Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VỀ NGUYỄN HUỆ ĐÃ KHÚM NÚM MÀ QUỲ ĐÁP PHÚC KHANG AN VỚI PHONG THÁI BỈ ỔI NHƯ THẾ NÀO ?

Về Nguyễn Huệ đã khúm núm mà quỳ đáp Phúc Khang An với phong thái bỉ ổi như thế nào ? Sự kiện này được chép lại trong bộ Yên Hành Ký q...

Về Nguyễn Huệ đã khúm núm mà quỳ đáp Phúc Khang An với phong thái bỉ ổi như thế nào ?

Sự kiện này được chép lại trong bộ Yên Hành Ký quyển 2 燕行記 卷二 do chánh sứ Triều Tiên Từ Hạo Tu 徐浩修 (Seo Hosu) viết khi ông và sứ đoàn Triều Tiên gặp sứ đoàn Tây Sơn vào năm 1790 trong dịp lễ mừng thọ vua Càn Long Thanh triều.

Bạn đọc phần Hán ngữ tại đây >> https://www.krpia.co.kr/viewer/open?plctId=PLCT00008024&nodeId=NODE07386150&medaId=MEDA07496692

Và bạn lưy ý đoạn này “今年三月。光平自安南起程。四月到光西。皇帝遣禮部侍郞德明迎之。又命內閣議定安南王上京時。沿途官員相見儀注。七月光平率臣僚騶從一百八十四人。到熱河。貢獻純金鶴一雙。純金麒麟一雙。明犀五對。象牙十對。馴象一雙。肉桂一百斤。沈香一千斤。他餘奇玩不可殫記。又進安南樂工數十人。以助劇演。皇帝大加褒美。待以殊禮。命光平及從臣。縱觀行宮七十二景。聖祖所定原爲三十六景。皇上人續定三十六景。 御製七言律一首。御書拱極歸誠四大字。幷御製集二十圅。賜光平。又以親王車服。賜光平。以五品官朝服。賜從臣。封光平長子光纘。爲世子。黎氏以維字傳世。故阮氏亦以光字傳世。 駕還圓明園。皇帝召見光平。則福康安必於門外附耳語移時。指導奏對。及陞殿陛。又牽衣。指導坐立跪叩之節。或私接於朝房。則康安立語而光平跪答。諂鄙之態。無所不爲。余於宴筵。與安南王及從臣。吏部尙書潘輝益。工部尙書武輝瑨等。每日聯班。或有酬酢。和珅之子。爲皇上第十一額駙者。輒謂余曰。安南人決不可深交。又聞檢書等所傳。刑部郞中某。在朝房。指安南從臣之過去者而罵曰。阮光平眞逆賊。此輩皆黨與也。可見士大夫之拂鬱而亦可揣和福之間。不能相協也。光平骨格頗淸秀。儀容亦沈重。似是交南之傑然者。從臣則雖稍解文字。而軀材短小殘劣。言動狡詐輕佻。屢言於余曰。新王本爲廣南布衣。於黎氏。無君臣之義。又言新王宮室。皆仍黎氏之舊。歸國後。不可不改其扁額。又言渠輩亦不仕黎朝。今之爵秩皆親王所賜。語刺刺不休。蓋中有所忸怩也。太和殿賀班。夕月壇祭班。始見其所謂本服。則其王頭匝網巾。戴七梁金冠。身穿絳色龍袍。束白玉帶。從臣亦匝網巾。戴五梁烏帽。穿蟒袍。而色或用靑或用紫。束金帶。袍文駁雜詭怪。類倡優服。與安南古制判異。又安南古爲十三道。而今分爲十六道。皆新王之所變更云”.

Có phải trong đoạn ấy, họ Từ đã viết khinh bỉ hành động của nhóm sứ đoàn Tây Sơn không ? Ví dụ như đoạn “則康安立語而光平跪答。諂鄙之態。無所不爲”, theo mình hiểu có nghĩa là “tuân theo lời lập ngôn của (Phúc) Khang An mà Quang Bình quỳ đáp, phong thái xiểm nịnh bỉ ổi, không việc gì mà không làm”. Còn với sứ đoàn Tây Sơn, thì họ Từ viết “從臣則雖稍解文字。而軀材短小殘劣。言動狡詐輕佻”, theo mình hiểu có nghĩa là “nhóm tòng thần thì tuy có biết chút ít chữ nghĩa, nhưng thể tạng người thấp bé yếu ớt, (còn) lời nói và hành động (của bọn họ) thì xảo trá khinh điêu (khinh điêu 輕佻 có nghĩa là ngôn ngữ cử chỉ không trang trọng, thiếu nghiêm túc)”.

Và cũng chính sứ đoàn Triều Tiên này đã cho chúng ta biết về việc sứ đoàn Tây Sơn đã mặc triều phục Thanh triều như thế nào (xem >> https://www.thesaigonpost.uk/2020/06/ve-vua-quang-trung-va-su-oan-nam-thinh.html ) và họ đã cười chê việc này của sứ đoàn Tây Sơn.

Như vậy bạn thấy rõ, rất có thể, việc triều đình nhà Thanh có mối quan hệ tốt đẹp với nhà Tây Sơn, không hẳn chỉ vì hoàng đế Càn Long “ảo tưởng” gì cả, mà còn là vì có cả sự hợp tác mang đầy tính bỉ ổi xiểm nịnh của vua quan Tây Sơn với triều Đại Thanh đấy chứ. Có thể chính vì triều Tây Sơn có những hành động xiểm nịnh bỉ ổi hơn người như thế, nên triều Đại Thanh mới ban thưởng triều Tây Sơn với việc bình thường hoá quan hệ ngoại giao đó bạn. Một vị hoàng đế An Nam đã chịu phục tùng sang chầu Thiên triều, đã lạy đại thần Thiên triều, lại còn tự mình thỉnh cầu cho được mặc triều phục Thiên triều, thì với những hành động thần phục đến thế, mà triều Đại Thanh không bình thường hoá quan hệ mới là lạ đó chứ.

Nhưng chắc là đến nay, các nhà Quang Trung học của Việt Nam chỉ viết và chỉ cho bạn nhiều về việc vua Quang Trung và sứ đoàn Tây Sơn của ông đã tranh đấu ngoại giao giỏi như thế nào, chứ họ đâu có viết rõ cho bạn là vua Quang Trung và sứ đoàn Tây Sơn đã làm những việc như thế này đây để đạt được mục đích chính trị đâu đúng không ?

Mà trong sử Việt, đâu có ông vua nào tự mình qua Bắc triều, tự mình xưng con, tự mình thỉnh cầu cho được mặc triều phục Bắc Triều đâu đúng không ? Ngay cả ngài Mạc Đăng Dung, chỉ có trói mình chịu tội tại biên giới thôi mà.

Yup, anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ của Việt Nam đã làm những việc như thế đấy, không gì mà ông không thể làm, từ việc đào mả thiên hạ, đến việc đánh đuổi vua anh, rồi ông sang Tàu mà quỳ lạy quan lại nước họ, rồi thỉnh cầu cho được mặc triều phục Thiên triều, v.v.  Cũng may ông chết sớm, chứ không, không biết nước Việt mình, và quan trọng hơn, văn hoá của người Việt mình, có còn hay không nữa ?

Người Việt ngày nay tôn vinh Nguyễn Huệ là một anh hùng dân tộc Việt Nam với câu nói bất hủ "Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ".  Nhưng hoá ra, anh hùng dân tộc Việt Nam như thế này, cũng chịu khó mà đi liếm giày Thiên triều, đi quỳ lạy vua quan Thiên triều, và lại còn tự thỉnh cầu để được phép mặc triều phục Thiên triều nữa cơ đấy.

Và chắc chắn là, trong lịch sử Việt Nam, đã xuất hiện rất nhiều anh hùng dân tộc, nhưng một anh hùng dân tộc mà xưng con với Thiên triều và làm đủ trò làm mất mặt thể diện dân tộc, thì chỉ có Nguyễn Huệ mà thôi.  Nguyễn Huệ - người anh hùng dân tộc Việt Nam, đã đào mả đồng bào của mình, đã đánh vua anh của mình, đã giết tướng sĩ của mình, đã tụ hợp bọn cướp biển hoành hành vịnh Bắc bộ, đã không từ một việc sỉ nhục nào khi đi sứ bên Tàu, chỉ để đạt được mục đích chính trị.  Con người như thế, trong dòng sử Á Đông, người ta gọi đó là một kẻ gian hùng đấy chứ. Thế mà ngày nay, ông lại là một anh hùng dân tộc vĩ đại, mà nơi nơi tại Việt Nam đều thờ cúng ông, và người ta dạy con trẻ sống như ông, thế là sao nhỉ ?  Không biết người Việt có biết ông đã liếm giày Thiên triều với đủ thứ hành động, chỉ để có được những món cơm thừa sữa cạn mà Thiên Triều dành cho triều đại Tây Sơn của ông không ? 

Mời bạn tham khảo

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi

Thanks

Brian




1 nhận xét

  1. Brian có thể tham khảo thêm cuốn "Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802" của thầy Tạ Chí Đại Trường. Trong đó có vài dòng nói về đoàn sứ của Nguyễn Huệ sang Trung Quốc. Mà người đi sứ đó chỉ là người đóng thế.
    Mình là người ưa thích sử, nên đó chỉ là một gợi ý nhỏ.

    Trả lờiXóa