ĐƯỜNG VỀ NÔ LỆ Hiện tại anh em cánh tả bên Mỹ và châu Âu đang đua nhau chửi chế độ nô lệ ở Mỹ. Vì nó là nguồn gốc dẫn đến sự kỳ thị người da...
ĐƯỜNG VỀ NÔ LỆ
Hiện tại anh em cánh tả bên Mỹ và châu Âu đang đua nhau chửi chế độ nô lệ ở Mỹ. Vì nó là nguồn gốc dẫn đến sự kỳ thị người da đen ở Mỹ. Anh em thiên tả VN cũng đua theo, nhưng mình nghĩ đa số anh em không biết tới chế độ nô lệ ở VN.
Chế độ nô lệ có từ thời cổ đại, đủ màu da, ở đâu cũng có, đầu tiên nguồn gốc chỉ là tù binh. Thường các bộ lạc, các nước đánh nhau, bên thắng có quyền bắt người của bên thua về làm nô lệ cho mình. Đàn bà thì bị bắt về làm thê thiếp, người hầu, nô lệ tình dục. Người da trắng cũng bị như vậy. Nhân vật nổi tiếng là Spartacus. Anh này là 1 võ sĩ giác đấu nô lệ, đã đứng lên khởi nghĩa chống lại CH La Mã, được đưa vào tiểu thuyết.
Chế độ nô lệ kéo dài đến thế kỷ 19 và đỉnh điểm là ở Mỹ kể từ thế kỷ 17. Nước Mỹ lúc đó rất thiếu lao động, nên các nhà tư bản đã tuyển mộ người da đen từ châu Phi (lúc đó là thuộc địa của các nước thực dân châu Âu) và đem bán sang Mỹ cho các điền chủ trồng mía và trồng bông. Nô lệ được coi như món hàng súc vật để mua bán, phải làm việc không lương và thuộc sở hữu của điền chủ. Chế độ nô lệ ở Mỹ chỉ chấm dứt trên lý thuyết sau cuộc nội chiến Nam Bắc Mỹ và miền Bắc (chống chế độ nô lệ) thắng lợi. Stt trước mình đã viết về lý do tại sao miền Bắc chống lại trong khi miền Nam ủng hộ nô lệ.
Trong 3 thế kỷ từ thế kỷ 17, Mỹ có hàng chục triệu nô lệ da đen được nhập khẩu. Chính vì có lượng nô lệ quá lớn, lại quá chênh lệch về văn minh với người da trắng, nên chế độ nô lệ ở Mỹ trở nên nổi bật nhất thế giới. Và hệ quả của nó chính là sự kỳ thị sau này với người da đen. Sự kỳ thị đó kéo dài quá lâu, mình cho là, 1 phần rất lớn là vì vấn đề lịch sử, thứ 2 là người gia đen khó hòa nhập với người da trắng về sự văn minh. Sự chênh lệch văn minh quá lớn sẽ dẫn tới sự kỳ thị.
Ở VN có nô lệ không?
Có chứ, chẳng qua nó ít được gọi bằng từ đó, nên mọi người không để ý. Thường người ta gọi nô lệ là gia nô, con ở, người ở. 2 nhân vật gia nô rất nổi tiếng mà ít người biết là gia nô, đó là Yết Kiêu và Dã Tượng. Đây là 2 gia nô (gọi là gia tướng cũng được) của nhà Trần Quốc Tuấn. Tên họ là do chủ đặt, là dạng nick name. Thời đó mỗi gia đình hoàng tộc lại có đội gia binh, nên 2 người này được làm gia tướng, nhờ có 3 cuộc chiến chống Nguyên Mông mà được lưu danh sử sách.
Nhân vật tiểu thuyết trong truyện Tắt đèn là chị Dậu phải bán cái Tí đi làm con ở. Bản chất chính là gia nô, nô lệ. Trước 45 thì dạng người ở này rất nhiều, các địa chủ giàu có đều nuôi người ở như vậy trong nhà. Cuộc sống của họ sướng hay khổ là do người chủ. Đấy là nửa đầu thế kỷ 20. Người ở khác với bần cố nông mà vẫn có cuộc sống tự do, chỉ phải đi làm thuê cho địa chủ. Nhưng bần cố nông có nhiều người chính là người ở.
Điển hình nữa về nô lệ trong nửa đầu thế kỷ 20 ở VN là phu phen (culi) thời Pháp thuộc. Thời đó cũng có những kẻ mộ phu tuyển người đi làm phu đồn điền ở Nam Kỳ hay Tân Đảo. Tuyển phu từ Bắc Kỳ vào Nam Kỳ có thể lãi gấp đôi, sang Tân Đảo (Nouvelle-Calédonie) có thể lãi gấp 10. Đảo quốc này hiện nay vẫn tình nguyện làm thuộc địa Pháp (giàu hơn VN), vẫn còn rất nhiều Việt kiều, chính là hậu duệ của culi thời đó.
Culi được bán vào Nam Kỳ chủ yếu làm cho các đồn điền cao su, cafe. Thời gian này người Pháp còn tuyển cả người TQ vào Nam Kỳ làm việc.
Cai đồn điền nổi tiếng là cố CTN Lê Đức Anh và kẻ mộ phu khét tiếng là Bazin, bị Quốc dân đảng ám sát (vụ án nổi tiếng lúc đó). Việc mộ phu này không khác gì buôn nô lệ sang Mỹ ngày trước. Thời Pháp thuộc mới bắt đầu có các đồn điền cây công nghiệp, nên lúc đó phong trào mộ phu là nở rộ nhất. Rất nhiều người đang sống ở Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ, tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ...chính là hậu duệ của phu phen (culi). Vì vùng này có nhiều đồn điền.
CM tháng 8 chính là cuộc CM vô sản, giải phóng nô lệ, chính sách CCRĐ đã biến nông nô thành "địa chủ" được vài năm để họ phấn khởi đi theo đảng. Sau khi đảng nắm chắc chính quyền thì người nông dân lại được/bị đem hết tài sản, ruộng đất vào HTX và biến thành nô lệ kiểu mới cho nhà nước. Chính vì người nông dân phải "làm thuê" cho HTX mà không có quyền đàm phán lương và lợi nhuận, cuộc sống của họ phụ thuộc vào người chủ mới là nhà nước, nên người ta gọi đó là "dịch chủ tái nô" (đổi chủ khác cho những người nông nô). Nhà khoa học chính trị, kinh tế gia tự do là F. Hayek có cuốn sách tên là Đường về nô lệ (Đường về chế độ nông nô) để viết về chế độ CS.
Khi HTX nông nghiệp tan rã, người nông dân được khoán ruộng, miễn thuế nông nghiệp, nhưng cuộc sống vẫn nghèo khổ dưới đáy xã hội.
Bây giờ có còn nô lệ không?
Vẫn còn, nhưng là nô lệ kiểu mới hơn nữa. Chính sách phát triển kinh tế của TQ và VN (bắt chước theo) chủ yếu dựa vào nhân công rẻ mạt và nhịn nhục. Có 2 cách để tận dụng nhân công rẻ.
Một là xuất khẩu lao động ra nước ngoài theo con đường phi chính thức hoặc chính thức. Phi chính thức bản chất là vượt biên, đi lao động bất hợp pháp ở nước ngoài qua bọn buôn người. Giống vụ mấy chục người chết trong công lạnh khi sang Anh. Chính thức là đi qua các công ty tuyển dụng.
Cả 2 cách thì người công nhân (đa phần đang là nông dân) đều bị bóc lột rất nặng bởi công ty tuyển dụng (buôn người hợp pháp) và buôn người bất hợp pháp. Họ có thể mất tiền tỷ để tới được Anh để lo cày trả nợ.
Người lao động hợp pháp thì không bị mất tự do, vẫn sướng hơn lao động ở VN, vì chế độ đãi ngộ ở các nước tuyển dụng tốt hơn.
Cách 2 là người nông dân đi làm thuê cho các doanh nghiệp FDI tại VN. VN và TQ khá dễ thu hút vốn FDI bởi vì có chính trị ổn định, nhân công giá rẻ và quan trọng nhất là giới chủ không phải đương đầu với công đoàn độc lập. Công đoàn ở VN là do nhà nước quản lý. Vì thế công nhân VN rất ngoan ngoãn, do không có công đoàn độc lập bảo vệ. Nếu công nhân biểu tình, bãi công thì dễ bị công an đàn áp. VN và TQ là thiên đường cho tư bản hoang dã vì hiện nay ở các nước dân chủ, công nhân đòi hỏi rất cao về quyền lợi và phúc lợi xã hội, dẫn đến tăng chi phí nhân công.
1 số DN của các nước dân chủ sẽ có chế độ đãi ngộ tốt cho công nhân VN, nhưng 1 số DN nước khác thì thoải mái bóc lột (như DN Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc).
VN mới gia nhập EVFTA, trong đó có điều khoản về công đoàn độc lập. Nhưng hiện chưa thấy có động thái gì. Có lẽ nó chỉ để làm vì.
Để chiều lòng DN FDI, nhà nước phải chấp nhận hi sinh môi trường (như với Formosa) hoặc hi sinh thuế (giảm 50% thuế cho Samsung) hoặc ngậm ngùi nhìn Coca Cola trốn thuế bằng cách chuyển giá.
Việc phát triển kinh tế dựa trên việc bán nhân công giá rẻ ra nước ngoài hoặc cho DN FDI là 1 giải pháp an toàn và dễ dàng cho chế độ. Bởi vì cách này tận dụng được tài nguyên nhân mãn lại không cần phải đầu tư chất xám, không cần phải nâng cao dân trí, không cần giáo dục khai phóng, chẳng cần tự do kinh tế, cải cách dân chủ, công nhận quyền tư hữu ruộng đất... (là cách để phát triển kinh tế bền vững). Nên nó an toàn cho chế độ CS.
Nhìn cảnh đàn ông Đài Loan, Hàn Quốc sang VN tuyển vợ chẳng khác gì người Mỹ mua nô lệ ngày xưa. Cũng vạch vòi kiểm tra cơ thể, sức khỏe. Nghèo thì phải chấp nhận thôi. Cứ làm thế nào thu được kiều hối là được. Chính vì thế nên hiện nay CP chẳng hề lo lắng về nạn nhân mãn, còn khuyến khích dân đẻ nhiều.
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân đã nói: Nếu người phụ nữ không sinh được 2 con thì đất nước đó sẽ ngày càng chao đảo.
Dương Quốc Chính
Không có nhận xét nào