BỘ TT&TT MUỐN NHẤP SỐ CMND KHI NẠP THỂ ĐIỆN THOẠI ĐỂ LÀM GÌ? Báo Tuổi Trẻ ra ngày 04/6/2020 có bài: “Kiến nghị nạp thẻ điện thoại trả t...
BỘ TT&TT MUỐN NHẤP SỐ CMND KHI NẠP THỂ ĐIỆN THOẠI ĐỂ LÀM GÌ?
Báo Tuổi Trẻ ra ngày 04/6/2020 có bài: “Kiến nghị nạp thẻ điện thoại trả trước phải nhập số CMND/thẻ căn cước/hộ chiếu.”
(https://congnghe.tuoitre.vn/kien-nghi-nap-the-dien-thoai-tra-truoc-phai-nhap-so-cmnd-the-can-cuoc-ho-chieu-2020060417300003.htm)
Thanh tra Bộ Thông tin & Truyền thông vừa có một phát minh rất…vĩ đại. Đó là :Yêu cầu người dùng điện thoại di động nhập số chứng minh nhân dân khi nạp thẻ. Lý do mà họ đưa ra là “nhằm cập nhật thông tin thuê bao”.
Ơ hay! Thế nào là “cập nhật thông tin thuê bao”?
Ngay từ khi khách hàng muốn sử dụng dịch vụ một nhà mạng nào đó, thì bước đâu là họ phải cung cấp giấy CMND bản sao công chứng, và phải có bản chính đi kèm để họ kiểm tra.
Sau đó họ thấy như vậy cũng chưa yên, họ lại nghĩ ra cách buộc khách hàng phải cung cấp hình chụp chân dung, mặc dù trong giấy CMND đã có đầy đủ các thông tin cần thiết, kể cả hình ảnh, các dấu vân tay.v.v.
Khách hàng bị hành lần này tuy không bằng lòng với yêu cầu này, nhưng cũng buộc lòng phải thực hiện. Vì họ cho rằng “Trời thấp nên phải đi còm”.
Và lần này, với những khối óc vĩ đại ấy lại nghĩ ra cách này.
Câu hỏi đặt ra là tại sao lại phải bắt khách hàng cung cấp CMND hay Căn cước công dân, trong khi đăng ký đã có các thông tin này đầy đủ?
Các nhà cung cấp mạng truyền thông cũng chỉ là một dịch vụ. Theo đó người dân sử dụng dịch vụ đó cũng phải được đối xử công bằng như khi sử dụng các dịch vụ khác trong xã hội.
Bên cạnh đó, nhà mạng có sống và tồn tại được hay không là nhờ khách hàng. Lượng người dùng càng đông thì lãi càng nhiều. Vì vậy phải coi khách hàng là thượng đế, là nguồn nuôi sống mình mới đúng.
Một điểm nữa là tình trạng ăn gian: Mặc dù thuê bao trả trước đắt hơn gấp đôi so với thuê bao trả sau, nhưng đa số người dùng vẫn thích sử dụng dịch vụ thuê bao trả trước. Vì thuê bao trả sau hay bị ăn gian, bị tính tiền các cuộc gọi vô lý mà người dùng không hề gọi.Nhưng dù có kiện cáo đến đâu thì khách hàng vẫn là người chịu thiệt, vì nếu không thanh toán cước phí thì họ sẽ cắt đi, cuối cùng người dùng cũng phải bấm bụng trả tiền dù biết rằng đó là ăn cắp.
Chống sim rác chỉ là cái cớ mà thôi. Phải nói toạc móng heo ra rằng, cái gọi là “cập nhật thông tin thuê bao” chính là họ muốn kiểm soát tuyệt đối, trực tiếp và toàn diện đối với người dùng điện thoại.
Gọi cho ai, ở đâu, thời gian nào, nội dung gì… đều được họ quản lý và theo dõi chặt chẽ. Mặc dù các cuộc gọi đã được ghi âm, nhưng nay họ muốn nghe trực tiếp mà không cần mở hộp ghi âm. Qua đó chứng tỏ tâm lý hoảng sợ đang bao trùm lên ngành truyền thông.
Tham vọng của họ không những muốn quản lý tất cả mọi hành động của người dân, mà họ còn muốn quản lý cả những suy nghĩ trong đầu con người nữa. Đến lúc nào con người ngoan ngoãn như những con cừu thì họ mới toại nguyện.
Điều trớ trêu là ngày nay người sử dụng mạng Wifi ngày càng nhiều, và họ sử dụng zalo, messenger để gọi thì rất khó quản lý.
Đông thời Tập đoàn Công nghệ Khai phá Không gian (SpaceX) của Mỹ tiếp tục phóng 60 vệ tinh, tiến đến mục tiêu phủ sóng internet để cung cấp internet băng thông rộng phủ sóng toàn cầu. Đến lúc đó thì mọi “bức tường lửa” nhằm bịt tai bịt mắt người dân trở nên vô dụng.
Như thế mới đúng là “Vỏ quýt dày có móng tay nhọn”.
Thảo Ngọc
Không có nhận xét nào