QUA ÁN OAN CỦA HỒ DUY HẢI MỘT LẦN NỮA CHO THẤY SANH MẠNG NGƯỜI DÂN VIỆT NAM ĐỀU DO VIỆT CỘNG ĐỊNH ĐOẠT Tại phiên tòa Giám đốc thẩm xét xử vụ...
QUA ÁN OAN CỦA HỒ DUY HẢI MỘT LẦN NỮA CHO THẤY SANH MẠNG NGƯỜI DÂN VIỆT NAM ĐỀU DO VIỆT CỘNG ĐỊNH ĐOẠT
Tại phiên tòa Giám đốc thẩm xét xử vụ án nghi can Hồ Duy Hải diễn ra hôm nay giờ Việt Nam, có những hột sạn đã được moi ra cho thấy việc điều tra định án của Việt cộng rất tùy tiện, cảm tính và ngu dốt là nguyên nhân chính dẫn đến hàng loạt án oan do thái độ coi thường pháp luật, coi thường mạng sống của người dân.
Cụ thể, tại phiên tòa Giám đốc thẩm, phía điều tra viên thừa nhận có sơ suất trong khám nghiệm hiện trường nên nhận định khả năng hung khí gây án là con dao mà không chú tâm vào cái thớt. Đồng thời, theo đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thì có những lời khai không đồng nhứt với hành động của Hồ Duy Hải sau vụ án, do đó Viện Kiểm sát đã kháng nghị làm rõ, cụ thể:
1. Thứ nhứt là mâu thuẫn về thời gian sau khi gây án. Ban đầu Hồ Duy Hải khai sau khi gây án thì về nhà cửa không khóa nên vào ngủ mà không ai biết. Sau đó Hải khai tự lấy chìa khóa mở cửa vào nhà. Trong một bản cung khác, Hải lại khai khi về cửa nhà còn mở và tự dẫn xe vào nhà, kêu Nguyễn, con dì Út, đóng cửa hộ…
2. Thứ nhì, nội dung kháng nghị nêu có sự mâu thuẫn rất lớn giữa kết quả khám nghiệm hiện trường với lời khai nhận tội của Hồ Duy Hải. Bị cáo có nhiều lời khai về việc đập đầu, mặt chị H. vào lavabo (chậu rửa mặt) nhưng kết quả khám nghiệm không thể hiện các dấu vết ở lavabo.
Nếu vụ án này diễn ra ở Tòa án Mỹ thì chỉ mỗi việc phía thám tử (điều tra viên) đã thừa nhận có sơ suất trong khám nghiệm hiện trường khi định án cũng đủ cơ sở để phía Tòa án bác bỏ tội danh giết người của Hồ Duy Hải mà không biết tốn nhiều giấy bút, thì giờ tranh tụng như phía Tòa án của Việt cộng. Bởi vì, với bất cứ người nào hành nghề thám tử thì họ đều phải nằm lòng 5 bước sau đây để giải quyết một vụ án mạng, cụ thể:
1. TÀI LIỆU MỌI THỨ TRONG CUỐN SÁCH GIẾT NGƯỜI:
Khi các thám tử điều tra một vụ án mạng thì việc lưu giữ hồ sơ chi tiết về một cuộc điều tra giết người không chỉ là hỗ trợ bộ nhớ. Được biết đến như Cuốn sách giết người, đó là nơi các thám tử ghi lại từng bước của một cuộc điều tra, bao gồm các lời khai của nhơn chứng, báo cáo pháp y và hình ảnh hiện trường vụ án, và điều quan trọng là phải giải quyết tội phạm.
Trong trường hợp liên quan đến vụ án giết người mà không có quá nhiều thông tin thì chứa trong cuốn sách giết người bị chôn vùi trong các cuộc phỏng vấn thông thường là tên của một nhơn chứng - theo dõi nhơn chứng đó đã dẫn các thám tử đến thẳng với những kẻ giết người trong vụ án.
2. ĐÓNG ĐINH DÒNG THỜI GIAN:
Dòng thời gian là một phần thiết yếu của mọi cuộc điều tra giết người - làm cho đúng và nó có thể mở ra những con đường điều tra gần gũi và chứng minh hoặc phá vỡ bằng chứng ngoại phạm của nghi phạm.
Tìm hiểu mọi thứ cần biết về những ngày và tuần cuối cùng của nạn nhơn cho phép các nhà điều tra tìm hiểu nạn nhơn, thói quen, bạn bè và sở thích của họ và có thể là sự khác biệt giữa vụ án được giải quyết và vụ án lạnh, tức vụ án chưa có lời giải, tiếng là "cold case".
3. THEO DÕI MỌI KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG:
Giữ một quan điểm cởi mở về nguyên nhơn và thủ phạm có thể của tội phạm là điều cần thiết cho sự thành công của một điều tra viên. Nếu Nghi phạm bất thường đã dạy chúng ta bất cứ điều gì, thì việc giết người hiếm khi đơn giản và tuân theo mọi chỉ dẫn - cho dù chúng có vẻ như thế nào - là rất quan trọng. Cho dù đó là lời khai nhơn chứng, hoặc lời khuyên của công chúng, các thám tử không bao giờ biết vị trí dẫn đầu sẽ đưa họ đến đâu mà các thám tử phải tự tìm kiếm cái chết của nạn nhơn theo những dẫn dắt đưa họ xuyên quốc gia và phân loại những manh mối thực sự là chính xác những gì nó cần để đưa kẻ thủ ác ra trước công lý.
4. COI MỌI THỨ LÀ BẰNG CHỨNG:
Tất cả mọi thứ tại hiện trường vụ án từ cơ thể nạn nhơn đến vị trí của đồ nội thất đều có thể được coi là bằng chứng. Xử lý một cách có hệ thống hiện trường có thể làm tăng đáng kể cơ hội giải quyết tội phạm - không chỉ là việc thu thập bằng chứng pháp y và dấu vân tay, mà việc xác định những gì không hoặc không thuộc về một cảnh có thể hữu ích như DNA hoặc vũ khí giết người.
5. KIÊN TRÌ:
Thời gian có thể là một yếu tố chính trong việc giải quyết các vụ giết người - tất cả chúng ta đều biết quy tắc về 48 giờ đầu tiên là quan trọng nhứt - nhưng đó không phải là khoảng thời gian duy nhứt có thể ảnh hưởng đến một cuộc điều tra. Mất thời gian - từ vài tháng đến nhiều thập kỷ - có thể có nghĩa là các trường hợp cảm lạnh đột nhiên trở thành giải quyết. Công nghệ bắt kịp bằng chứng thu thập được tại thời điểm, ví dụ như DNA có lẽ không tồn tại và nhiều năm sau đó có thể bao gồm hoặc loại trừ một nghi phạm khỏi một cuộc điều tra. Có lẽ thậm chí quan trọng hơn, theo thời gian, tình bạn và mối quan hệ kết thúc, lòng trung thành thay đổi và lương tâm phát triển. Vì các thám tử vụ án lạnh biết rất rõ, nói chuyện với các nhơn chứng 5, 10, thậm chí 20 năm sau khi một tội phạm được thực hiện có thể mang lại kết quả đáng ngạc nhiên.
Qua vụ án Hồ Duy Hải cho thấy các điều tra viên trong vụ án đã phạm phải rất nhiều sai lầm so với chuyên môn nghiệp vụ mà họ đã được đào tạo. Những sai lầm của họ có thể nói là hết sức ấu trĩ, ngớ ngẩn tới mức người trong nghề thám tử có quyền đặt câu hỏi rằng phải chăng họ đã có tình dung túng cho kẻ thủ ác thực sự và tiếp tục gây ra thêm tội ác man rợ là gây oan sai cho người vô tội, bắt người vô tội là Hồ Duy Hải chết thay cho kẻ thủ ác thực sự.
Tóm lại, QUA ÁN OAN CỦA HỒ DUY HẢI MỘT LẦN NỮA CHO THẤY SANH MẠNG NGƯỜI DÂN VIỆT NAM ĐỀU DO VIỆT CỘNG ĐỊNH ĐOẠT. Nói cách khác, thần công lý không thể tồn tại ở Việt Nam thời Việt cộng cai trị vì thần công lý đã được Việt cộng thay thế bằng diễn viên hài Công Lý./.
Tran Hung.
Không có nhận xét nào