CÓ NHỮNG MÓN ĐỒ ĐÃ MẤT KHÔNG DỄ GÌ TÌM LẠI ĐƯỢC. Khi bạn cầm trong tay một món đồ quý, bạn đánh vỡ nó mà không cảm thấy tiếc là vì bạn chưa ...
CÓ NHỮNG MÓN ĐỒ ĐÃ MẤT KHÔNG DỄ GÌ TÌM LẠI ĐƯỢC.
Khi bạn cầm trong tay một món đồ quý, bạn đánh vỡ nó mà không cảm thấy tiếc là vì bạn chưa hiểu gì về giá trị của nó hoặc do mồ hôi ,nước mắt của ai đó làm ra chứ không phải của bạn.
Người dân miền Nam đã từng cầm trên tay một món đồ quý giá như thế. Đó là bản hiến pháp VNCH 1967. Nhưng mấy ai hiểu giá trị của món đồ này, dù rằng nó được đổi bằng sinh mạng và tù đày của biết bao con người.
Nó đến từ các nhà trí thức như giáo sư Nguyễn Văn Bông, Cao Văn Thân, Nguyễn Ngọc Huy, nhà báo Từ Chung... những người lính như Phạm Phú Quốc, Nguyễn Văn Cử, những thương gia,chính trị gia, trí thức đại diện cho nhiều trào lưu tư tưởng của nước Việt sau một thời gian dài thoát khỏi ách nô lệ thực dân.
Nó đến từ các cuộc đấu tranh không mệt mỏi của nhiều đảng phái,giáo phái đối lập với hệ tư tưởng của hai thế lực đang nắm quyền ở cả hai miền Nam Bắc.
Tuy nhiên do ảnh hưởng của tư tưởng "trung quân" hơn 2000 năm quân chủ còn sót lại nên người dân nước Việt chỉ tôn thờ một chính quyền duy nhất. Bắc thờ đảng, Nam thờ gia đình, hệ tư tưởng chỉ góp một phần nhỏ, chủ nghĩa dân tộc là trên hết. Họ không biết chính thể đang cầm quyền của một đảng duy nhất bao giờ cũng chỉ đại diện cho một thiểu số,đàn áp đa số còn lại.
Khái niệm hai đảng cạnh tranh nhau,chỉ trích nhau ,kiểm soát nhau để hạn chế sự tha hóa của quyền lực chưa tồn tại trong tư duy chính trị của người Việt. Vì thế họ chẳng hề coi trọng yếu tố thừa nhận đối lập mà bản hiến pháp này đưa vào. Có thể xem đây là phát kiến chính trị quan trọng bậc nhất của nhân loại mà người miền Nam được hưởng.
Bởi lẻ đơn giản nếu không có đối lập thì :
- Hiến pháp xem như không tồn tại.
- Tam quyền phân lập không có.
Hệ quả là đối lập mang đến dân chủ,tự do,pháp trị, nhân quyền.Nhưng người Việt Nam lại nghĩ khác,họ cho rằng chính đối lập chỉ trích,phá hoại hình ảnh đấng minh quân của họ, làm cho đất nước rơi vào khủng hoảng, bạo loạn, bế tắc. Vì vậy đối lập luôn được họ xem là phản động.
Nhưng thực tế các triều đại quân chủ phong kiến Việt Nam chỉ anh minh khoảng thời gian đầu,thời gian còn lại chính những thế lực cầm quyền lại là thế lực phản động nhất với tiến trình phát triển của dân tộc. Bởi thế dân gian mới có câu"Cướp đêm là giặc,cướp ngày là quan".
Sau khi có hiến pháp dân chủ người dân Việt Nam mới có công bằng trước pháp luật, mới có thể kiện cáo bình đẳng với chính quyền.Nhưng do hoàn cảnh chiến tranh,bom đạn và luật rừng của du kích cộng sản nên yếu tố pháp trị chưa thấm đến người dân,quyền năng của lá phiếu mới chỉ sử dụng hai lần. Và nền dân chủ chỉ mới qua một đời tổng thống nên vai trò cạnh tranh, kiểm soát quyền lực của đối lập vẫn còn mờ nhạt nên người dân vẫn tưởng đệ nhất và đệ nhị VNCH là hai đời tổng thống khác nhau của một nền dân chủ.
Sự thực họ chỉ có quyền bầu một tổng thống duy nhất mà thôi. Và họ cũng chỉ có tam quyền phân lập ,pháp trị từ một đời tổng thống duy nhất mà thôi.
Do đó món đồ quý giá mà họ đánh mất không phải là một chính quyền mà là một thể chế.
Nếu có thể chế này trong tay có lẻ giờ đây họ không cần phải nhảy lầu,ở truồng hay tự thiêu...không có ai cướp đất họ mà không bị đưa ra tòa xử công bằng. Có thể chế này tất cả đều bình đẳng,không ai cao hơn luật.
Nhưng người Việt Nam lại sùng bái một ông vua hơn. Trong thâm tâm họ nếu ông này ông kia còn sống,không bị lật đổ thì nước sẽ khác,dân sẽ được sự anh minh của ông ta nên thoát nghèo,thoát bất công. Và họ oán trách, đổ thừa những ai hạ bệ minh quân của họ.
Đó là một suy nghĩ của các nước lạc hậu. Thế giới hiện nay không tin vào tài năng hoặc đức độ của bất kỳ cá nhân,gia đình,đảng phái nào. Bởi họ biết ông nào cũng lo sợ đánh mất quyền lực nên chỉ lo đàn áp chứ không phát triển đất nước. Chính sách cai trị là chỉ mong đàn cừu thật ngoan ngoãn để chính quyền vặt lông. Ngoài ra mặc kệ môi trường sống của đàn cừu.
Đánh mất bản hiến pháp dân chủ VNCH 1967 và những điều kiện cơ bản để bảo vệ bản hiến pháp này : đa đảng, tam quyền phân lập, bầu cử, pháp trị, nhân quyền, hai viện,tự do báo chí...có lẻ phải mất hàng trăm năm người Việt mới có thể quay lại vạch xuất phát như năm 1967. Ngay cả bây giờ nếu may mắn dẹp được chế độ độc tài đảng trị họ cũng chưa chắc tạo ra được dân chủ khi tâm thức thủ tiêu đối lập,ca ngợi minh quân vẫn tồn tại. Rất có thể họ sẽ quay lại độc tài như Myanma hay Mùa xuân Ả Rập.
Tuy nhiên có lẻ do chỉ sống trên đời có khoảng 80 năm nên đa số người Việt không quan tâm tới số phận của ngôi nhà chung. Đời sau sống như thế nào hãy để đời sau lo.
Dương Hoài Linh
Không có nhận xét nào