Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VÌ SAO NGƯỜI CỘNG SẢN VIỆT NAM TÔN THỜ NHÀ TÂY SƠN?

Vì sao người cộng sản VN tôn thờ nhà Tây Sơn?  Nhà Tây Sơn với Nguyễn Nhạc,Nguyễn Huệ chỉ tồn tại gần 30 năm (khởi nghĩa 1771, kết thú...

Vì sao người cộng sản VN tôn thờ nhà Tây Sơn? 

Nhà Tây Sơn với Nguyễn Nhạc,Nguyễn Huệ chỉ tồn tại gần 30 năm (khởi nghĩa 1771, kết thúc 1802)

Tuy nhiên sau 1975 Nguyễn Huệ lên bảng Thánh trong làng sử học VN 

Vì sao người cộng sản "mê" Nguyễn Huệ như vậy? 

1/ Cùng mặc chung cái áo ý thức hệ chánh trị "huyền thoại": nông dân áo vải cờ đào, dựng nên cơ nghiệp kiểu "phất cờ khởi nghĩa,lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo" 

Thiệt ra Nguyễn Nhạc không phải nông dân và anh em nhà này chưa có ra đồng cày ruộng một ngày 

Ông bà Hồ Phi Phúc và Nguyễn Thị Đồng là một trung nông ở vùng núi An Khê Bình Định ,nhà không nức vách đổ tường nhưng có của nả để mướn thầy giáo về dạy tư cho ba con của mình 

Nguyễn Nhạc sanh năm nào không rõ, năm 1771, ông là người khởi xướng và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn

Nguyễn Nhạc là tên thật ,còn có hai tên gọi khác là ông Hai Trầu vì có một thời ông làm nghề buôn trầu và rất giàu có .Có của ông lo làm chức Biện Lại thâu thuế cho chúa Nguyễn nên bà con kêu ông là Biện Nhạc 

 Năm 1765 Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát chết để lại một cục nợ do quá trình làm mới hình ảnh Đàng Trong ,quyền thần Trương Thúc Loan nắm chúa Nguyễn Phúc Thuần làm đủ trò bậy

Chúng ta nhớ rằng thời điềm đó Quy Nhơn là trạm trung chuyển của quân đội chúa Nguyễn trong quá trình hoạch định đất Nam Kỳ nên dân Quy Nhơn ná thở vì lương thực và binh lính 

Thời chúa Nguyễn dân Quy Nhơn hầu như rất mệt mỏi vì cái trách nhiệm kể ở trên 

Nắm được lòng dân xáo động đó,mùa xuân năm 1771, Nguyễn Nhạc trước đó đã ôm một số bạc thậm thụt được do thâu thuế từ ấp Tây Sơn nổi lên với khẩu hiệu  lấy của nhà giàu chia cho dân và thành công vang dội 

Sách Đại Nam chính biên liệt truyện viết:

"Mùa thu năm Quý Tỵ (1773), Nhạc từ Thượng đạo đất Tây Sơn dẫn quân xuống đóng ở Kiên Thành tự xưng đệ nhất trại chủ cai quản hai huyện Phù Ly và Bồng Sơn. Nguyễn Thung làm  đệ nhị trại chủ cai quản huyện Tuy Viễn, Huyền Khê, làm đệ tam trại chủ coi việc binh lương, mật ước với nữ chúa Chiêm Thành (tên Thị Hỏa dựng trại ở Thạch Thành) để làm thế nương tựa tiếp ứng nhau. Nhạc lại gọi Nhưng Huy và Tứ Linh ở An Tượng Nguyên (thuộc huyện Tuy Viễn) cùng Nguyễn Thung dẫn một cánh quân xuống phủ thành Quy Nhơn đêm hôm đánh cướp. Dân chúng đều kinh hãi chạy toán loạn. Quan tuần phủ Nguyễn Khắc Tuyên trốn chạy"(Hết trích) 

Thực ra Tây Sơn nổi lên trong 30 năm đó  người nông dân chẳng có lợi lộc chi hết ,quyền lợi là trong tay đám bộ sậu Tây Sơn thôi , Tây Sơn trên thực tế không có mục đích giải phóng nông dân

Tây Sơn không chú trọng phát triển kinh tế ,họ  gây chiến liên miên ,nạn vét lương và bắt lính làm nông dân kinh hoàng bạt vía

Người nông dân Đàng Trong nói chung và Quy Nhơn nói riêng thất vọng và họ lại mơ ước chúa Nguyễn mau ra dẹp cho xong Tây Sơn qua câu ca dao sau: 

"Lạy trời cho chóng gió nồm
Cho thuyền chúa Nguyễn thuận buồm trẩy ra" 

Tây Sơn tàn nhẫn  dữ dằn trong việc cưỡng bức nông dân phục vụ cho các chiến dịch quân sự và các công trình xây cất dinh thự,pháo đài của họ 

Cuộc sống của nông dân ở những nơi ba anh em Tây Sơn chiếm đóng còn cực khổ hơn dưới ách chúa Trịnh hay chúa Nguyễn vì quân Tây Sơn liên tục tiến hành chiến tranh và bắt lính luôn con nít và phụ nữ 

2/ Tây Sơn cờ đỏ và cộng sản VN  cờ cũng đỏ 

Chưa có ai biết rõ lá cờ của Tây Sơn ra làm sao .Tuy nhiên đó là cờ đỏ ,người cộng sản đã làm ra lá cờ Tây Sơn nền đỏ có cái hình tròn vàng ở giữa cũng na ná cờ đỏ sao vàng ngày nay (Hình) 

Cờ Tây Sơn là cờ đỏ, tuy rằng có viền tua vàng.

 Năm 1792, Quang Trung Hoàng Đế đột ngột qua đời .Người ta "tương truyền" rằng bà Ngọc Hân làm bài thơ "Ai tư vãn" khóc chồng 

Bài vãn này gồm 164 câu, viết theo thể song thất lục bát

Trong bài có tả cờ :

"Từ cờ thắm trỏ vời cõi Bắc,
Nghĩa tôn phù vằng vặc bóng dương.
Rút dây vâng mệnh phụ hoàng,
Thuyền lan chèo quế thuận đường vu quy
.....
Nghe trước có đấng vương Thang, Võ,
Công nghiệp nhiều tuổi thọ thêm cao;
Mà nay áo vải cờ đào
Giúp dân dựng nước xiết bao công trình !"

Thiệt ra chưa chắc bài vãn này của Ngọc Hân ,không có chứng cớ nào khẳng định là của bà Ngọc Hân làm ra ,ngôn ngữ rất hiện đại ,có thể sau này của một "sĩ phu Bắc Hà" nào đó làm ra gán cho Ngọc Hân nhằm thần thánh hóa Nguyễn  Huệ 

3/ Lấy chiến tranh làm phương sống ,lồng vào là "giải phóng dân tộc,chống ngoại xâm" 

Cộng sản sử ca ngợi và làm màu hình ảnh Tây Sơn là "đó là những anh hùng cách mạng nông dân nghèo", cách mạng, công bằng xã hội và đuổi ngoại xâm, thống nhứt đất nước" giống như họ 

Cuối năm 1784, đầu năm 1785, Nguyễn Huệ là  tổng chỉ huy quân đội Tây Sơn đánh trận quyết định với quân Xiêm La ở Rạch Gầm – Xoài Mút

Và xuân Kỉ Dậu 1789, đại phá quân Mãn Thanh trong trận Ngọc Hồi – Đống Đa 

Vì mang ơn chúa Nguyễn đã dàn xếp cho Chất Tri và Sô Si rút quân từ Chân Lạp về Băng Kok đảo chánh Trịnh Quốc Anh và lên ngôi vua nên vua Xiêm Rama 1 rất để ý tới chúa Nguyễn Ánh 

Sau những lần chúa Nguyễn Ánh bị Tây Sơn truy sát,vua Xiêm đã giúp binh 

Năm 1784,hai vạn quân Xiêm và 300 thuyền chiến do hai tướng Chiêu Tăng và Chiêu Sương chỉ huy tiến sang đất Hậu Giang 

Quân Xiêm đi tới đâu cướp bóc,hãm hiếp tới đó làm chúa Nguyễn Ánh giật mình ko hài lòng  và ông nghĩ rằng chắc chắn Xiêm sẽ thua là chắc 

Đêm 19 rạng 20 tháng 1 năm 1785 (đêm 9 rạng 10 tháng 12 năm Giáp Thìn), quân Xiêm lợi dụng thủy triều xuôi theo sông Tiền tấn công Mỹ Tho 

Quân Tây Sơn giả thua rút dần về hướng Mỹ Tho, nhử đối phương lọt vào trận địa mai phục đoạn sông Rạch Gầm - Xoài Mút và cù lao Thái Sơn thì đồng loạt tấn công 

Ta nhớ Tham Tướng Mạc Tử Sanh đã chống ghe chờ sẳn ngoài vàm sông Tiền chở chúa Nguyễn Ánh tẩu quốc vì bên Nguyễn không ai tin là Xiêm sẽ thắng 

Xiêm thua thiệt 

Chỉ không đầy một ngày, Nguyễn Huệ đã tiêu diệt hoàn toàn quân Xiêm.Hai vạn quân Xiêm sót lại vài ngàn người, chạy theo đường thượng đạo trốn về nước,Chiêu Tăng, Chiêu Sương theo đường bộ về Xiêm La 

Còn trận thắng quân Thanh ở Đống Đa Ngọc Hồi mới là cớ tôn Nguyễn Huệ lên "thánh đánh ngoại xâm" 

Nguyễn Huệ được tôn sùng nhờ trận Đống Đa mùa Xuân Kỷ Dậu 1789 mà theo ca ngợi là Nguyễn Huệ chỉ trong một đêm phá tan hai mươi vạn (hai trăm ngàn ) quân Thanh

Con số hai chục vạn quân Thanh sai sự thực mà tới nay còn gây tranh luận vì tính logic của nó ,một con số ảo

Thư tịch Bắc Hà thì nói Tôn Sĩ Nghị đem qua 29 vạn quân ,còn Tàu thì nói Tôn Sĩ Nghị đem 6000 kỵ binh qua Việt Nam

Tàu nói Tôn Sĩ Nghị đem 6000 kỵ binh theo làm lễ thụ phong cho Lê Chiêu Thống nhưng đã bị Nguyễn Huệ đánh úp bất ngờ

Còn sử Bắc Hà thì nói Thanh xâm lăng ,và trận Đống Đa 1789 chỉ trong một đêm Nguyễn Huệ giết hai mươi vạn quân Thanh

Sử liệu duy nhứt trận Đống Đa là của cuốn tiểu thuyết chương hồi “Hoàng Lê nhất thống chí “của Ngô gia văn phái thành ra cứ gậy tranh cãi tới ngày nay về sự thực của trận này

Rồi cách hành quân thần tốc đi bộ 20 tới 40 ngày từ Phú Xuân theo đường đèo ,đường bộ ra Thăng Long mà sử gia cs ca ngợi cũng gây tranh cãi vì phi thực tế

Nhiều cách thức đã được đưa ra để giải thích bao gồm võng, thuyền, voi, ngựa đều không làm sáng tỏ cái thực tế rằng không có cách nào hành quân nhanh như vậy

Nói về ngoa ngữ ,uốn mồm mép ,tráo chữ,nói thẳng là xạo thì không ai qua sĩ phu Bắc Hà.Họ nhảy xổ vào Nguyễn Huệ để nâng chiến thắng Đống Đa lên

Nguyễn Huệ hên ,nhờ vụ Rạch Gầm và Đống Đa mà  còn có chút tư cách ngoáy nhìn hậu thế trong sử VN ,được coi là người có công đánh ngoại xâm để gỡ gạt thể diện trong đối nội bạo tàn ,cái gốc cướp bóc ,tàn sát và phóng hỏa 

Anh em Tây Sơn coi mạng binh lính như rác ,họ xài biển người 

Như  trận Nguyễn Huệ đánh nhau với Nguyễn Nhạc năm 1787. Và chỉ trong một trận đó, nguồn tin từ một nhà truyền giáo nước ngoài nói Nguyễn Nhạc mất tới 40 ngàn quân

4/ Sau 1975 người cộng sản tự tôn họ thống nhứt đất nước và Tây Sơn cũng thống nhứt đất nước 

Thực tế sau 30/4/1975 trên lý thuyết người cs đã hống nhứt VN,tuy nhiên sau đó là :"Ai đâu ngờ, sau tiếng súng, đời lại thêm một thời nát tan.Non sông buồn, đã điêu tàn, thêm máu lệ chứa chan một lần"

Tây Sơn chưa bao giờ thống nhứt Việt Nam ,anh em họ chia ra làm ba như ba lãnh chúa cai trị ,đất Gia Định Tây Sơn chưa bao giờ thiết lập được bộ máy cai trị 

5.Tây Sơn là quân phiệt cai trị,bản chất này giống với người cộng sản 

Ông  Tạ Trí Đại Trường khẳng định rằng phong trào Tây Sơn “có bản chất quân phiệt và thi hành chế độ quân chính”

Tây Sơn đối xử với nội bộ vô cùng tàn bạo 

Cuối năm 1787 Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm ,Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân đem quân ra Bắc lần thứ hai diệt trừ Nguyễn Hữu Chỉnh.

Nhưng rồi thấy Vũ Văn Nhậm có ý ổn định,nắm quyền mà Tây Sơn gọi là”chuyên quyền” nên mùa hè năm 1788, Nguyễn Huệ đem quân ra Thăng Long lần thứ ba diệt trừ Vũ Văn Nhậm,đâm chết ngay trên giường ngủ 

Nhiều bạn thắc mắc rất tại sao quan của Tây Sơn toàn có chữ đô đốc ở trước .Thí dụ đô đốc Long,đô đốc Tuyết,đô đốc Bùi Thị Xuân …

Đô đốc hay đề đốc (都督) là một chức quan võ của phong kiến xưa,hàm nhứt phẩm của hải quân

Tại sao bà Bùi Thị Xuân đâu phải tướng hải quân,bà là tướng bộ binh,nhưng vẫn kêu là đô đốc?

Tây Sơn sau khi nổi lên,tràn từ núi xuống Quy Nhơn ,giai đoạn này họ chơi với Tập Đình và Lý Tài là nhóm cướp biển Tàu Ô của Trung Hoa

Cướp biển này huấn luyện binh cho họ và cứ thế mang hàm đô đốc cho hết tướng lãnh Tây Sơn

Đám đô đốc này của Tây Sơn thực trị trong triều đình Tây Sơn,đám quan văn như Trần Văn Kỷ,Ngô Thời Nhiệm,Nguyễn Thiếp quyền hành yếu ớt luôn bị đám "võ biền" lấn áp 

Ngô Thời Nhiệm (1746- 1803) theo Tây Sơn ,là nho gia ông theo giúp Tây Sơn về vặn trị. Thực ra với một bộ máy quân phiệt võ biền như Tây Sơn-ông Nhiệm chỉ là hoa lá cành trang trí.

Nguyễn Huệ cần ông Nhiệm để vỗ yên Bắc Hà.Tuy nhiên nội bộ Tây Sơn vẫn dè chừng ông Nhiệm “Bắc Hà”

Năm 1788 Nguyễn Huệ “răn” các thuộc tướng quân phiệt của mình như sau : 

“ Sở và Lân là nanh vuốt của ta, Dụng và Ngôn là tâm phúc của ta, Tuyết là cháu của ta, còn Nhiệm vừa là bề tôi vừa là khách của ta, lại là dòng văn học Bắc Hà, thông thạo việc đời. Nay ta giao cho các ngươi cả mười một trấn trong toàn hạt. Những việc quan trọng trong nước, đều cho tùy tiện mà làm. Mọi việc cùng nhau họp bàn ổn thỏa, chớ vì kẻ cũ người mới mà xa cách nhau….”.

Sau khi Nguyễn Huệ làm vua thì phong ông Nhiệm chức thượng thơ bộ binh,chức “tượng trưng’ vì thực ra ông Nhiệm chuyên lo việc văn thư,đi sứ

Sau khi Nguyễn Huệ chết thì ông Nhiệm lại bị đá ra rìa.

Rốt cuộc sau 1802 vua Gia Long chỉ ‘đánh hèo”ông Nhiệm vài cây ở văn miếu,có lẽ có tuổi và bịnh sẳn nên ông sau đó qua đời

Còn chuyện Đặng Trần Thường tẩm thuốc độc vào roi hoặc sai lính cố ý đánh vào chổ hiểm của Ngô Thời Nhiệm cho chết chỉ là truyền miệng vô căn cứ,xạo ke ,không có chứng cứ

6/ Tây Sơn xài toàn con cháu trong nhà ,cái này giống người cộng sản 

Bùi Thị Xuân (1752 – ?) là vợ Trần Quang Diệu là một nữ tướng có tiếng của lịch sử VN ,thời Tây Sơn,bà là Tây Sơn ngũ phụng thư,cháu ông Bùi Đắc Tuyên và hoàng hậu Bùi Thị Nhạn

Trận Trấn Ninh bà Bùi Thị Xuân nổi lên như nữ tướng dũng cảm,nhưng rốt cuộc Tây Sơn đại bại,đây là trận cuối cùng của nhà Tây Sơn

Đô đốc Nguyễn Văn Tuyết (?- ?) là một trong Tây Sơn thất hổ tướng 

Nguyễn Huệ từng nói " Tuyết là cháu của ta" .Có nguồn tin nói bà Trần Thị Lan vợ ông là chị ruột vợ Nguyễn Nhạc cũng là một nữ tướng dưới quyền của Bùi Thị Xuân 

Thái Sư Bùi Đắc Tuyên  là anh ruột Hoàng hậu Bùi Thị Nhạn,câu ruột vua Quang Toản,chú bà Bùi Thị Xuân ,cũng là chú vợ Trần Quang Diệu 

Học lịch sử, ai không biết nhà Tây Sơn có ông tướng quân Ngô Văn Sở , nhưng tranh chấp nội bộ ,Ngô Văn Sở và hai cha con Bùi Đắc Tuyên bị Võ  Văn Dũng nhốt vào cũi sắt, đem xuống sông Hương dìm chết năm 1795.

7/ Tây Sơn thích cướp nhiều hơn thích làm.Khinh đất Nam Kỳ và hút nó nhiều tới kiệt sức và không hề đầu tư cái gì 

Nguyễn Huệ “mê đánh” mà không xây ,đánh Nguyễn,đánh Trịnh,đánh Thanh,đánh Xiêm ,đánh tùm lum mà không hề làm hậu cần,xây dựng kinh tế

Cái cách mà Tây Sơn xài là “cướp nuôi quân” ,họ bắt dân nuôi lính của họ,họ bắt lính trong dân,chiến dịch nào đi ngang qua là vét sạch đờn ông,có khi cả đàn bà làm dân trốn biệt

Lúa gạo làm ra không đủ cho Tây Sơn cướp .Tây Sơn đi tới đâu phố xá banh chành tới đó,cướp bóc tới viên gạch ,Hội An tan tành,Phố Hiến hoang tàn ,Biên Hòa thành bình địa,Chợ Lớn thành sông máu,Mỹ Tho đại phố xác xơ …

Đội quân Đông Sơn của đất Ba Giồng được tạo ra từ những đội dân vệ của xứ này nhằm trị ai,bảo vệ trước sự cướp bóc của Tây Sơn mỗi lần vô Nam 

Trong khi Nguyễn Ánh thì quy chuẩn hơn

Quân Nguyễn chạy thì chạy,nhưng sau đó chiếm lại thì đặt bộ máy cai trị,trị an dân chúng,bắt đầu sản xuất lúa gạo,mở cảng làm ngoại thương liền

Tây Sơn khinh đất Nam Kỳ,coi đây là đất ghẻ,đất để cướp bóc đem về Quy Nhơn mà thôi,trong khi Nguyễn Ánh thì coi Nam Kỳ là đất trung hưng

Năm 1788, Nguyễn Ánh chiếm lại được Gia Định, năm 1790 chọn đất Sài Gòn làm kinh đô với tên Gia Định kinh,ông xây thành Quy tức thành Bát Quái- Phiên An

Nguyễn Ánh khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp , quản lý dễ dãi, thuế má nhẹ nhàng nhằm đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang.Ông cũng khuyếch trương hoạt động ngoại thương bán buôn với ngoại quốc để kiếm tiền

Gia Định thành kinh đô trù phú,giàu mạnh

Từ khi thành Bát Quái xây xong Tây Sơn không còn khả năng tấn công Gia Định thêm lần nào nữa

Nguyễn Huệ làm vua chưa tới bốn năm thì mất

Đó là hên hay xui?

Nguyễn Huệ trước khi mất trối trăng với Trần Quang Diệu:

“Sau khi ta mất rồi, phải trong một tháng lo chôn cất sơ sài cho xong việc mà thôi. Các ngươi phải phò Thái tử sớm ra Vĩnh Đô để khống chế thiên hạ. Nếu không, khi quân Gia Định kéo ra, các ngươi không còn chỗ chôn đấy”

Tây Sơn đã làm mọi cách thức diệt họ Nguyễn như tàn sát hết tôn thất,truy sát,đào mồ mả cắt phong thủy tổ tiên Nguyễn Ánh .Nhưng họ quên cái thắng thua là ở chính bản thân họ,nội lực và tài chánh,cách cai trị của họ thua xa Nguyễn Ánh

Có nhiều người Việt mê Tây Sơn lý luận rằng chỉ cần Nguyễn Huệ sống thêm 10-20 năm nữa là đất nước ổn định

Điều này là tàm xàm

Một chế độ chánh trị phải có từ gốc tới ngọn hoàn chỉnh.Tây Sơn Nguyễn Huệ không không đưa ra một phương thức phát triển kinh tế xã hội nào,không có đường hướng để cai trị ,một bộ máy chiến tranh và chỉ giỏi cướp bóc chứ không thể làm nông nghiệp,xây dựng thương nghiệp 

Của cải trong dân cũng có giới hạn,cướp mãi cũng hết,thành ra Tây Sơn tiêu là điều ai cũng thấy

Nguyễn Huệ không có tầm nhìn trong cai trị , chỉ đánh phá và cướp bóc

Nếu Nguyễn Huệ mà còn sống thì kết quả sẽ rất thảm khốc ,sẽ bị Gia Long nhẹ là chém đầu,nặng là lột da,tứ mã phanh thây
Bài học Nguyễn Huệ ngời ngời trong lịch sử cho những ai chỉ thích hốt vét và quên “khoan thư sức dân làm gốc rễ lâu bền”.

Kết luận: 

Cùng chung bản chất,cùng chung cách làm,cùng chung mục đích ,thành ra người cs coi Tây Sơn là tổ sư.

Chuyện "chị ngã em nâng" thể hiện sau 1975 khi HN vô Miền Nam đã xóa tên đường các danh nhân Nam Kỳ dính dáng nhà Nguyễn sạch trơn,họ xét danh nhân và lý luận thiệt đơn giản "Ông này xưa chống Tây Sơn".Hậu quả là cs Vĩnh Long đập tan nát cái miếu thờ vị tiền hiền khai phá nổi tiếng Vĩnh Long Tống Phước Hiệp ,rồi cái miếu Cao Hoàng thờ vua Gia Long ở chợ Nước Xoáy bị biến thành nhà hộ sinh của xã 

Lăng Ông Tả Quân Lê Văn Duyệt ở Bà Chiểu cũng xém chút bị ,hên là ai đó đã nhanh trí biến nó thành nhà thiếu nhi.

Nguyễn Gia Việt



Không có nhận xét nào