân này cáo buộc Hồ và Hồ không thể phủ nhận v.v..(3)

Bức thư của Tập trước Hội nghị đã làm hỏng hết tư thế của Hồ trong Hội Nghị. Hồ chỉ được tham dự với tư cách đại biểu bán chính thức, và không có quyền bỏ phiếu. Trong khi đó, Lê Hồng Phong, từng là học trò của Hồ, lại đọc tham luận, và được bầu vào Hội Đồng TW QT cộng sản đảng, một chức vụ ngang tầm với Mao Trạch Đông. Ngay cả Nguyễn Thị Minh Khai cũng là đại biểu chính thức và được đọc tham luận tại Hội Nghị. 

Anatoly Voronin, nhân viên của “Ủy Ban Sô Viết đặc trách Quốc Tế” đã tiết lộ trong một cuộc họp bàn về cách giải quyết tình trạng của Hồ. Một trong 3 người, là Khang Sinh đề nghị nên “tử hình” Hồ. Khang Sinh sau này là Phó Chủ tịch đảng CS Tàu, cánh tay mặt của Mao. Tuy nhiên, 2 người Nga còn lại thì trung dung, có thể nhờ vậy mà Hồ còn giữ mạng. (3)

Sau Hội nghị, Hồ bị đưa đi an trí, ngồi chơi xơi nước. Còn Phong và Minh Khai giữ vai trò nặng ký trong đảng, về lại Đông Dương tiếp tục nhận chỉ thị của Quốc Tế CS đảng hoạt động. Trong tình trạng đó, vai trò của Hồ coi như đã chấm dứt, không biết sống chết ra sao trước viễn ảnh thanh trừng của Stalin. Có lẽ vì vậy Minh Khai đã chọn quyết định bất ngờ, từng là vợ của Hồ trước đó một năm, quay ra thành hôn với Lê Hồng Phong, trở thành bà Tổng Bí Thư đầu tiên của Đông Dương cs Đảng.

Có thể Hà Huy Tập tính dùng chiêu “mượn dao giết Hồ”. Mạng Hồ lớn, tại Lux Hotel, ban đêm KGB bắt đi đày hay giết thường xuyên. Tại đây hơn 100 đảng viên cs Đức đã bị Stalin tử hình. Tuy nhiên Hồ sống sót và sau 1938 khi thoát ra khỏi Nga, thì Hồ trả được mối thù.

Đỗ T. Công
(1) Absent History: The Untold Story of Special Branch Operations in Singapore 1915-1942 Ban Kah Choon
(2) Joseph Ducroux, unpublished memoir dated 16 Sept. 1970 
(3) Sophia Quinn-Judge, Nguyen Ai Quoc (1919-1941)
(4) Hình Hotel Lux nơi dành cho đảng viên cs Quốc Tế cư ngụ và thẻ Quốc tế cs Đảng của Hồ
(5) Thẻ căn cước Nguyễn Ái Quốc khai sinh ngày 15 tháng 1 năm 1894. Và thẻ Đại biểu Hội Nghị 7 Quốc Tế CS 1935.















Không có nhận xét nào