Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

SO SÁNH HAI CÁCH KÍCH THÍCH KINH TẾ KHÁC NHAU GIỮA DÂN CHỦ VÀ ĐỘC TÀI .

SO SÁNH HAI CÁCH KÍCH THÍCH KINH TẾ KHÁC NHAU GIỮA DÂN CHỦ VÀ ĐỘC TÀI . Trong dịch virus Vũ Hán chính phủ Mỹ đã tung ra các gói trợ cấ...

SO SÁNH HAI CÁCH KÍCH THÍCH KINH TẾ KHÁC NHAU GIỮA DÂN CHỦ VÀ ĐỘC TÀI .

Trong dịch virus Vũ Hán chính phủ Mỹ đã tung ra các gói trợ cấp và kích thích kinh tế lên đến 10 ngàn tỷ Mỹ Kim. Cục dự trữ Liên bang Mỹ FED liên tục nhận số nợ trái phiếu từ chính phủ Mỹ để phát hành tiền. Nợ công của Mỹ đã gia tăng gấp nhiều lần so với đợt khủng hoảng tài chính năm 2008.

Chính sách của Mỹ rõ ràng là nhắm vào mục đích : thà chính phủ nợ như chúa Chổm chứ nhất định không để dân đói, doanh nghiệp phá sản.

Đây là một tư duy kinh tế hiện đại : 
- Nếu thu nhập người dân giảm vì nghỉ làm do cách ly thì chi tiêu thắt chặt. Khi chi tiêu thắt chặt thì doanh nghiệp đóng băng, hàng hóa không bán được do sức mua giảm. Hàng hóa không bán được thì doanh nghiệp sẽ sa thải công nhân và nạn thất nghiệp sẽ làm ngân sách chính phủ khốn đốn hơn.
- Nếu người dân vẫn nhận được những khoản trợ cấp bằng vào số thu nhập hoặc hơn cả khi đi làm thì họ không dè sẻn trong chi tiêu. Từ đó các doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn sẽ không bị phá sản. Cuộc sống sinh hoạt vẫn diễn ra bình thường. Hàng hóa vẫn lưu thông và các dịch vụ xã hội không bị ngưng trệ.

Để làm được điều này nền kinh tế phải có một khoản dự trữ ngân sách lớn lao. Số tiền nợ của chính phủ Mỹ không đến từ tiền mua trái phiếu (khoảng hơn 2.200 tỷ USD) của Trung Quốc và Nhật Bản mà từ tài sản của 1% dân số giàu nhất nước Mỹ. Tài sản này ước tính vào khoản 90 ngàn tỷ USD.

Khác với dân Việt trữ tài sản dưới dạng vàng và USD cất giấu, tài sản của giới giàu có Mỹ tồn tại dưới dạng cổ  phần, cổ phiếu của các công ty, giá trị bất động sản và nằm trong các ngân hàng. Do vậy chính phủ Mỹ có thể sử dụng số tài sản này như một đồng tiền bản vị để có thể in,phát hành tiền,phát hành nợ mà không lạm phát.

Dân Mỹ có 90 ngàn tỷ tài sản, chính phủ phát hành nợ 10 ngàn tỷ thì chẳng ăn thua gì. Tiền nợ đó cũng là tiền của dân Mỹ, từ giới giàu có.

Trong khi đó chính phủ CSVN không có khoản tiền từ giới giàu có này để làm tài sản. Chính phủ luôn kêu gọi 500 tấn vàng trong dân. Nhiều kẻ có tiền thường đem gởi ở các nhà bank châu Âu hoặc đầu tư vào chứng khoán, thương mại, bất động  sản hay mua trái phiếu Mỹ. Bởi họ lo thể chế chính trị VN sụp đổ thì chứng khoán bốc hơi, bất động  sản xuống giá, ngân hàng phá sản chạy làng. Đầu tư và gởi tiền ở các thể chế dân chủ,pháp trị không lo mất vì có luật pháp.%

Do không có tài sản dự trữ nên chính phủ CSVN không thể dùng tiền để đảm bảo thu nhập người dân không ảnh hưởng. Gói trợ cấp 62.000 tỷ chủ yếu mị dân, sau đó cho một số tỉnh thành tuyên truyền dân không nhận nhường lại cho người khó khăn hơn để chính phủ khỏi phải phát nữa.

Tính sơ trong dịch virus Vũ Hán chính phủ CSVN phải thiệt hại khoảng 50% GDP cả năm, tức khoảng hơn 100 tỷ USD. Cũng như nhiều chính phủ độc tài khác, chính phủ CSVN đang đua in tiền để chi trả lương cho 11 triệu người ăn lương, cứu doanh nghiệp nhà nước như ngành công nghiệp nặng, hàng không ,thương nghiệp, công nông nghiệp. Chỉ riêng khối FDI là chính phủ không phải lo tới.

Nhưng tiền in ra mà hàng hóa không có, ngoại hối dự trữ tung ra bao nhiêu để kìm giá lạm phát cũng không đủ. Bên cạnh đó cổ  phiếu doanh nghiệp bốc hơi vì bán tháo, bất động sản vỡ bong bóng, ngân hàng bị dân rút sạch tiền là những vấn đề khiến chính phủ đau đầu.

Thế nhưng nạn thất nghiệp do sức mua giảm, doanh nghiệp đua nhau phá sản sa thải công nhân, người làm mới là vấn đề khiến kinh tế Việt Nam khó phục hồi.

Nhưng thay vì khoan sức dân, nới lỏng sức dân Nguyễn Xuân Phúc lại tung lực lượng công an ra để xén lông cừu, thu 70% tiền lông cừu để nuôi bộ máy bảo vệ chế độ,30% còn lại sung ngân sách .

Đây là cách làm thiểu năng vì dân đang bần cùng sẽ càng bần cùng hơn. Dân không có tiền lấy đâu mua sắm hàng hóa,dịch vụ. Điều này sẽ tạo ra một vòng luẩn quẩn là doanh nghiệp không lối thoát ôm nhau chết chung và chính phủ cũng chẳng thu được gì từ tiền thuế doanh nghiệp để chi tiêu.

Cùng đường chính phủ sẽ phải gõ cửa các ngân hàng nước ngoài, tổ chức tiền tệ quốc tế để vay. Nhưng vay nhiều quá GDP thì các tổ chức này cũng sẽ sợ bị phá sản ,quỵt nợ nên thắt chặt. Cuối cùng chính phủ sẽ bất chấp WTO để noi theo Iran là bỏ bớt 4 số 0 trong mệnh giá đồng tiền để bóc lột sức dân bù vào thâm hụt.

Chiến dịch virus Vũ Hán tuy làm dân Việt chết ít nhưng kinh tế là một bài toán nan giải với chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Nó chẳng khác khác gì một cuộc chiến bất tuân dân sự kéo dài 3 tháng của gần 100 triệu dân Việt Nam.

Nếu các nước khác dân trí cao họ sẽ nhân cơ hội này để đạp luôn bộ máy nhà nước chuyên chế ,đọc tài phi dân chủ phản dân tộc xuống bùn đen để ngóc đầu đứng dậy làm người. Nhưng với dân tộc Việt Nam thì không. Bởi tầm của họ chỉ đủ  để sống cho qua kiếp người, làm sao để an phận là suy nghĩ duy nhất của người Việt hiện nay.

Dương Hoài Linh
So sánh hai cách kích thích kinh tế khác nhau giữa dân chủ và độc tài .


Không có nhận xét nào