LÀM SAO CHIẾN THẮNG ĐỢT DỊCH MỚI? 1/ Phải chăng dịch chỉ xuất hiện lại tại Đà Nẵng và Quảng Ngãi? Câu trả lời đương nhiên là: Không. ...
LÀM SAO CHIẾN THẮNG ĐỢT DỊCH MỚI?
1/ Phải chăng dịch chỉ xuất hiện lại tại Đà Nẵng và Quảng Ngãi? Câu trả lời đương nhiên là: Không.
(a) Các ca bệnh Covid-19 mới được phát hiện tại Đà Nẵng và Quảng Ngãi đều chưa tìm ra nguồn lây (F0). Bệnh nhân được chẩn đoán rất muộn, sau 1-2 tuần kể từ khi có biểu hiện lâm sàng rõ. Trong thời gian ủ bệnh và nhiều ngày phát bệnh mà chưa được chẩn đoán, bệnh nhân đã tiếp xúc rộng rãi với nhiều người, ở nhiều nơi.
(b) Ca bệnh F0 vẫn chưa được tìm thấy. Những bệnh nhân mới được phát hiện không phải là những người tiếp xúc duy nhất với ca bệnh này. Ngoài ca bệnh F0 đó, có thể còn nhiều ca bệnh F0 khác, đi vào cộng đồng từ những con đường khác nhau, như nhập cảnh bất hợp pháp, hoặc kẽ hở trong nhập cảnh, xét nghiệm và cách ly tập trung...
(c) Những ca mới phát này là một biến thể mới của virus Sars-Cov-2, chưa hề xuất hiện ở Việt Nam trong đợt dịch trước. Biến thể này có khả năng xâm nhập mạnh hơn và gây biểu hiện lâm sàng nặng hơn. Đây là điều đáng lo, cả cho công tác dự phòng và điều trị bệnh.
(d) Trong mấy tháng không có bệnh nhân mới, nhịp sống xã hội trở lại bình thường, không có cảnh báo hay hạn chế của chính quyền hay ngành chức năng, nên những người phơi nhiễm đã mang virus đi mọi nơi trong nước, không chừa đâu cả.
(e) Hôm nay 27/7, có 11 ca nhiễm Covid-19 mới được phát hiện tại Bệnh viện Đà Nẵng, trong đó có 7 bệnh nhân và 4 nhân viên y tế của bệnh viện này. Như vậy, Bv Đà Nẵng đã thực sự là một ổ dịch lớn. Đồng thời, tỉnh Quảng Nam cũng có 2 ca nghi ngờ nhiễm bệnh, đang chờ kết quả xét nghiệm của viện Pasteur Nha Trang.
(f) Do đó, khống chế dịch không cho lan ra khỏi Đà Nẵng và Quảng Ngãi là điều không khả thi. Và hiện tại, mọi địa phương trong nước đều có thể đã có người nhiễm Covid-19 trong cộng đồng mà chưa được phát hiện.
2/ Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là ngăn dịch lan rộng bằng biện pháp giãn cách xã hội; xét nghiệm rộng rãi trong cộng đồng; kiểm soát đường xâm nhập từ bên ngoài; và phong toả/ dập gọn từng ổ dịch mới.
(a) Thực hiện triệt để các biện pháp vệ sinh cá nhân phòng chống lây nhiễm trên toàn quốc, như đeo khẩu trang nơi công cộng và rửa tay thường xuyên. Tất cả mọi địa phương đều phải sẵn sàng tốt nhất và tích cực triển khai các biện pháp phòng chống dịch. Giãn cách xã hội nên được triển khai ngay khi địa phương nào có xuất hiện ca bệnh mới. Thực hiện cách ly tập trung chặt chẽ và an toàn, tránh nguy cơ lây nhiễm trong thời gian cách ly tập trung.
(b) Xét nghiệm bệnh rộng đối với những đối tượng tiếp xúc với nguồn bệnh, những người có biểu hiện lâm sàng nghi ngờ viêm đường hô hấp và cả những người lo lắng vì tiền sử tiếp xúc không rõ ràng của mình. Nên khuyến khích người dân đi xét nghiệm tự nguyện, nên miễn phí và nên hoan nghênh tinh thần tự giác của họ, chứ không nên có thái độ “săn lùng” các ca bệnh. Làm như vậy, người dân sẽ khó hợp tác tốt với cơ quan y tế. Nếu chưa phát hiện ra bệnh, thì không nên bắt họ cách ly tập trung, mà chỉ nên cách ly ở nhà.
(c) Mọi cơ sở và nhân viên y tế cần được tập huấn đầy đủ về phát hiện ca nghi ngờ nhiễm Covid-19, tránh bỏ sót đáng tiếc như những ca bệnh vừa qua. Các cơ sở y tế nên giải phóng sớm các bệnh nhân có thể xuất viện và có thể điều trị ở nhà, để giảm tải hệ thống y tế và sẵn sàng đón nhận lượng lớn bệnh nhân Covid sẽ nhập viện trong thời gian tới.
(d) Phong toả và xử trí triệt để các ổ dịch mới phát là hết sức quan trọng. Nên phong toả theo khu vực có thể cách ly tốt, như các bệnh viện, các làng, xã, thị trấn, thành phố và các tỉnh, theo phương thức phong toả khu vực nhỏ nhất có thể, để đạt hiệu quả và tránh ảnh hưởng lớn đến nhịp sống xã hội.
(e) Kiểm soát các đường xâm nhập virus từ bên ngoài càng phải chặt chẽ hơn, chú trọng các đường xâm nhập bất hợp pháp, đường xâm nhập thông qua các khu kinh tế được miễn thị thực và đặc biệt là dòng người Việt tại các vùng dịch đang được đưa về nước.
(f) Cuối cùng, Chính phủ và ngành y tế cần kịp thời triển khai các giải pháp có hiệu quả, để chủ động kiểm soát và khống chế đà lan rộng của dịch. Người dân cả nước cần bình tĩnh, sáng suốt tự bảo vệ mình và chấp hành nghiêm mọi hướng dẫn y tế của Chính phủ, góp phần hạn chế gánh nặng xã hội. Chỉ có như vậy, cả nước ta mới tạo được sức mạnh tổng hợp, đẩy lùi đại dịch nguy hiểm này.
Nguyễn Hữu Toàn
Tất cả chỉ là kịch bản . Làm theo lệnh của tình báo Hoa Nam . Cách ly , giãn dân chỉ là cách để nói lên virus mới hãy còn đó nhá , nguy hiểm lắm đấy, không nên đi bầu ... mà nên bầu bằng mail qua bưu điện.
Trả lờiXóaThật ra , chưa ai rõ nó lây lan ra làm sao ? Chết chóc ra sao ? Thống kê cho biết đa phần là ông già bà lão và những người mang sẵn tiền bệnh như tiểu đường , thận , tim mạch ...
Ngoài ra , toàn là Ông nói gà bà nói vịt , hết chuyện nhờ chủng ngừa lao , đến loại máu O , nay lại dùng thuốc chống cao mỡ máu giúp cúm đang nặng thành nhẹ ....
Bố láo hết , nhưng hỏi , ai dám mang sinh mạng mình ra đánh đố ???
Hãy nhìn Sweden , Thụy điển , từ đầu mùa tới giờ , học sinh vẫn đi học , dân không đeo khẩu trang , không cách ly , không phong toả ...
Con số người bị bệnh , dương tính tính hôm nay là 78997 ; số bị chết 5697 người . Với dân số xấp xỉ 10 triệu .
So với Michigan của Mỹ , cũng dân số gần như nhau , nhưng Michigan nào cách ly , nào giãn dân , nài bắt đeo khẩu trang .... nhưng số người bị dương tính và chết vẫn cao hơn Thụy điển ! Michigan cho tới hôm nay , dương tính 85622 , số người chết vì cúm 6400 người .
VN đất hẹp người đông , mật độ cao hơn nhiều so với Michigan và Thụy điển , đương nhiên y khoa y tế kém hơn nhiều .... nhưng số người chết và bị dương tính là bao nhiêu ?
Tóm lại , chẳng có gì cả , tất cả là kịch bản là hù dọa .... là làm theo lệnh Đại Háng để trả thù ông Trump ra đòn mà thôi .
100 ngày sẽ qua mau , màn kịch phải hạ màn ... không lẽ diễn mãi , quá nhàm . Cũng như Ebola , sớm nở tối tàn , trăm chuyện xảy ra ngày hôm nay trên thế giới là nhờ tay trong của Tập xập xình : WHO !!!