THỰC TRẠNG XÃ HỘI SUY BẠI Một khảo sát trên một phạm vi mẫu khá lớn (khoảng 22.000 người), và kết quả có tới 15% (tương đương 3.3 ngàn người...
THỰC TRẠNG XÃ HỘI SUY BẠI
Một khảo sát trên một phạm vi mẫu khá lớn (khoảng 22.000 người), và kết quả có tới 15% (tương đương 3.3 ngàn người) cho một đáp án sai đối với một phép tính đơn giản nhất của loài người, thứ hầu như không cần tới trí não để tính toán.
Nhưng, như đã phải nói, đây là một thực trạng có tính tàn phá nền giáo dục và nền tảng nhận thức con người mà nó đã diễn ra từ lâu. Và thử hình dung, số 3.3 ngàn này lại dạy con cháu những phép toán như thế, hoặc trong số họ trở thành giáo viên, số khác thành công chức, cán bộ, họ sẽ làm gì với các phép tính quốc gia với một khả năng trí não hạn hẹp đến thế?
Họ sẽ bỏ phiếu bất chấp và ra quyết sách theo quyền hành mà họ có. Và cả xã hội phải chịu chung thảm cảnh kiểu bị tố nhận hối lộ hơn 5 tỷ vẫn chỉ là “loại ăn vặt” và những con số dự án hàng chục ngàn tỷ vẫn chỉ nhẹ nhàng như một cái móng tay cỏn con. Hay chuyện chạy điểm được coi là “giúp ích cho đời”. Rồi chuyện chạy chọt để thăng quan tiến chức hoặc để có bằng cấp cao mà bản thân một chữ bẻ đôi không biết lại trở nên phổ biến và thông thường.
Thế giới đặt ra những công thức, phương trình để khám phá vũ trụ, còn xã hội ta đang phải “đau đầu” về một phép toán mà một con vẹt nếu được dạy cũng có thể làm đúng, chứ không nói tới đó là một con người và lại được giáo dục.
Đất nước ta lụn bại vì chính những điều mà chúng ta rất coi nhẹ và xem thường, trong khi nó lại chính là vấn đề nền tảng và quan trọng nhất của một quốc gia, một dân tộc. Hãy lo lắng cho chúng ta và cho thế hệ tương lai, ngay từ bây giờ, khi nhìn vào khảo sát đối với phép toán tử giản đơn nhất của loài người này.
Hành trình của sự ngu dốt chính là hành trình dẫn ta tới sự nô lệ.
Lê Luân
Không có nhận xét nào