“ ĐẢNG ĐÃ CHO TA SÁNG MẮT SÁNG LÒNG ”? Báo Thanh Niên ra ngày 02/6/2020 có bài: “Người dân sẽ phải trả tiền chống ngập” ? Theo đó: “Giá dịch...
“ĐẢNG ĐÃ CHO TA SÁNG MẮT SÁNG LÒNG”?
Báo Thanh Niên ra ngày 02/6/2020 có bài: “Người dân sẽ phải trả tiền chống ngập” ?
Theo đó: “Giá dịch vụ chống ngập trên địa bàn TP.HCM được đề xuất là 3.668 đồng/m2/tháng đang gây nhiều tranh cãi. Bởi xã hội hóa đồng nghĩa với việc người dân TP sẽ phải đóng phí chống ngập”.
Nghĩa là một căn nhà có diện tích 100 m2 thì mỗi tháng phải nộp 366.800đ, để nhà nước chống ngập, cho dù tháng đó chẳng có mưa gió gì hoặc là ít mưa nên không ngập? Nếu ai chây ỳ không nạp đúng thời gian quy định, thì sẽ bị cắt điện, cắt nước. (Điều 86 luật xử phạt hành chính sửa đổi)
Đa số người dân không đồng tình với quyết định này, vì họ cho rằng hiện tại người dân đang phải è cổ ra đóng đậu bao nhiêu là thứ thuế, phí. Nếu cứ phí chồng thuế như vậy là người dân chịu không thấu.
Một số ý kiến khác cho rằng, việc tính giá dịch vụ theo mét vuông là không hợp lý.
Thứ nhất: Mỗi điểm ngập có những nguyên nhân khác nhau, không thể “cào bằng” được. Thứ hai, tác nhân gây ngập cho TP.HCM không phải do người dân.
Nếu muốn huy động sức dân, TP có thể phát hành trái phiếu, công khai kế hoạch huy động, sử dụng nguồn lực này. Đồng thời, nên đưa ra đấu thầu dịch vụ công thì mới công bằng và hiệu quả.
Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, chuyên gia quy hoạch cho rằng:
“Tại Việt Nam mà đặc biệt là TP.HCM, nguyên nhân chính gây ngập là do phát triển thiếu bền vững, đô thị hóa tràn lan, nhà cao tầng bạ đâu “cắm” đấy, thiếu không gian dành cho nước và không nâng cấp hạ tầng. Bằng chứng là có rất nhiều khu vực như “rốn ngập” Nguyễn Hữu Cảnh, trước đây không ngập. Từ khi hàng loạt dự án, cao ốc mọc lên thì vừa mưa đã ngập. Mặt khác, việc các dự án được “cắm” vô tội vạ, bê tông hóa toàn TP gây ngập là hệ quả của việc buông lỏng quản lý trong cấp phép quy hoạch, xây dựng”.
Chống ngập là dịch vụ công, là trách nhiệm của nhà nước. Người dân đã phải đóng thuế và nhà nước có trách nhiệm đảm bảo họ được sống ở nơi không có ngập lụt. Nay vì lỗi do chính quyền, do doanh nghiệp, người dân tự nhiên phải chịu ngập rồi còn phải trả tiền chống ngập nữa thì quá vô lý.
Một số người cho rằng tại sao sáng kiến “chống ngập bằng lu” của bà Phan Thị Hồng Xuân, một trí thức thực thụ có bằng Phó Giáo sư-Tiến sỹ đàng hoàng, đưa ra mà TP.HCM không áp dụng? Theo vị PGS_TS này thì chỉ cần trang bị cho mỗi gia đình dăm bảy cái lu là thành phố này sẽ …hết ngập😀
Nhờ phát minh vĩ đại này mà bà Phan Thị Hồng Xuân được người dân yêu mến gắn cho cái mác là…Tiến sỹ Lu. Có người lại nghịch ngợm thêm dấu sắc vào thành TS Lú là oan ức cho bà lắm.
Đấy! Trí thức thực thụ của thời đại vẻ vang nhất trong lịch sử dân tộc phải là như thế.
Một số khác thì ngán ngẩm và nhắc lại bài hát của nhạc sỹ Phạm Tuyên, khi ông này cố nịnh đảng và phấn đấu để được đứng trong hàng ngũ vinh quang của ĐCSVN(vì ông này con Thượng thư Phạm Quỳnh, người đã bị cách mạng giết năm 1945 sau khi đảng “cướp chính quyền”.
Bài hát có tựa đề: “Đảng đã cho ta sáng mắt sáng lòng”.
Và cũng nhờ tài nịnh bậc thầy mà ông nhạc sỹ Phạm Tuyên đã được vinh dự kết nạp đảng, và leo lên đến chức Chủ tịch Hội nhạc sỹ Hà Nội, sau đó là Phó Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam. Hê hê
Thao Ngoc 4/6
Không có nhận xét nào