CHỈ CÓ MỘT KẺ ÁC TRONG THẾ GIỚI TỬ TẾ Tại Việt Nam, những trang báo mạng "lề dân", lề lẽ phải và sự thật, thì 100% người dân bản đ...
CHỈ
CÓ MỘT KẺ ÁC TRONG THẾ GIỚI TỬ TẾ
Tại Việt Nam, những trang báo mạng "lề dân", lề lẽ phải và sự thật, thì 100% người dân bản địa sẽ không thể tiếp cận, nếu như người truy cập không hiểu biết một ít kiến thức cơ bản về mạng internet. Có thể liệt dẫn một vài website sau: Tiengdan.com, Vietnamthoibao.org, các Website tiếng Việt của VOA, RFA, RFI, BBC,Thesaigonpost..
Bởi vì, tất cả các tập đoàn cung cấp dịch vụ Internet ở Việt Nam như Viettel, VNPT, Mobifone,... (sau đây gọi tắt là các nhà mạng), đã sử dụng chuyên môn của họ,để ngăn chặn người dùng tại VN, truy cập vào những trang web nêu trên, nói riêng. Và các dịch vụ Internet khác, nói chung
Điều này được gọi là lọc Internet hoặc chặn, là một hình thức kiểm duyệt thông tin (kiểm duyệt internet). Lọc nội dung có nhiều hình thức khác nhau. Đôi khi toàn bộ trang web bị chặn, đôi khi chỉ một vài trang trong trang web bị chặn. Đôi khi nội dung bị chặn dựa trên các từ khóa chứa trong nó.
Bài viết này, chúng tôi chỉ lược qua, vì sao các nhà mạng có thể chặn Website, ở phương diện chuyên môn, nhưng dẫm đạp tính pháp lý? Phần hướng dẫn cách thức truy cập website bị chặn như thế nào, chúng tôi sẽ đề cập trở lại sau.
Trước tiên, lược qua về cơ chế, cũng như đảm bảo việc an toàn dữ liệu, khi sử dụng dịch vụ Internet. Mặc định, khi truy cập internet, thì kết nối của chúng ta, là kết nối trực tiếp vào hệ thống dữ liêu Internet, thông qua đường truyền có dây (mạng LAN cục bộ, ở trường học, chẳng hạn, hay "cá voi cắn cáp"), hoặc không dây (wifi, vệ tinh internet).
Nhưng, các nhà mạng lọc, chặn website A chẳng hạn, thì khi chúng ta truy cập sẽ không được. Bởi vì, các nhà mạng đã chặn các tín hiệu trả về từ máy chủ của Website A. Hẳn nhiên, tùy mục đích của họ, mà sẽ chọn phương án chặn một phần, hay tất cả, hay chặn theo từ khóa cụ thể liên quan. Từ đó, họ mới đưa ra phương án dùng phương thức chuyên môn riêng biệt nào.
Về mặt chuyên môn, các nhà mạng muốn làm gì thì làm, vì đó là việc trong toilet, hay phòng khách của họ. Nhưng liệu rằng, họ có xem trọng tính pháp lý "người dân có quyền tiếp cận thông tin" của quốc gia sở tại, cũng như toàn cầu? Hay, thế lực nào, đang tiếp tay cho họ dẫm đạp lên Hiến pháp VN, (và luật pháp quốc tế)?
Bởi, thế kỷ 21, chứ không phải năm 2020 TCN. Tuy nhiên, ở những quốc gia bị cai trị bởi thể chế độc tài, thì kiểm duyệt thông tin nói chung, là yếu tố tiên thiết, quyết định sự tồn vong chế độ đó. Nói cách khác, tầng lớp cai trị hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp, hoặc cả hai, buộc các nhà mạng thực thi theo yêu cầu của họ, vô điều kiện, hoặc kiểu "đôi bạn cùng tiến". (Xem tập đoàn Viettel "thành công rực rỡ" ra sao sẽ rõ).
Một vài trường hợp, như hai ông lớn Youtube và Facebook dù của những cá nhân người Mỹ, nhưng họ sẵn sàng phản bội những "giá trị Mỹ", để làm hài lòng nhà cầm quyền VN, khi được yêu cầu kiểm duyệt chính khách hàng có thể nói khá trung thành, với họ. Dẫu rằng, theo tôi được biết, những tập đoàn này, bất kỳ hành động nào, đều phải chịu phần lớn sự chế tài, bởi luật pháp của Mỹ, dù kinh doanh bên ngoài nước Mỹ, chăng nữa.
Hay, kể từ ngày 13/11/2019, các nhà mạng ở VN, đã không cho người dùng tại VN, truy câp vào các trang web phim người lớn, web 18+, như Pornhub , Xvideos... Giải thích cho nguyên nhân này, một số người cho rằng, các nhà mạng đang tham gia hưởng ứng sự kiện No Nut November của tháng 11. (No Nut November chính là phong trào hưởng ngày tháng 11 không có các hoạt động liên quan đến tình dục như xem phim người lớn, quan hệ, ..., trong vòng 1 tháng).
Đồng thời, lúc bấy giờ, có nhiều thông tin đồn đoán rằng, các nhà mạng chặn khách hàng truy cập vào các trang web đen như PornHub, xVideos, ..., là vì thực hiện theo thông tin của Bộ 4T. Và, sẽ chặn vĩnh viễn, chứ không phải đang tham gia phong trào No Nut November. Còn thực tế kiểm chứng, cho đến hôm nay, việc đồn đoán đã có câu trả lời đúng, sai ra sao. Dù rằng, phía chính quyền cũng như các nhà mạng, không có bất kỳ văn bản chính thức nào khẳng định hay phủ nhận.
Vụ việc gần đây nhất, website Change.org, một website được người Mỹ lập ra, đã bị các nhà mạng VN chặn, cách nay khoảng 7 ngày. Còn trước đó, kể từ khi ở VN có internet, thì người dân VN truy cập thoải mái. Trường hợp này, chúng tôi vô cùng thận trọng, đưa ra quan điểm cho rằng: không chỉ các nhà mạng ở VN, là thủ phạm duy nhất, mà liên quốc gia giữa các tập đoàn.
Vì sao? Vì nội dung chính website này, hoàn toàn vô hại đối với tư duy nhà cầm quyền VN, tôi đoán chừng vậy. Chứng minh cho luận điểm này, như đã nói, kể từ khi ở VN có internet, thì người dân VN truy cập thoải mái, cho đến cách nay 7 ngày trước.
Website này, là một công cụ cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào, khắp thế giới, đứng ra kêu gọi những người đồng quan điểm, hay đồng sâc tộc, màu da, ngôn ngữ,..., cùng nhau ký tên đồng ý với một nội dung cụ thể nào đó. Nội dung và tổng số chữ ký, được gọi trang trọng là "Thỉnh Nguyện Thư" (TNT). Tất yếu, nội dung của TNT cụ thể, không thể đi ngược lại những giá trị phổ quát của loài Người, với một quốc gia, dân tộc, tổ chức, cá nhân, cụ thể nếu không trưng dẫn sự trái pháp luật chung của quốc tế.
Thường thì, đủ 100.000 (Một trăm ngàn) chữ ký/"TNT, thì TNT đó, có giá trị cơ bản bước đầu. Từ đó, tổ chức, cá nhân đứng ra kêu gọi ký TNT, mới hành động những bước kế tiếp, như gởi đến tổ chức, cá nhân có khả năng giải quyết thấu đáo, chẳng hạn.
Như đã nói, chúng tôi thận trọng rà soát thì hoàn toàn không thấy có, bất kỳ lời kêu gọi ký TNT, mà điều này, sẽ gây bất lợi cho nhà cầm quyền VN (hoặc các nhà mạng), khiến cho các nhà mạng chặn website Change.org. Tuy nhiên, gần nhất, khoảng 3 tháng trước, có lời kêu gọi ký TNT của Tiến sĩ người Anh, gốc Việt, ông Lê Trung Tĩnh (1). Ông Tĩnh - Trung Tinh Le (2), đã kêu gọi cộng đồng người Việt khắp thế giới, cùng ký tên TNT với luận chứng cụ thể : loại bỏ tư cách thành viên Thường trực Hội đồng bảo an đối với Trung Quốc, ở Liên Hiệp Quốc. Và, cách nay tuần lễ, ông tiếp tục hâm nóng sự kiện này.
Còn nhớ, năm 2011, trang Change.org đã từng bị tin tặc của Trung Quốc tấn công (3), hoặc họ tấn công hệ thống máy chủ của nhiều phi ptrường tại VN, hồi năm 2016. Giờ đây, thêm một website có 1 TNT với nội dung nhỏ, chống Trung Quốc, bởi người VN, thì lại không thể truy cập được, vì các nhà mạng VN. Rất khó thuyết phục, rằng chính quyền Trung Quốc không đứng sau vụ việc này.
Viễn thông và truyền thông là chính sách kể từ khi Nguyễn Mạnh Hùng cầm quyền cho đến giờ: Viễn thông cũng bị siết chặt, mà truyền thông cũng bị siết chặt. Sự siết chặt này, nó không phải là đơn phương từ Việt Nam, mà có cả sự phối hợp rất ăn ý, với tất cả công ty quốc tế. Nó là một thế giới khác hơn là những gì chúng ta đang nhìn thấy: Chỉ có một kẻ ác trong thế giới tử tế.
Đàm Ngọc Tuyên
Chú thích:
(1)-https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSeJ5cuOS0iQG4y_fDY42D1jcnLidOsOp9tQMSOU3Zd9xa6pdA/viewform
https://www.change.org/p/b%C3%A3i-nhi%E1%BB%87m-t%C6%B0-c%C3%A1ch-th%C3%A0nh-vi%C3%AAn-h%E1%BB%99i-%C4%91%E1%BB%93ng-b%E1%BA%A3o-an-lhq-c%E1%BB%A7a-china
(2)-http://www.vietnamcentrepoint.edu.vn/bantin/?act=n&t=3288
(3)-https://www.voatiengviet.com/a/china-hacking-04-20-2011-120276534/901075.html
Ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu trong lễ công bố thành lập Cục tác chiến không gian mạng trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt nam, ngày 8/1/2018, dưới cái nhìn 2 chiều.
Không có nhận xét nào