Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

NHIỀU NGƯỜI BẢO ÔNG THIỆU CHẠY TRỐN LÀ CHẲNG HIỂU LẮM VỀ HIỆP ĐỊNH PARIS 1973

Nhiều người bảo ông Thiệu chạy trốn là chẳng hiểu lắm về hiệp định Paris 1973 : Ông Thiệu từ chức ngày 21/4/1975 là để cộng sản miền...

Nhiều người bảo ông Thiệu chạy trốn là chẳng hiểu lắm về hiệp định Paris 1973 :

Ông Thiệu từ chức ngày 21/4/1975 là để cộng sản miền Bắc thực thi Hiệp định Paris 1973. Theo Hiệp định này thì chính phủ VNCH sẽ hợp cùng chính phủ của Cộng hòa miền Nam VN do Nguyễn Hữu Thọ đứng đầu để lập ra một chính phủ đa đảng, có đối lập, nhiều thành phần để trao quyền tự quyết bằng bầu cử tự do cho nhân dân miền Nam. Ông Thiệu ra đi sang Đài Loan trao quyền lại  cho ông Trần Văn Hương vì sợ nếu có ông ở đó CS sẽ không chấp nhận chính phủ đa thành phần này . 

Nếu cụ Trần Văn Hương cần ông giúp đỡ ông sẽ quay về nên mới chọn Đài Loan chứ không phải là nước Mỹ. Ông Thiệu không thông cảm với nỗi khổ của người Mỹ khi họ không thể phí phạm tiền thuế của dân Mỹ vào một cuộc chiến tranh không có hồi kết nên ra sức chửi Mỹ. Tuy nhiên đại sứ quán Mỹ vẫn chơi đẹp bằng cách cho ngưng mọi hoạt động  của sân bay Tân Sơn Nhất trong vài tiếng để  máy bay ông cất cánh được an toàn.

Cuối cùng CS đã bỏ hiệp định Paris vào thùng rác .Chính phủ lâm thời cách mạng miền Nam chỉ tồn tại đến năm 1976 thì bị dẹp bỏ.

ĐIỀU 4: Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cam kết tôn trọng những nguyên tắc thực hiện quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam. Nhân dân miền Nam Việt Nam sẽ quyết định tương lai chính trị của mình qua "tổng tuyển cử tự do và dân chủ dưới sự giám sát quốc tế" (Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát sẽ báo cáo với hai bên miền Nam Việt Nam những vấn đề về việc kiểm soát và giám sát cho đến khi Hội nghị quốc tế có những sắp xếp dứt khoát, và chấm dứt hoạt động của mình theo yêu cầu của chính phủ được thành lập sau Tổng tuyển cử ở miền Nam Việt Nam).

Các nước ngoài sẽ không được áp đặt bất cứ xu hướng chính trị hoăc cá nhân nào đối với nhân dân miền Nam Việt Nam. Hai bên miền Nam Việt Nam (Việt Nam cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam) cam kết tôn trọng ngừng bắn và giữ vững hòa bình ở miền Nam Việt Nam, giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng thương lượng và tránh mọi xung đột bằng vũ lực. Ngay sau khi ngừng bắn, hai bên miền Nam Việt Nam sẽ thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, xóa bỏ thù hằn, cấm mọi hành động trả thù và phân biệt đối xử với những cá nhân hoặc tổ chức đã hợp tác với bên này hoặc bên kia, bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân: tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tổ chức, tự do hoạt động chính trị, tự do tín nguỡng, tự do đi lại, tự do cư trú, tự do làm ăn sinh sống, quyền tư hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh.

ĐIỀU 8:Hoa Kỳ sẽ đóng góp vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh và công việc xây dựng sau chiến tranh ở Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và trên toàn Đông Dương, để hàn gắn các thiệt hại do chiến tranh.Đây không phải là điều khoản bắt buộc mà mang tính chất khuyến nghị. Điều khoản tái thiết sau chiến tranh, với số tiền lên đến 3,25 tỉ USD được Tổng thống Nixon hứa hẹn trong một bức thư riêng. Kissinger còn trao một bản dự thảo công hàm của Mỹ về xây dựng lại miền Bắc Việt Nam và 1 tháng 2 năm 1973 trao bản chính thức: Viện trợ cho không mỗi năm 650 triệu đôla; viện trợ với điều kiện nhân nhượng: 1 đến 1,5 tỷ đôla Mỹ.

Dương Hoài Linh



Không có nhận xét nào