Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

LUẬT GIỚI HẠN SỬ DỤNG QUÂN ĐỘI VÀ LUẬT CHỐNG NỔI LOẠN.

LUẬT GIỚI HẠN SỬ DỤNG QUÂN ĐỘI VÀ LUẬT CHỐNG NỔI LOẠN.  Luật Posse Comitatus Act, thông qua vào năm 1878, giới hạn việc sử dụng quân đội liê...

LUẬT GIỚI HẠN SỬ DỤNG QUÂN ĐỘI VÀ LUẬT CHỐNG NỔI LOẠN. 

Luật Posse Comitatus Act, thông qua vào năm 1878, giới hạn việc sử dụng quân đội liên bang để buộc dân tuân hành luật lệ của chính phủ bên trong nội địa Mỹ.

Tuy nhiên, Trump hoàn toàn có thẩm quyền viện dẫn Đạo luật Chống Nổi loạn, được ban hành năm 1807 và cho phép chính phủ liên bang sử dụng lực lượng quân đội để đối phó với tình trạng bất ổn trong nước và một số tình huống khẩn cấp khác.

Khi kích hoạt đạo luật này, tổng thống Mỹ có quyền điều quân để đối phó với "bất cứ cuộc nổi dậy, bạo loạn trong nước, tụ tập bất hợp pháp hoặc âm mưu chống phá hay cản trở thực thi pháp luật của Mỹ".

Tổng thống Mỹ có thể kích hoạt Đạo luật Chống Nổi loạn để triển khai quân đội tới các bang đối phó biểu tình mà không cần xin phê chuẩn từ quốc hội. Tuy nhiên, ông phải làm điều này theo một quy trình 

Đạo luật Chống Nổi loạn quy định tổng thống Mỹ có quyền điều động lực lượng liên bang, trong đó có dân quân từ bang khác, tới một bang cụ thể nếu được cơ quan lập pháp hoặc thống đốc bang này yêu cầu. Tổng thống Mỹ cũng có quyền sử dụng lực lượng vũ trang này để trấn áp cuộc nổi dậy nếu cần.

Tuy nhiên, đạo luật cũng lại quy định tổng thống Mỹ có thẩm quyền triển khai lực lượng quân đội tới các bang nếu tình trạng bạo lực "cản trở việc thực thi pháp luật của bang lẫn của chính quyền liên bang" và quyền cơ bản của người dân tại đó không được bảo vệ.

Việc tổng thống Mỹ đơn phương kích hoạt Đạo luật Chống Nổi loạn có thể là bất hợp pháp và vấp phải thách thức pháp lý từ giới chức các bang, khi họ không đồng ý rằng mình đã "thất bại hoặc từ chối bảo vệ" quyền cơ bản của người dân. Các bang cũng có thể khởi kiện nhằm chống lại việc điều động quân đội tới các thành phố trên khắp nước Mỹ.

Dương Hoài Linh






Không có nhận xét nào