Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

LÒNG THAM VÀ SỰ BẠO TÀN NUỐT CHỬNG HỒNG KÔNG

Lòng tham và sự bạo tàn nuốt chửng Hồng Kông  Hồng Kông lại sôi sục,lần này là Bắc Kinh áp "Luật an ninh" lên xứ sở nhỏ xíu này ,l...

Lòng tham và sự bạo tàn nuốt chửng Hồng Kông 

Hồng Kông lại sôi sục,lần này là Bắc Kinh áp "Luật an ninh" lên xứ sở nhỏ xíu này ,luật này cho phép Bộ công an TQ sẽ thiết lập sự "cai trị" và "quản lý" trực tiếp ở xứ này 

Điều này trái với tinh thần "Tuyên bố chung Anh – Trung Quốc về Vấn đề Hồng Kông (Sino-British Joint Declaration on the Question of Hong Kong) 1984 "

Vào ngày 19.12.1984 tại Bắc Kinh,bản tuyên bố chung được ký giữa Thủ tướng Trung Quốc Triệu Tử Dương và Thủ tướng Anh Margaret Thatcher .Theo đó TQ đã đồng ý những yêu cầu của Anh về việc Anh trả lại Hồng Kông cho TQ 

Trong quá khứ , Anh thuê Hồng Kông từ nhà Thanh  trong vòng 99 năm kể từ ngày 01.07.1898

Trung Quốc lấy lại Hồng Kông kể từ ngày 1 tháng 7 năm 1997
Điều 3 của Tuyên bố chung ghi nhận 12 cam kết đơn phương của Trung Quốc về chính sách đối với Hồng Kông sau ngày chuyển giao

Tóm gọn như sau: 

1. Trung Quốc trao quy chế Đặc khu hành chính cho Hồng Kông theo Điều 31 Hiến pháp của Trung Quốc, được quản lý trực tiếp bởi Chính phủ trung ương Trung Quốc, có tên gọi đối ngoại là “Hồng Kông, Trung Quốc”. Hệ thống xã hội chủ nghĩa và các chính sách xã hội chủ nghĩa sẽ không được áp dụng ở Hồng Kông; hệ thống tư bản và lối sống tư bản sẽ được duy trì ở Hồng Kông. 

2. Hồng Kông sẽ được hưởng mức độ tự trị cao (a high degree of autonomy), trừ các vấn đề liên quan đến đối ngoại và quốc phòng là thuộc về Chính quyền trung ương Trung Quốc.

Về đối ngoại, Hồng Kông có thể tự duy trì, phát triển quan hệ kinh tế và văn hóa, và ký kết các thỏa thuận với các quốc gia, khu vực và tổ chức quốc tế trong các lĩnh vực như kinh tế, thương mại, tài chính và tiền tệ, hàng hải, thông tin liên lạc, du lịch, văn hóa và thể thao.

Về quốc phòng, quân đội trung ương có thể đồn trú tại Hồng Kông nhưng không được phép can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Hồng Kông, và chi phí sẽ do Chính quyền trung ương chi trả. 

3. Về hệ thống nhà nước và luật pháp, Hồng Kông sẽ có thẩm quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp, bao gồm quyền xét xử chung thẩm. Luật pháp hiện hành sẽ không thay đổi về cơ bản. 

Việc duy trì trật tự công cộng tại Hồng Kông thuộc trách nhiệm của Chính quyền đặc khu Hồng Kông.(Tức cảnh sát là do Hồng Kông quản lý) 

4. Chính quyền đặc khu Hồng Kông sẽ gồm cư dân địa phương (local habitants). Trưởng đặc khu do Chính quyền trung ương bổ nhiệm trên cơ sở kết quả bầu cử hoặc tham vấn với địa phương. Quan chức cấp cao của đặc khu cũng sẽ do Chính quyền trung ương bổ nhiệm theo đề cử của Trưởng đặc khu.

5. Hệ thống kinh tế và xã hội của Hồng Kông sẽ không bị thay đổi. Các quyền và tự do, bao gồm các quyền của cá nhân, về ngôn luận, báo chí, hội họp, liên kết, đi lại, di chuyển, thư tín, biểu tình, lựa chọn nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học và tôn giáo, tính ngưỡng sẽ được pháp luật bảo đảm tại Hồng Kông.

 Luật pháp cũng sẽ bảo vệ quyền tư hữu tài sản, sở hữu doanh nghiệp, các quyền hợp pháp về thừa kế và đầu tư nước ngoài. Hồng Kông có thể cấp giấy tờ đi lại xuất nhập cảnh vào Hồng Kông.

6. Hồng Kông sẽ duy trì quy chế một cảng biển tự do (a free port), một lãnh thổ thuế quan riêng biệt (a separate customs territory), một trung tâm tài chính quốc tế, và là thị trường trao đổi ngoại tệ, vàng, chứng khoán. Hồng Kông duy trì việc tự do dịch chuyển tư bản (free flow of capital) và đồng Đô-la Hồng Kông tiếp tục được lưu hành và tự do chuyển đổi. 

Hồng Kông sẽ có ngân sách độc lập, không chịu các khoản thuế của Chính phủ trung ương Trung Quốc, và cũng không chuyển ngân sách về trung ương.

 Hồng Kông có thể xác lập quan hệ kinh tế cùng có lợi với Anh và các quốc gia khác.

7. Các chính sách cơ bản nêu trên sẽ có hiệu lực không thay đổi trong 50 năm  tới ngày 01.07.2047

Tức là theo cam kết Trung Quốc chỉ quyết định trong các vấn đề nội bộ của Hồng Kông 2 khoản :

-Vấn đề liên quan đến đối ngoại và quốc phòng.Tức là Hồng Kông không được tự ý trong đối ngoại và khi có chiến  tranh quân đội TQ sẽ bảo vệ 

-Vấn đề nhân sự cấp cao.

 Trưởng đặc thu và các quan chức cấp cao của chính quyền Hồng Kông sẽ do Chính phủ trung ương Trung Quốc bổ nhiệm, dù rằng phải dựa trên cơ sở ý kiến của chính người Hồng Kông.
Mô hình này được gọi là “một quốc gia, hai chế độ” (one country, two systems, hay nhất quốc lưỡng chế).

Các cam kết sẽ duy trì trong vòng 50 năm đến ngày 01.07.2047 là xong 

Nhưng hình như chánh quyền cộng sản TQ chịu hết thấu vấn đề Hồng Kông 

Bắc Kinh muốn thò tay vào và đè bẹp mọi thứ,muốn thể hiện quyền uy của mình ở Hồng Kông trước toàn thể quốc tế 

Họ công khai xé bỏ thỏa thuận "Tuyên bố chung Anh – Trung Quốc về vấn đề Hồng Kông 1984" 

Ngày 30.06.2017, Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố rằng:

“Đã 20 năm kể từ khi Hồng Kông quay lại với đất mẹ, và các dàn xếp cho giai đoạn chuyển giao được quy định trong Tuyên bố chung Anh – Trung bây giờ chỉ còn là lịch sử và không còn ý nghĩa quan trọng về mặt thực tiễn, cũng như không ràng buộc đối với việc quản lý của chánh phủ trung ương Trung Quốc đối với Đặc khu Hồng Kông.”

Người dân Hồng Kông nhận  ra nên những cuộc xuống đường biểu tình ngày càng lan rộng 

Và thế giới đang chuẩn bị trừng phạt Bắc Kinh 

Chúng ta chờ xem Bắc Kinh đủ sức xé bỏ và uốn nắm hệ thống quyền lực Anh-Mỹ hay không?

Nguyễn Gia Việt








Không có nhận xét nào