CHUYỆN QUÊ, CHUYỆN PHỐ: "DÂN BÂY GIỜ HỌ TINH LẮM!" Tuần rồi, nghiêng ngả trở về thăm quê, thăm Mẹ, (chút xíu nữa định đi thăm vợ t...
CHUYỆN QUÊ, CHUYỆN PHỐ: "DÂN BÂY GIỜ HỌ TINH LẮM!"
Tuần rồi, nghiêng ngả trở về thăm quê, thăm Mẹ, (chút xíu nữa định đi thăm vợ thằng bạn). Cá nhân tôi, tự hận mình cái tội chê cơm Cha, mắm Mẹ, dẫu rằng thơm ngon đến vô cùng. Nhớ những ngày tôi chưa 18+, ở quê mùa mưa âm ỉ, ướt át, mà mấy thằng cha thi sĩ, huyễn hoặc đời nhau, bảo mưa nhòe nhoẹt hồn thi cử (hay sĩ, lẻ thì phải).
Biết đúng thế không, mà có ông nhạc sĩ viết "Miền Trung mùa mưa, anh có về miền Trung mùa mưa?!". Tôi nghe ca sĩ Bảo Vân hát như mưa khóc, những ca từ này, trong một chiều lất phất, tôi đứng bên hiên người, trú vội, xứ xa.
Tôi nhíu mày nói khẽ, với người bạn đi cùng: "Bộ điên sao về miền Trung mùa mưa! Quê tao mùa mưa khổ lắm!".
Tôi không bận tâm, thằng bạn có nghe lời tôi vừa nói, bởi gió buốt rít từng cơn, trong không gian nhòe lệ ấy, tôi nhớ và như thấy, dáng gầy khắc khổ nhưng khí chất không tiều tụy của Ba tôi. Những ngày ông đạp xe cọc cạch mang áo mưa đến trường, khi con trai ông hậu đậu rồi quên. Những năm cuối thập niên 80, đầu 90s, nhà tôi còn nấu bếp bằng lá mía khô, hay trấu (vỏ lúa xay lấy gạo mà thành). Đấy là, nguyên liệu mùa nắng, còn củi mía (cây mía bị hư, được phơi khô), củi bạch đàn, củi điều (đào lộn hột), thì "tích trữ vào nhà kho", dành cho những ngày mưa bão.
Gọi nhà kho cho nó ra vẻ thiên đường cơm no củi ấm. Chứ thật ra, nhà kho là một công trình khiêm tốn vượt mức, giống như, những công trình xây dựng phục vụ công cộng, mà nhờ đảng lãnh đạo thiên tài, thành thử bị bọn con hoang của đảng rút ruột sạch. Phải gọi là con hoang của đảng, vì lẽ, đảng không và vĩnh viễn không bao giờ thơm mùi thơm những chất thải loài động vật. Quê tôi, đến bây giờ, vẫn gọi thứ đấy là cứt đó thôi, và mãi về sau, tôi có niềm tin mãnh liệt thế.
Những công trình xiêu vẹo, mục nát ngay khi chưa được xây cất, giống như nhà kho quê nhà ngày đó, có mặt khắp nơi nơi, và có tính kế thừa, truyền thống. Khiến con người ta liên tưởng đến cái gọi là "hồng phúc của dân tộc", khi con lãnh đạo phải được làm lãnh đạo. Chỉ có chút xíu bất hạnh, thật sự là bất hạnh rất nhỏ thôi, vì cho đến giờ, bò mặt người ở VN, giá tiền thua xa lơ xa lắc bò thuần túy ở Úc hay Nhật.
Tôi cố ý dài ngoằng, để làm nổi bật, cái nhà kho chưa mưa đã ướt, nên đã không hoàn thành nhiệm vụ. Tất yếu, mưa bão về, phì phò nhen nhóm được bếp lửa ngày đông, quả thật là nỗi cực hình, không riêng Ba tôi gánh chịu, và biết đến bao giờ, thôi không còn những đọa đày, tương tự thế, với người cận khổ, cận nghèo, ở xứ sở bình yên bởi huênh hoang nhờ ai đó. Chứ làm gì có nét đẹp, "một bếp lửa chờn vờn sương sớm" nếu có chăng, thì bởi tại, não trạng bị teo tóp vì thiếu ăn, thế mà làm được cái việc không tưởng, bò từ "miền Nam ra thăm lăng" của ông Minh - nơi cội nguồn của những niềm vui ngược.
Cực khổ thế, khó khăn bủa vây, nhưng Ba tôi chưa lần than thở với anh em tôi. Những ngày đông, vần nồi cơm cho ấm, là một kỳ công, trong điều kiện củi khói như thế (củi mía bị ướt, toàn lên khói, lửa đợi mùa sau). Đặc biệt, Mẹ tôi cũng chưa hề không hài lòng với quyết định thiện duyên nên nghĩa vợ chồng, cùng người đàn ông, mà gia thế lắm trâu nhiều ruộng, kha khá nhà, đã là dĩ vãng xóa nhòa. Kể từ khi, khi cây cột đèn không thể vượt biên đến Mỹ, nhưng ruộng vườn, nhà cửa, một tối đẹp trời, chúng mọc chân hồ hởi phấn khởi chạy vào hợp tác xã. Sự phấn khởi, hồ hởi của những đôi chân ấy, người ta gọi là quái thai thời đại, trường tồn, còn mãi trong tâm khảm, trong tất cả, kể cả giông giống như Người.
Mà thôi, người ta vẫn truyền tụng nhau rằng, chuyện đã qua, phải thành xưa cũ, vết thương nào chẳng thể lành da. Thực tế hẳn vậy, chứ nào đâu phải tấn trò Sơn Đông mãi võ, bịp bợm đồng bào, mà cội nguồn nghe đâu, cũng gần thôi, bên kia biên giới, tự tận Tàu. Quả thật vậy, một khi bạn xác định bên kia biên giới mới là nhà, thì hẳn cha mẹ, anh em của bạn cũng là bên kia. Thành thử, nếu bạn đang ở bên đây, có cháy hết dãy Trường Sơn, có chết đến người bên đây cuối cùng, họa hoằn bạn sẽ lấy khăn tay, đưa lên mắt, giống như là lau lệ. Sự thành tâm đến mức, nếu bạn cũng là một sử gia, viết lại câu chuyện này, chỉ mất vài giây nguệch ngoạc. Trí nhớ không dành cho sự dối trá.
Nên không lan man chuyện ngày xưa tháng cũ, bất ôn cố, đặng tri tân, kể nhau nghe chuyện quê, chuyện phố rực rỡ bây giờ. Bận về quê hôm rồi, chỉ lang thang được dăm ngày, gọi là thăm viếng người thân quen, chứ thâm tâm, dòm ngó láo liên xem mượn ít tiền xe đi vào. Hễ đứa nào con cháu ông Minh, lại không sống tình nghĩa, thật tâm như thế. Dẫu khongi nhiều, nhưng ngần ấy thời gian, vẫn nghe đâu đó khắp nơi, người dân xứ Quảng không một ai chửi rủa về những sai phạm của "Bí thư, Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi đến mức phải kỷ luật".
Mà những ông chủ chỉ đào mồ bới mả, bươi xương cốt, khi họ quả quyết, có cụm từ "phải tử hình", hay chí ít "phải tù tội", ấy vậy mà, thằng đánh máy, tay mò Coca-cola, để rồi sai. Vội vã trở về, lại vội vã xa quê, để còn hóng hớt chuyện ngày buồn phố thị. Nghe đâu, hôm nay, người ta xử, giảm án tù cho một bà mẹ đơn thân. Cũng nghe nói, họ xử cô ta cái tội dám nói tiếng Người, khi mà, nhan nhản, nhung nhúc không nói thứ tiếng ấy, vẫn ưỡn ngực "Biết bố mày là ai không? Địt mẹ! Bố mày là người đấy!". Chuyện phố còn dài, cũng nghe đồn, một vài người "bạn" của cô ấy, vật vã khóc than, thút thít trong màn mưa mũi dãi: "Huệ Như không có tội"! Thanh âm đồng vọng lại, sang sảng, dứt khoát, rành rọt: "Đứa nói chính là có tội!". Người ta bảo, tiếng rền vang giữa không trung, giữa trưa hè, vọng lại, như tiếng Thiên Lôi, vì bất cẩn vụt búa trật nơi, gầm thét giận dữ.
Hóng hớt chuyện vỉa phố, lề quê, hơi đâu người ta kiểm chứng làm chi. Hơn nữa, khi kẻ biết lý luận, thạo việc liên quan đến lò tôn, (lò gạch thuộc về Thị Nở), đã phán: "... Dân bây giờ họ tinh lắm...!"
Lan man ngày hết hạ
Cư sỹ Thích Đà Bàn
Đọc những dòng cay đắng tình " người " , tình đồng bào đâu nhỉ ? Nói chi đến đồng hương !
Trả lờiXóa" nên nghĩa vợ chồng, cùng người đàn ông, mà gia thế lắm trâu nhiều ruộng, kha khá nhà, đã là dĩ vãng xóa nhòa. Kể từ khi, khi cây cột đèn không thể vượt biên đến Mỹ, nhưng ruộng vườn, nhà cửa, một tối đẹp trời, chúng mọc chân hồ hởi phấn khởi chạy vào hợp tác xã. "
" khi bạn xác định bên kia biên giới mới là nhà, thì hẳn cha mẹ, anh em của bạn cũng là bên kia. Thành thử, nếu bạn đang ở bên đây, có cháy hết dãy Trường Sơn, có chết đến người bên đây cuối cùng, họa hoằn bạn sẽ lấy khăn tay, đưa lên mắt, giống như là lau lệ "
Nói đâu xa xăm . Nhờ cắt mạng , dân Việt mới có ngày hôm nay : Đi học là trăm thứ tiền phải đóng ! Trường công biến thành trường tư ! Nhà thương biến thành nhà ghét !
Hậu quả Mỹ -Ngụy để lại ?
Thế lực thù địch , phản động đồn thổi , dựng đứng lên thôi ?
Hãy làm , hãy đứng dậy : Dân quì cộng cưỡi cổ _ Dân đứng cộng sụp đổ !
"