Dịch thuật không thể là trả ơn tiếng Việt như cụ Dương Tường giải thích Mình rất sửng sốt là dịch giả Dương Tường lại vừa trả lời phỏn...
Dịch thuật không thể là trả ơn tiếng Việt như cụ Dương Tường giải thích
Mình rất sửng sốt là dịch giả Dương Tường lại vừa trả lời phỏng vấn báo Vnexpress.net rằng là cụ dịch truyện Kiều là để trả ơn tiếng Việt (xem >> https://vnexpress.net/duong-tuong-toi-dich-truyen-kieu-de-tra-on-tieng-viet-4132854.html).
Mình chắc là bản dịch Anh ngữ Truyện Kiều của cụ Dương Tường khá là dở, dở ở đây có nghĩa là cụ Dương Tường có đủ khả năng để dịch Anh ngữ sang Việt ngữ rất hay, nhưng cụ thật sự không đủ khả năng để dịch ngược lại hay như thế từ Việt ngữ sang Anh ngữ.
Mà điều này là rất bình thường, ví dụ như mình có thể dịch lỏm bỏm Hán ngữ sang Việt ngữ cho các bạn đọc, nhưng không có nghĩa là mình cũng có thể dịch Việt ngữ sang Hán ngữ đâu ?
Tại sao cụ Dương Tường dịch truyện Kiều dở như thế, cụ không im luôn đi cho xong, mà lại lên Vnexpress để khẳng định một lần nữa cụ dịch như thế là để trả ơn tiếng Việt nhỉ ?
Đó có là sự biện hộ rất kinh điển của những người già Việt Nam không ? Ví dụ khi họ sai gì đấy, họ không bao giờ dám nói họ sai, mà họ lại đưa ra đủ thứ lý do biện hộ cho sự yếu kém về kiến thức của họ để lấp đi sự yếu kém ấy trong mắt độc giả
Mà ngay cả ví dụ cụ đưa ra về việc cụ dịch câu thơ đầu tiên của truyện Kiều, đã cho thấy, cụ hình như đã hiểu sai ý của truyện Kiều. Cái câu "Trăm năm trong cõi người ta/ Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau" mà cụ dịch là "In the one-hundred-year span of a human life. Destiny implacably sets upon Talent" thì thật là tai hại. Theo mình hiểu, "trăm năm" ở đây là một khái niệm trừu tượng, ví như người Việt mình nói "cả trăm năm nay", là chỉ đại khái mà đúng không ? "Trăm năm" ở đây có phải là a literal one hundred year đâu mà cụ Dương Tường lại dịch là "one-hundred-year span of a human life" vậy bạn ? Mà chết người hơn nữa, là cõi người ta không hẳn chỉ là "human life" vì chữ cõi làm gì chỉ là "life" bạn nhỉ ?
Mà đáng ngờ hơn, là câu "Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau" mà cụ Dương Tường dịch là "Destiny implacably sets upon Talent" thật không biết là ra thể thống gì. Ở đây, theo mình hiểu, ý cụ Nguyễn Du là chữ Tài chữ Mệnh khéo là ghét nhau, chứ có là chữ Mệnh áp đặt lên chữ Tài đâu ta ? Cụ Dương Tường dịch như thế, không khéo người Việt lớn lên ở Mỹ lại nghĩ là các cụ già Việt Nam xưa nay, ở Việt Nam, chả có tài cán gì, chỉ nổi tiếng vì may mắn "chó ngáp phải ruồi" vì Định Mênh cách mạng lôi theo ra một đám độc giả ngu dốt để các cụ nổi tiếng dạng "ông vua chột trong một xứ mù" thôi đấy. Rõ ràng người ta nên có Tài trước đã, rồi sau đó nên tin vào Mệnh, con người không có Tài, dù có Mệnh hay không, đem quăng vô thùng rác là vừa rồi. Một người mà đã nghĩ Định Mệnh mình đã như thế, con người như thế là một con bò, chứ có phải con người đâu bạn ? Cụ Dương Tường đưa cả ý của cụ vào, làm hư cả truyện Kiều, không biết cụ có biết không ?
Mà dịch giả là dịch theo ý tác giả, chứ dịch giả có phải là đồng tác giả như cụ Dương Tường khẳng định đâu ? Dịch mà đem ý của mình vào đó là gọi là "phóng tác" đấy chứ.
Cụ Dương Tường đã dịch bao nhiêu cuốn sách, mà nay cụ khẳng định "Bản dịch là cách hiểu của tôi về Truyện Kiều, trong đó có 100% của Nguyễn Du và 100% của Dương Tường. Tôi quan niệm người dịch là đồng tác giả, phải đưa vào cái "tôi" và sự sáng tạo." thì mình chịu. Cụ giỏi đáng lẽ cụ viết Truyện Kiều của riêng cụ, chứ dịch làm gì và bỏ cả ý cụ vào nhảm nhí như thế ? Thế giới người ta cần đọc truyện Kiều của cụ Nguyễn Du, chứ có ai cần đọc truyện Kiều của Dương Tường đâu bạn nhỉ ? Mình thất vọng quá khi một dịch giả già nổi tiếng tại Việt Nam lại phát biểu linh tinh như thế.
Và đáng lên tiếng nhất là cụ Dương Tường khẳng định "Tôi không thể tra cứu từ điển hay các tài liệu, chỉ có thể dựa tất cả vào trí nhớ của mình. Thuở nhỏ, tôi ở với một bà dì. Bà không biết chữ nhưng nhớ như in Truyện Kiều, thường ngâm nga ru tôi. Vì thế, tôi đã thuộc làu làu tác phẩm. Thỉnh thoảng, học trò sang nhà tôi ngâm Kiều. Tôi trao đổi, giảng giải những đoạn Kiều tôi thích, giống như một giờ dạy Văn.". Mình thật sửng sốt, dịch truyện Kiều mà không tra cứu từ điển, thì đúng là chất lượng câu dịch của cụ nó mới tệ đến vậy, mình chưa thấy có ai dám liều về dịch thuật như thế cả.
Còn bài dịch Màu Tím Hoa Sim của cụ Dương Tường thì chắc là thua rồi (xem >> https://www.facebook.com/groups/3740991775941288/permalink/4034000986640364/)
Mình đọc bài phỏng vấn này, mình thắc mắc là như vậy dù một người Việt từ nhỏ đọc truyện Kiều, không có nghĩa là họ đã có đủ kiến thức hiểu truyện Kiều đâu đúng không ? Hiểu ở đây là hiểu ý nghĩa từng chữ và hiểu lẫn cả từng chữ Nôm nào nên được dùng. Yes, mình hỏi câu này cho những người già Việt Nam lẫn các cụ trong hội Kiều Học. Mà một người già không hiểu rõ, cũng phải ngồi xuống dưới đó học hỏi thôi đúng không ? Xin đừng nói vì họ già họ hiểu truyện Kiều hơn lớp trẻ nha
Mà sao người già Việt Nam tham lam quá vậy bạn ? Tại sao họ không chấp nhận việc họ già rồi, họ không đủ khả năng để làm việc dịch thuật hay nghiên cứu nữa, mà họ lại ráng làm, và làm bậy rồi bây giờ lại nói là "trả ơn tiếng Việt" ? Suy nghĩ như thế này có làm cho người trẻ Việt khinh không ?
Mà đã có bao nhiêu người già Việt Nam làm tan nát sử Việt vẫn còn chưa đủ hay sao ? Đến bao giờ thì thế hệ người già Việt Nam mới biến mất hết nhỉ ?
Brian
Không có nhận xét nào