Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

KHI MỘT DÂN TỘC CHỈ DỰA VÀO XIN CHO

Khi một Dân tộc chỉ dựa vào xin cho KHI MỘT DÂN TỘC CHỈ DỰA VÀO XIN CHO Khi Đặng Tiểu Bình nói mèo trắng hay đen gì cũng được, m...

Khi một Dân tộc chỉ dựa vào xin cho
KHI MỘT DÂN TỘC CHỈ DỰA VÀO XIN CHO

Khi Đặng Tiểu Bình nói mèo trắng hay đen gì cũng được, miễn là bắt được chuột.  Đó là lúc họ Đặng thuyết phục trong đảng đi theo đường lối thực dụng để cứu nền kinh tế csTQ ra khỏi cơn suy thoái. Điều này, cũng đúng với chính quyền Hoa Kỳ trong chiến lược ngoại giao với csVN. Đó là, bất kể Dân chủ hay Cộng sản, miễn là đồng minh với Mỹ thì “OK”.

Trong suốt nhiều đời Tổng Thống (TT) Mỹ, từ Cộng Hoà sang Dân Chủ. Các TT Hoa Kỳ đều hoạch định chính sách ngoại giao, đối với csVN trên quan điểm vì quyền lợi của Mỹ. Đời TT Dân chủ, Bill Clinton, Mỹ đã bình thường hoá quan hệ kinh tế với csVN, bãi bỏ lệnh cấm vận và tạo điều kiện cho csVN hội nhập vào thị trường thế giới. Đời TT đảng Cộng Hoà, George W. Bush, Mỹ đã giúp cho csVN tham gia WTO, trở thành hội viên của APEC. Riêng Barack Obama, ông TT đảng Dân chủ đã quyết định bãi bỏ một phần lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương cho Hà Nội, mặc cho thành tích Nhân quyền tồi tệ. Riêng TT Donald Trump, dù chỉ cầm quyền mới có vài tháng, ông đã tiếp Thủ tướng csVN tại Hoa Thịnh Đốn. 

Nhìn lại các đời Tổng Thống của Mỹ, và các chiến lược ngoại giao của Hoa Kỳ đối với CSVN, có thể xác định là mặc dù Mỹ cổ vỏ cho các giá trị nhân quyền, tự do và dân chủ. Nhưng các giá trị này không thể đánh đổi được quyền lợi chiến lược của Mỹ. Trước sự vi phạm nhân quyền trầm trọng của CSVN, trước đề nghị của Uỷ Hội Quốc Tế Tự do Tôn giáo đưa csVN vào danh sách các nước đàn áp tôn giáo. Các chính quyền Mỹ, qua nhiều đời TT, bất kể Cộng Hoà hay Dân Chủ, đều vẫn không thay đổi chính sách đối với csVN. Đó là khai dụng vai trò csVN để cầm chân csTQ, hay vận động Hà Nội, trở thành con cờ của Mỹ ở điạ bàn Đông Nam Á.

TT Trump là nguời thực tiển, các giá trị Nhân quyền hay Dân chủ cho Việt Nam không quan trọng đối với TT. Trump. Quan hệ ngoại thương năm 2016 hơn 648 tỷ đollars giữa Mỹ với Trung Cộng, so với 45 tỷ đollars đối với Việt Nam. Bên nặng bên nhẹ đã thấy rỏ.

Với một Tổng Thống rất thực dụng, thì lợi nhuận cho Mỹ là trên hết. Trên quan điểm đó, csVN không có khả năng mang lại lợi ích kinh tế cho Mỹ. Vì vậy, có thể nói là, bình diện đối tác chiến lược, Mỹ Việt chỉ có thể diễn ra ở lãnh vực quân sự. Việt Nam cần Mỹ hiện diện ở biển Đông để làm đối trọng với chính sách bành trướng của Trung Cộng. Ngược lại Mỹ cần Việt Nam trở thành con tốt để ngăn chận ảnh hưởng của Bắc Kinh. Mặc cho các tin đồn về sự trở lại của Mỹ ở biển Đông, cụ thể là csVN có thể cho Mỹ sử dụng cảng Cam Ranh. Trên thực tế, Hà Nội ở vị thế trên đe dưới buá. Trước áp lực của Trung Cộng, Hà Nội sẽ không dám để lực lượng quân đội Mỹ hiện diện lâu dài tại Cam Ranh. Hà Nội muốn Mỹ làm vai trò anh cả để che chở trước sự lấn ép của bà chị Trung Cộng. Nhưng Hà Nội cũng sợ bà chị Trung Cộng cho một cái tát vào mặt, nếu dám đưa quân Mỹ vào nhà. Vì theo Trung Cộng, Việt Nam coi như là sân sau của họ. 

Bỏ đi các yếu tố Nhân quyền, Dân chủ, hay Cộng sản. Vai trò Việt Nam, đối với Mỹ, cả về kinh tế lẫn quân sự chưa phải là khẩn cấp. Vì vậy, cho dù Hà Nội có đi dây trong chính sách ngoại giao giữa Mỹ và Trung Cộng, thì tiếng nói và áp lực của Trung Cộng, vẫn hơn Mỹ trong nhiều lãnh vực. Nói cách khác, csVN đang dẩy dụa trước nanh vuốt của Bắc Kinh, trong khi Hoa Thịnh Đốn thì còn đang bận bịu giải quyết các việc quan trọng khác.

Tình hình đấu tranh Dân chủ và Nhân quyền cho VN không thể phụ thuộc vào chiến lược ngoại giao giữa Mỹ-Việt. Trong quá khứ, csVN chỉ nhượng bộ về mặt Nhân Quyền nếu có áp lực mạnh mẽ của Mỹ. Và sự nhượng bộ này chỉ ở tầm vóc chiến thuật, không phải là chính sách lâu dài. Thực tế, các giá trị Nhân quyền, Dân chủ chỉ là những mỹ từ dùng để mặc cả giữa hai nước, không phải là yếu tố căn bản trong quan hệ ngoại giao Mỹ Việt. Do đó, đặt kỳ vọng vào Mỹ làm áp lực đối với csVN để có thể thay đổi tình hình chính trị VN là điều không tưởng. Không phủ nhận áp lực của Mỹ đối với csVN về một số lãnh vực. Nhưng khi Mỹ cần giữ con tốt, thì các áp lực về nhân quyền, chỉ mang tính tượng trưng. Nếu có một TT Mỹ thật sự quan tâm về tình hình chính trị VN, thì cũng không làm gì hơn được. 

Trong lần gặp trực tiếp TT Bush, cuộc gặp gần 45 phút với 4 người khác; tôi đã không bỏ cơ hội để hỏi thẳng;

- Thưa TT làm gì Mỹ có thể giúp VN thoát khỏi chế độ cộng sản?

Ông George W. Bush nói ngay lập tức, mà không cần hỏi bất cứ ai trong Hội đồng ANQG;

- Nếu dân Việt Nam không làm gì hết thì chúng tôi cũng không thể giúp được gì.

Tương lai Dân chủ cho Việt Nam không nằm trong chiến lược ngoại giao Mỹ-Việt. Tương lai Dân chủ cho VN nằm chính ở sự đấu tranh của các lực lượng Dân chủ, sự lớn mạnh của Phong trào Xã hội Dân sự, và sự nổi dậy của hàng triệu triệu nạn nhân của chế độ độc tài.

Khi một dân tộc chỉ dựa vào xin cho, để cầu mong ngoại bang thay đổi vận mệnh chính trị. Dân tộc đó khó có được các giá trị mà nhân loại đã hy sinh, đổ máu để có. Nói cách khác, Tự do hay Chủ quyền lãnh thổ không thể xin cho, ban phát từ Ngoại bang hay từ chế độ Độc tài, Toàn trị; mà phải tự đấu tranh bằng chính mồ hôi, nước mắt và máu. 

Đỗ T. Công



Không có nhận xét nào