ANH QUỐC ĐÃ “GIAO TRỨNG CHO ÁC". Tháng 12 năm 1984 tại Đại sảnh đường Bắc Kinh. Bà Thủ tướng Anh Margaret Thatcher và Thủ Tướng...
ANH QUỐC ĐÃ “GIAO TRỨNG CHO ÁC".
Tháng 12 năm 1984 tại Đại sảnh đường Bắc Kinh. Bà Thủ tướng Anh Margaret Thatcher và Thủ Tướng Trung Cộng Triệu Tử Dương, ký bản Tuyên Ngôn chung. Hong Kong chính thức bị trao trả lại cho Trung Cộng. Và số phận của hơn 7 triệu dân Hong Kong hiện nay, đang là nạn nhân của sự "giao trứng cho ác”.
Khi hơn 2 triệu dân Hong Kong xuống đường hồi tháng 7, 2019. Bộ trưởng Ngoại giao Anh Jeremy Hunt tuyên bố, trên nguyên tắc Anh có quyền đòi hỏi Trung Cộng phải tôn trọng các qui định của bản Tuyên Ngôn chung. Trong đó, nguyên tắc “một quốc gia hai thể chế chính trị”, phải được Bắc Kinh tuân thủ. Đáp lại, Bắc Kinh tuyên bố; nước Anh đang còn ảo tưởng muốn lập lại một chính sách “thuộc điạ” đối với Hong Kong.
Bản Tuyên Ngôn 1984, qui định Trung Cộng phải giử cơ chế chính trị Hong Kong độc lập với cơ chế chính quyền cộng sản trong vòng 50 năm. Đến sau 1997, các cơ quan công quyền thuộc Anh Quốc sẽ trao lại hết cho Trung Cộng, gồm các cơ phận tư pháp, hành pháp, lập pháp. Về điều này, khi dư luận ở Hong Kong đặt vấn đề với bà Thatcher, phiá Thủ Tướng Anh trả lời, cho dù “sau 1997, nếu Trung Cộng vi phạm các thoả ước, Anh vẫn có thực quyền để phản đối”. Nói vậy, chứ không phải vậy, vì ngay sau thời hạn 1997 vừa xong, khi Trung Cộng hoàn toàn nắm lại hết các cơ quan chính quyền từ Anh ở Hong Kong, thì Trung Cộng đã trở giọng. Phó Đại sứ Trung Cộng tại Anh tuyên bố, tháng 11 năm 2014 là “Tinh thần của Bản Tuyên Ngôn coi như chấm dứt sau thời hạn từ 1984-1997”. Nói cách khác, sau 1997 thì bản Tuyên Ngôn Anh-Trung Cộng coi như hết giá trị, và điều đó có nghĩa là Trung Cộng muốn làm gì thì làm đối với Hong Kong. Như vậy, theo Trung Công, cơ chế một quốc gia, hai thể chế chính trị "độc lập" không còn ý nghiã, Hong Kong phải đi theo qũy đạo của cộng sản, phải chịu sự kiểm soát dưới bàn tay sắt của Bắc Kinh. Trong đó, dân Hong Kong sẽ từ từ bị mất đi các quyền tự do, dân chủ căn bản. Và đó là lý do tại sao hơn 2 triệu người Hong Kong phải xuống đường trước âm mưu và dã tâm “cộng sản hoá” Hong Kong, của Tập Cận Bình.
Những người xuống đường tìm mọi cách kêu gọi Mỹ can thiệp. Hong Kong giương cờ Mỹ, hát quốc ca Mỹ và kéo đến biểu tình ở Toà Đại sứ Mỹ ở Hong Kong. Các nhân vật trọng yếu của Hong Kong đi Úc, Đức, và Mỹ nhằm vận động phương Tây phải có thái độ. Hong Kong đang nhìn về phía Mỹ như một cái phao để kéo Hong Kong khỏi chìm vào điạ ngục cộng sản. Thực tế, Hoa Kỳ không làm gì được nhiều trong hoàn cảnh hiện nay. Dự Luật về Nhân Quyền và Dân chủ cho Hong Kong do Thượng Nghị Sĩ đảng Cộng Hoà, Marco Rubio, đệ trình Quốc Hội, cho dù chuẩn y, và kể cả Tổng Thống Trump ký, thì cũng khó thay đổi được tình thế ở Hong Kong. Nếu có, về mặt tinh thần chỉ ở mức độ, răn đe Trung Cộng không dám ra tay đàn áp Hong Kong, như một Thiên An Môn ở Bắc Kinh.
Nếu Bắc Kinh tuân thủ tinh thần của Bản Tuyên Bố chung Luân Đôn-Bắc Kinh, cho phép Hong Kong tự trị 50 năm theo đúng nội dung, thì đã không có những cuộc biểu tình, càng lúc càng có nguy cơ bạo loạn, dẩn đến đổ máu. Tuy nhiên, đối với Trung Cộng, như họ đã tuyên bố thẳng thừng quan điểm, sau 1997 thì bản Tuyên Ngôn Anh-Trung Cộng, trở thành tờ giấy lộn, hết giá trị về pháp lý. Vì vậy, Hong Kong là một tỉnh của Bắc Kinh, và tất cả các nước khác nếu lên tiếng về Hong Kong, Trung Cong coi như can thiệp vào nội bộ của họ, nhất là các áp lực ngoại giao gần đây từ Đức, Anh và Mỹ.
Khi Anh Quốc, ký giao đứt Hong Kong cho Trung Cộng. Anh Quốc đã “giao trứng cho ác”. Về mặt tinh thần, Anh Quốc phải có trách nhiệm hơn hết để phản ứng quyết liệt với Trung Cộng chứ không phải nước Đức hay Mỹ. Nếu Anh Quốc vẫn giữ thái độ “ngậm miệng ăn tiền”, thì Đức và Mỹ không ở vị trí để lên tiếng mạnh mẽ với Trung Cộng về vấn đề Hong Kong. Vì vậy, áp lực cần phải nhắm vào nước Anh là trọng tâm, vì chính nước Anh mới là tác nhân, trực tiếp và trách nhiệm đối với những con người yêu chuộng Tự Do ở Hong Kong.
Đỗ T. Công
Không có nhận xét nào